Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp cho học sinh lớp 9 thông qua giải toán quĩ tích và dựng hình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bạch Phương Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 185 - 189
185
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH LỚP 9
THÔNG QUA GIẢI TOÁN QUĨ TÍCH VÀ DỰNG HÌNH
Bạch Phương Vinh*
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phân tích và tổng hợp là những thao tác tư duy cơ bản, đóng vai trò nền tảng trong hoạt động trí
tuệ của học sinh. Việc tìm lời giải và khai thác bài toán quĩ tích và dựng hình vừa là mục đích vừa
là phương tiện cho HS rèn luyện các thao tác tư duy. Vì vậy, để phát triển trí tuệ và tư duy sáng tạo
cho HS cần coi trọng việc rèn luyện cho HS năng lực phân tích tổng hợp thông qua giải toán quĩ
tích và dựng hình.
Từ khóa: phân tích, tổng hợp, hoạt động trí tuệ, quỹ tích, dựng hình
PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
*
“Phân tích là dùng trí óc chia cái toàn thể ra
thành từng phần, hoặc tách ra từng thuộc tính
hay khía cạnh riêng biệt nằm trong cái toàn
thể đó”; “Tổng hợp là dùng trí óc hợp lại các
phần của cái toàn thể, hoặc kết hợp lại những
thuộc tính hay khía cạnh khác nhau nằm
trong cái toàn thể đó” [1, tr 16].
Phân tích và tổng hợp không tách rời nhau,
chúng là hai mặt đối lập của một quá trình
thống nhất: Trong phân tích đã có tổng hợp,
phân tích một cái toàn thể đồng thời là tổng
hợp các phần của nó vì phân tích một cái toàn
thể ra từng phần cũng chỉ nhằm mục đích làm
bộc lộ ra mối liên hệ giữa các phần của cái
toàn thể ấy; phân tích một cái toàn thể là con
đường để nhận thức cái toàn thể sâu sắc hơn.
Sự thống nhất của quá trình phân tích - tổng
hợp còn được thể hiện ở chỗ: cái toàn thể ban
đầu (tổng hợp I) định hướng cho phân tích,
chỉ ra cần phân tích mặt nào, khía cạnh nào;
kết quả của phân tích là cái toàn thể ban đầu
được nhận thức sâu sắc hơn (tổng hợp II).
Các thao tác phân tích - tổng hợp có mặt
trong mọi hoạt động trí tuệ như: tương tự,
khái quát hoá, đặc biệt hoá và tổng quát hoá...
Do đó, trong mọi khâu của quá trình học tập
toán học, đặc biệt trong hoạt động giải toán
năng lực phân tích và tổng hợp luôn luôn là
một yếu tố quan trọng giúp HS nắm vững
kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến
thức một cách sáng tạo.
*
Tel: 0912748888
RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH
BÀI TOÁN TÌM CÁCH GIẢI
Việc giải các bài toán là một quá trình mò
mẫm, tìm tòi dựa trên hiểu biết của người giải
toán. Có người phải mày mò rất lâu, xét thử
nhiều trường hợp mới tìm ra cách giải, lại có
người tìm được cách giải bài toán một cách
nhanh chóng. Như vậy, bí quyết tìm được lời
giải chính xác và phương pháp giải nhanh gọn
được tất cả HS quan tâm và tìm lời giải đáp.
Theo chúng tôi con đường mà HS phải trải
qua và có tầm quan trọng rất lớn trong quá
trình đi tìm phương pháp giải bài toán, đó là
khả năng phân tích bài toán tìm cách giải.
HS cần tập luyện khả năng phân tích bài toán
thành từng bộ phận hoặc thành những bài
toán đơn giản hơn; phân tích các điều kiện
của bài toán và bằng cách biến đổi bài toán,
mò mẫm, dự đoán thử các trường hợp có thể
xảy ra, xét truờng hợp đặc biệt của bài toán,
xét bài toán tương tự hay tổng quát hơn...để
có thể nghĩ đến những bài toán liên quan và
đưa bài toán về dạng quen thuộc.
Ví dụ 1. Cho đường thẳng AB và hai điểm C,
P không nằm trên AB tìm trên đường thẳng
AB một điểm M sao cho AMC 2 BMP · ·
=
• Phân tích bài toán, tìm cách giải
Phân tích điều kiện của bài toán (cái toàn thể)
ta thấy hai điểm C, P không nằm trên đường
thẳng AB nên chúng có thể ở về hai phía đối
với đường thẳng AB hoặc ở cùng một phía đối
với đường thẳng AB. Do đó, khi tìm lời giải
của bài toán phải chia bài toán (chia cái toàn
thể thành hai bộ phận) thành hai trường hợp: