Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Răng hàm mặt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT
RĂNG HÀM MẶT
THÁI NGUYÊN - 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT
RĂNG HÀM MẶT
Chủ biên: ThS. Nông Ngọc Thảo.
Tham gia biên soạn:
1. TS. Nguyễn Đình Trân
2. ThS. Nông Ngọc Thảo
3. ThS. Lê Ngọc Uyển
4. ThS. Hoàng Tiến Công.
5. ThS. Nguyễn Văn Ninh
6. TS. Lê Thị Thu Hằng
7. Bs. Lưu Thị Thanh Mai
Thư ký biên soạn: Bs. Lưu Thị Thanh Mai
THÁI NGUYÊN - 2008
Lời nói đầu
Trong khi chờ đợi bộ sách giáo khoa chuẩn hoá, thống nhất dùng cho sinh viên
hệ Bác sỹ đa khoa trong cả nước. Bộ môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y khoa -
Đại học Thái Nguyên đã biên soạn tập giáo trình này, bao gồm những kiến thức cơ
bản cần thiết cho sinh viên hệ Bác sỹ đa khoa học môn Răng Hàm Mặt.
Để biên soạn được một tập giáo trình vừa cập nhật những thông tin mới nhất
trong lĩnh vực chuyên khoa, vừa phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều người.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận
được sự thông cảm và những ý kiên đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau được
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 06 năm 2008
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT
RĂNG VÀ BỘ RĂNG
MỤC TIÊU
1. Nêu được sự hình thành và phát triển của răng
2. Nêu được cấu tạo giải phẫu và tổ chức học của răng
3. Trình bày được số lượng, công thức, cách ghi ký hiệu răng
4. Nêu được các tai biến do mọc răng và các hình thái lệch lạc răng
NỘI DUNG
1. Sự hình thành phát triển của răng
Quá trình mọc răng gồm 5 giai đoạn, mầm răng sữa được hình thành từ thời kỳ
bào thai, mầm răng vĩnh viễn được hình thành từ sau khi đẻ.
Giai đoạn 1: Cơ quan tạo men bắt đầu hoạt động và hình thành thân răng.
Giai đoạn 2: Hình thành chân răng, chân răng dài dần và đẩy thêm răng lên cao.
Giai đoạn 3: Là hiện tượng mọc răng trên lâm sàng, răng bắt đầu nhú ra khỏi lợi
Giai đoạn 4: Răng tiến tới chạm với răng ở hàm đối diện hình thành khớp cắn
(khớp nhai).
Giai đoạn 5: Là giai đoạn bù lại chiều cao bị mòn trong quá trình ăn nhai.
Quá trình mọc răng là sự kết hợp của nhiều yếu tố:
- Sự di chuyển của thân răng.
- Sự phát triển của xương hàm
- Sự phát triển của tổ chức vùng quanh răng.
Quá trình mọc răng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Sự thay đổi của sinh lý và nội tiết.
- Yếu tố dinh dưỡng
- Sinh tố và các chất khoáng, đặc biệt là các yếu tố vi lượng.
4
Sự di chuyển của răng chủ yếu theo trục, đồng thời có sự xoay và di chuyển
ngang.
2. Số lượng, công thức, ký hiệu răng
2.1. Số lượng
Người ta mọc răng 2 lần trong đời, đầu tiên là răng sữa, sau đó là răng vĩnh viễn.
Hàm răng sữa có 20 răng, mỗi cung hàm có 5 răng là các răng I, II, III, IV, V.
Hàm răng vĩnh viễn có từ 28 đến 32 răng, mỗi cung hàm có từ 7 đến 8 răng là các
răng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
2.2. Công thức
Răng sữa:
2.3. Ký hiệu :
Có 2 cách ký hiệu
Cách l: Dùng móc vuông để biểu thị cho 4 cung răng.
Hai hàm trên và dưới được chia đôi bởi đường giữa thành 4 khu.
Trên phải Trên trái
Dưới phải Dưới trái
Răng sữa: Biểu thị bằng số La Mã
V, IV, III, II, I I, II, III, IV, V
V, IV, III, II, I I, II, III, IV, V
5
Răng vĩnh viễn: Biểu thị bằng số Ả rập
8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Cách 2: Dùng số kép để biểu thị cho 4 cung răng.
Răng vĩnh viễn:
18, 17, 16, 15, 14, 13, 12, 11 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
48, 47, 46, 45, 44, 43, 42, 41 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38
Răng sữa:
55, 54, 53, 52, 51 61, 62, 63, 64, 65
85, 84, 83, 82, 81 71, 72, 73, 74, 75
Trong mỗi cặp số, số đầu tiên biểu thị tên cung răng, số thứ hai biểu thị tên răng,
khi dùng ký hiệu này thường bỏ móc vuông đi.
Ví dụ: Răng sữa:
Hàm trên bên phải: 51, 52, 53, 54, 55
Hàm trên bên trái: 61, 62, 63, 64, 65
Hàm dưới bên trái: 71, 72, 73, 74, 75
Hàm dưới bên phải: 81, 82, 83, 84, 85
Răng vĩnh viễn:
Hàm trên bên phải: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Hàm trên bên trái: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Hàm dưới bên trái: 31, 32, 33. 34. 35. 36, 37, 38
Hàm dưới bên phải: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48
6
Hình 2. Dãy răng trong khớp cắn của hàm răng vĩnh viễn
3. Giải phẫu
3.1. Hình thể ngoài của răng
Gồm 4 phần:
Thân răng: Là phần nhô khỏi cung hàm, có 5 mặt: mặt nhai, mặt ngoài, mặt
trong, mặt gần và mặt xa. Mặt nhai: đặc trưng bởi các núm hình ngọn đồi, đối với răng
cửa gọi là rìa cắn. Mặt ngoài: là mặt tiếp xúc với môi má. Mặt trong: là mặt tiếp xúc
với lưỡi. Mặt gần: là mặt tiếp xúc với răng ở phía trước. Mặt xa: là mặt tiếp xúc với
răng ở phía sau.
Cổ răng: Là phần chuyển tiếp giữa thân răng và chân răng.
Chân răng: Là phần nằm trong ổ răng của xương hàm, các răng có số lượng chân
khác nhau.
Cuống răng: Là phần tận cùng của chân răng, ở đó có một lỗ rất nhỏ để cho mạch
máu thần kinh đi vào tuỷ răng.
7
3.2. Hình thể trong của răng
Gồm 2 phần: Buồng tuỷ và ống tuỷ. Từ các lỗ cuống răng của các chân răng, ống
tuỷ chạy dọc lên đến thân răng thì phình to ra tạo thành buồng tuỷ. Trong buồng tuỷ và
ống tuỷ có chứa tuỷ buồng và tuỷ chân.
4. Tổ chức học của răng
Răng được cấu tạo bởi 4 thành phần:
4.1. Men răng
Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể, bao bọc toàn bộ ngà thân răng, dầy nhất ở
núm, mỏng và tận hết ở cổ răng. Bề mặt men răng nhẵn bóng trong suất.
Dưới kính hiển vi điện tử men răng gồm các trụ men, sắp xếp theo hướng, vuông
góc với đường ranh giới men ngà. Các trụ men có hình lăng trụ, hình lục giác sắp xếp
sát nhau và được liên kết bởi những sợi hữu cơ.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 96%, chủ yếu là Hydroxyl apatid Cal0(PO4)6(OH)2
Hữu cơ: chiếm 1%.
Muối và nước: chiếm 3 %.
4.2. Ngà răng
Là thành phần chính trong tổ chức cứng của răng, có cả ở thân và chân răng. Ngà
được tạo nên bởi các ống ngà chạy từ tuỷ tới đường ranh giới men ngà. Trong mỗi ống
ngà có các dây Tome đi qua. Ngoài ống ngà có các màng Neumann bao bọc, giữa các
ống ngà là tổ chức hữu cơ, chủ yếu là dây hồ dây keo ngấm vôi.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 70%.
Hữu cơ: chiếm 17 %.
8