Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rabindranath Tagore- Chiến sĩ bảo vệ hòa bình lỗi lạc nghệ sĩ vĩ đại, nhà thơ thiên tài của nhân loại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA HỌC & CỔNG NGHỆ
BẢN TIN KHOA HỌC - TRƯỜNG CAO ĐẨNG CỔNG NGHỆ THỦ ĐỨC SỔ 7.8.9 (2.3.4) - 2012
RABINDRANATH TAGORE - CHIẾN s ĩ BẢO VỆ HÒA BÌNH LỖI LẠC,
NGHỆ Sĩ VĨ ĐẠI, NHÀ THƠ THIÊN TÀI CỦA NHÂN LOẠI
Rabindranath Tagore, tên gọi có nghĩa
là “Vị chúa mặt trời”, là niềm tự hào của
nhân dân Ấn Độ, là “hiện thân của nền văn
minh Ấn Độ” (Varyam Singh), “nhà văn
vĩ đại nhất trong suốt ba nghìn năm hoạt
động của văn học Ấn Độ” (Jun Ohrui),
đại diện tiêu biểu của “tinh thần phương
Đông”, một biểu tượng cao đẹp, mẫu mực
về tâm hồn và nhân cách. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất kính mến, trân trọng
con người và tư tưởng Tagore. Người từng
nói: “Đại văn hào Rabindranath Tagore
cả thế giới đều kỉnh trọng”. Rabindranath
Tagore được tôn vinh là một trong những
nhà thơ vĩ đại của thế kỷ XX. Tầm vóc
của ông đã vượt ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ,
tên tuổi của ông được cả nhân loại ngưỡng
mộ, kính phục.
Rabindranath Tagore là người con thứ
mười bốn trong gia đình quý tộc Bà La
Môn tại Calcutta, bang Bengal, có truyền
thống văn học, cách mạng. Thuở nhỏ,
Tagore là cậu bé cực kỳ thông minh, có
tinh thần tự học. Không chịu cảnh thày
giáo người Anh hành hạ, miệt thị học trò
bản xứ, Tagore ba lần xin cha chuyển
trường và sau đó là tự học. Năm 11 tuổi,
Tagore đã đọc được tiếng Phạn cổ, tiếng
Anh, dịch tác phẩm của Shakespeare ra
CN. Nguyễn Thanh Phong
Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang
tiếng Bengal, nổi tiếng giỏi văn chương
khắp vùng.
Sự nghiệp*của Tagore khởi đầu khá
sớm. Năm 1877, cha ông cho ông học luật
ở Anh nhưng vì không thích, một thời gian
ngắn, ông trở về nước, từ đó ông tham gia
hoạt động xã hội, chính trị, nghiên cửu và
sáng tác. Tagore từng dự Đại hội Đảng
Quốc đại (1880), là một gương mặt quen
thuộc trong các phong trào diễn thuyết,
biểu tình cùng nông dân chống thực dân
Anh (1905), ủng hộ phong trào đấu tranh
chính trị của Tilak (1908), diễn thuyết
ủng hộ phong trào đấu tranh của thanh
niên, sinh viên Ấn Độ (1910), gửi thư
cho Phó vương quốc Anh phản đối đàn áp
nông dân ở Amritsar, đòi trả lại các tước
hiệu mà nước Anh phong tặng (1919),
ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc của Mahatma Gandhi (1920),...
Từ năm 1916, Tagore bắt đầu chuyến
thăm thăm các nước Anh, Pháp, Hà Lan,
Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam,..ễ để diễn thuyết,
tố cáo chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh vì tự
do cho nhân dân, đất nước minh. Những
bài diễn thuyết của Tagore như Chủ nghĩa
quốc gia (ở Tokyo), Lời nhắn gửi phương
Đổng (ở Paris) được nhân dân yêu nước
84