Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Robust adaptive nonlinear control of uncertain time varying nonlinear systems
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
52(4): 69 - 71 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
1
MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐIỀU CHỈNH THAM SỐ TRONG GIẢI THUẬT DI TRUYỀN
Vũ Mạnh Xuân (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên),
Lê Quang Hùng, Lê Thị Thuỷ (Khoa Công nghệ thông tin – ĐH Thái Nguyên)
Tóm tắt.
Giải thuật di truyền với các toán tử chọn lọc, lai ghép, đột biến là giải thuật tìm kiếm lời giải của bài toán mô
phỏng quá trình tiến hoá tự nhiên. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một số kỹ thuật hiệu chỉnh tham số của giải
thuật ngay trong quá trình tiến hoá.
Mở đầu
Giải thuật di truyền (GA - Genetic Algorithm)
thực hiện việc tìm kiếm lời giải dựa trên sự mô
phỏng quá trình tiến hoá của tự nhiên. GA sử dụng
các toán tử chọn lọc (Selection), lai ghép
(Crossover), đột biến (Mutation) và các tham số
khác như kích cỡ quần thể, xác suất lai ghép, xác
suất đột biến. Tự thích nghi là một đặc tính quan
trọng của tự nhiên và lẽ tất nhiên cũng được sớm
quan tâm trong giải thuật di truyền. Điều chỉnh các
tham số của giải thuật ngay trong quá trình tiến hoá
là một trong những vấn đề được chú ý và phát triển.
Kích cỡ quần thể (Population Size) là tham số đầu
tiên cần chú ý, nếu kích cỡ quần thể quá nhỏ thì
tính đa dạng của quần thể bị hạn chế; còn nếu quá
lớn sẽ hao phí tài nguyên của máy tính và làm
chậm quá trình. Trong hầu hết các nghiên cứu về
GA người tathường chọn kích cỡ là một số cố định
trong suốt quá trình thực hiện. Gần đây, giải thuật
di truyền mã hoá số thực RCGA (Real-Coded
Genetic Algorithm) phát triển mạnh và một số giải
pháp biến đổi kích cỡ quần thể được giới thiệu [1],
[2], với cách tiếp cận chủ yếu dựa trên cơ chế định
tuổi của cá thể. Bài báo này đề xuất một vài kỹ
thuật điều chỉnh kích cỡ quần thể trong quá trình
thực hiện giải thuật dựa trên độ thích nghi trung
bình của quần thể.
1. Một số kết quả liên quan
GAVaPS (Genetic Algorithm with Varying
Population Size) được giới thiệu bởi Arabas,
Michalewicz và Mulawka năm 1994. Thuật toán
này biến đổi kích cỡ quần thể dựa trên độ tuổi của
cá thể. Cụ thể là cá thể khi sinh ra được gắn với độ
tuổi (age) và thời gian sống (lifetime), sau mỗi
bước tạo sinh, độ tuổi này được tăng lên và khi
đến ngưỡng thì cá thể đó sẽ bị đào thải [1].
APGA (Genetic Algorithm Adaptive Population
Size) được giới thiệu bởi Back, Eiben và van de
Vaart năm 2000. Thuật toán này cũng sử dụng độ
tuổi của cá thể song việc chọn lọc tạo sinh duy trì
phần tử ưu tú. Cơ chế đánh giá thời gian sống
(lifetime) của cá thể mềm dẻo hơn bởi việc đánh
giá thời gian duy trì cá thể (RLT – Remaining
LifeTime) và chiến lược chọn lọc tạo sinh có tính
tinh hoa [1], [2].
2.Thay đổi kích cỡ quần thể dựa trên độ thích
nghi trung bình
Chúng tôi đề xuất một kỹ thuật biến đổi kích
cỡ quần thể ngay trong quá trình tiến hoá dựa trên
độ thích nghi trung bình của quần thể. Với kỹ
thuật này ta sử dụng thêm một tham số là độ thích
nghi trung bình của quần thể. Độ thích nghi trung
bình của quần thể được tính theo công thức sau:
popsize
eval v
AverageFitness i
i
PopulationSize
1
trong đó PopulationSize là kích cỡ quần thể, vi
là các cá thể trong quần thể tại thế hệ hiện tại, hàm
eval là hàm lượng giá. Thuật toán cụ thể như sau:
procedure BaseOnAverageFitness{
Khởi tạo quần thể;
startpopsize=popsize;
Tính độ thích nghi của các cá thể eval (vi);
Tính AverageFitness;
While (chưa thỏa điều kiện dừng) do
Begin
Lựa chọn ngẫu nhiên 2 cá thể P1 và P2 trong quần
thể ;