Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn Chữ Cho Học Sinh Bậc Tiểu Học 2012 -216.Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học
Giáo viên: Trần Thị Mai Trường: Tiểu học Nam Phong
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của
con người. Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại , truyền bá
toàn bộ kho trí thức của nhân loại. Chẳng những vậy con người còn coi chữ viết
như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy
con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó, đẹp cho con người.
Ngoài ra, chữ viết còn góp phần trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học
sinh, như: tính cẩn thận, tính kỷ luật, khiếu thẩm mĩ... Nét chữ nết người giống
như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết
người: dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn
luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”.
Từ năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc
tổ chức thi viết đẹp hàng năm cho giáo viên và học sinh Tiểu học. Cho đến nay
đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. Ngày
14/6/2002, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết
(QĐ31). Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết.
Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh chính là trăn trở của
người giáo viên. Bên cạnh đó người xưa đã từng đúc rút khái quát về mối liên hệ
giữa nét chữ với tính cách, tâm hồn con người qua câu: “Nét chữ nết người”.
Quả thực, nhìn nét chữ viết của một người, người ta có thể phần nào phỏng đoán
được tính cách, tâm hồn của chủ nhân những nét chữ ấy.
Trong thực tế, hiện nay chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người
thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì
cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng.
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học
Giáo viên: Trần Thị Mai Trường: Tiểu học Nam Phong
2
Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh
viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay, học sinh lựa chọn đủ
các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình
hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá
nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ
viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu
để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt
chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa
tuổi học sinh lớp 1.
Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc –
học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ
đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn.
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch
sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin
vào tương lai con trẻ.
Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho
trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của
các thầy giáo, cô giáo.
Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy
học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết
chữ đẹp của học sinh.
Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về
chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt
được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên
bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học
khác… Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết
từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học
Giáo viên: Trần Thị Mai Trường: Tiểu học Nam Phong
3
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Một số phương pháp nhằm nâng cao
chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học. Với hi vọng giúp học sinh tự tin
trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập bên cạnh đó giáo dục và hình thành
cho học sinh nhân cách, đạo đức con người mới, con người xã hội chủ nghĩa
thông qua việc rèn luyện chữ viết.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số phương pháp luyện chữ đối với học sinh tiểu học ở trường
tiểu học Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
III. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1.1. Nghiên cứu cơ sở tâm lý học học sinh tiểu học. Nghiên cứu cơ sở ngôn
ngữ học.
1.2. Điều tra thực trạng dạy và học của công tác rèn chữ ở tiểu học.
1.3. Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho
học sinh ở tiểu học.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu ở lớp 2A và các học sinh tham gia luyện thi chữ đẹp
cấp thành phố, tỉnh của trường tiểu học Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp tổng hợp không vấn đề lý thuyết: Nghiên cứu giáo trình
tâm lý học, giáo dục học.
2. Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: phỏng vấn giáo viên dạy, cán bộ quản
lý nhà trường.
3. Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.
4. Phương pháp phân tích tài liệu.
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học
Giáo viên: Trần Thị Mai Trường: Tiểu học Nam Phong
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Cơ sở lý luận:
Trên cơ sở học sinh biết viết các mẫu chữ thường và chữ hoa theo đúng quy
định về hình dáng, kích cỡ (vừa và nhỏ), thao tác viết (đưa bút) theo đúng quy
trình viết. Biết viết các cụm từ ứng dụng của từng bài. Từ đó hình thành cho các
em kỹ năng viết chữ, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo, ham hiểu biết
và hứng thú viết chữ đẹp.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Học sinh Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn hạn chế. Ở lớp 1 các
em mới được làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ. Lên lớp 2, các
em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các cụm từ, câu thơ
ứng dụng, kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng cỡ vừa và nhỏ kĩ
hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm nền móng cho các
lớp trên.
II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH.
Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ tại lớp 2A và các học sinh tham
gia luyện thi chữ đẹp cấp thành phố, tỉnh của trường tiểu học Nam Phong với
nội dung sau:
- Khảo sát thống kê một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết;
- Khảo sát khả năng nhận thức của học sinh;
- Tiến hành quan sát tư thế ngồi viết, cách thức cầm bút của học sinh.
Qua quá trình khảo sát với 52 học sinh, nhận thấy tới 70% học sinh mắc
một trong các lỗi sau: thiếu nét; thừa nét; sai nét; khoảng cách; sai dấu; sai mẫu
chữ; sai cỡ chữ; sai chính tả; sai trình bày; sai tốc độ. Cá biệt có học sinh còn
mắc nhiều lỗi trong các lỗi kể trên. Có tới trên 50% học sinh ngồi viết không
đúng tư thế và cầm bút sai cách.
Như vậy, qua khảo sát tỷ lệ học sinh mắc lỗi khi viết còn khá cao. Một
trong những lý do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình, các
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học
Giáo viên: Trần Thị Mai Trường: Tiểu học Nam Phong
5
em chưa chăm chỉ nghe cô giáo giảng. Vì vậy, là giáo viên chúng ta phải biết
được đặc điểm của từng em phát huy những mặt tích cực, khắc phục những lỗi
mà các em thường mắc phải. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ
nhàng và thích thú. Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học
sinh thích học.
*Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp của học sinh.
- Về phía giáo viên:
Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người
giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
viết chữ đẹp hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều nguyên nhân
từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp.
+ Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy
1 số ít giáo viên viết đẹp, đúng mẫu chữ.
+ Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ tập viết
chưa hướng dẫn kĩ càng trong các tiết học khác.
+ Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. Chưa giúp học sinh nắm các nét
cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết….trong các tiết luyện viết mà chỉ
cần nhấn mạnh về độ cac con chữ.
+ Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo từng đối tượng học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Nguyên nhân chủ yếu do học sinh chưa nắm được các nét cơ bản cấu
tạo chữ ghi âm, vần, tiếng, dấu thanh chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, quy
trình nối các nét trong chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao.
+ Một số em chưa biết cách cầm bút và ngồi học đúng tư thế.
+ Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong
việc rèn chữ viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu.
+ Vẫn còn một số học sinh chưa nghiêm túc nghe giảng lúc đầu, các em
chưa cẩn thận khi viết, các em muốn viết nhanh để hoàn thành bài viết nhằm ghi
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh tiểu học
Giáo viên: Trần Thị Mai Trường: Tiểu học Nam Phong
6
“ thành tích” với giáo viên và các bạn. Một số học sinh đồ dùng học tập còn
thiếu , một số học sinh mắc bệnh về mắt.
+ Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sức
khỏe, đồ dùng học tập , bên cạnh còn có một số em hay ra mồ hôi tay.
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN
CHỮ
1. Sử dụng phương pháp phân tích nguyên nhân và hướng dẫn cách
khắc phục
- Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại,
tôi đã thường xuyên nhắc để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm,
đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh
vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì
thêm vào cho đủ.
- Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu,
nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Với lỗi này tôi
đã hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó.
- Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay
quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi
bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách
khắc phục là tôi thường xuyên nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi
bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm). Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh
hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay.
- Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút,
không viết liền mạch, đưa tay không đều. Với lỗi này tôi hướng dẫn học sinh kĩ
thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ
trong một chữ dựa vào kích chữ cỡ của con chữ và kĩ thuật nối giữa các con
chữ; Khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (3/4 ô vuông đơn
vị = 1 con chữ o). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.