Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do Bộ Công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
_________
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CẤP BỘ
RÀ SOÁT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
DO BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN THEO HƯỚNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VĂN PHÒNG BỘ
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
7409
16/6/2009
HÀ NỘI – 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài 1
II. Mục tiêu nghiên cứu 2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
Danh mục thủ tục thuộc phạm vi chức năng của Bộ Công
Thương
4
IV. Phương pháp nghiên cứu 7
V. Nội dung và kết cấu của báo cáo khoa học 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
8
I. Một số vấn đề lý luận chung về thủ tục hành chính 8
1. Khái niệm thủ tục hành chính 8
2. Nội dung, đặc điểm của thủ tục hành chính 9
3. Phân loại thủ tục hành chính 10
4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính 11
II. Tổng quan về cải cách hành chính 12
III. Định hướng cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam 15
1. Quan điểm và chủ trương cải cách thủ tục hành chính của
Đảng
15
2. Quá trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ: 17
3. Những bất cập, tồn tại trong quá trình quy định và thực hiện
thủ tục hành chính hiện nay
19
4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 20
5. Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính
và các giải pháp mang tính định hướng của Chính phủ:
22
6. Yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước
24
IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
25
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 25
2. Kinh nghiệm của Hà Quốc 27
3. Kinh nghiệm của Singapore 29
4. Kinh nghiệm của Cộng hoà Ba Lan và Hungary 30
5. Kinh nghiệm của Pháp 31
6. Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức 33
7. Một số nhận xét 35
Chương 2. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH DO BỘ CÔNG THƯƠNG TRỰC TIẾP
THỰC HIỆN
38
Mục 1. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép kinh
doanh thuốc lá
39
Mục 2. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép xuất nhập
khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
49
Mục 3. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép xuất, nhập
khẩu vật liệu nổ công nghiệp
57
Mục 4. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp phép xuất khẩu nhập
khẩu hoá chất Bảng và văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở
hoá chất Bảng
66
Mục 5. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
73
Mục 6. Rà soát, đánh giá thủ tục xác nhận đăng ký thực
hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi
78
Mục 7. Rà soát, đánh giá thủ tục thực hiện việc phê duyệt,
thẩm định các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
86
Chương III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ
CÁC BIỆN PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
92
TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG
I. Về cơ sở thực tiễn duy trì các thủ tục hành chính 92
II. Về căn cứ pháp lý giải quyết các thủ tục hành chính 94
III. Về điều kiện giải quyết thủ tục hành chính 95
IV. Về thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính 97
V. Về ứng dụng công nghệ thông tin 101
VI. Về phân cấp về địa phương 103
VII. Kiến nghị về biện pháp cải cách thủ tục hành chính tại
Bộ Công Thương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài
RÀ SOÁT HỆ THÔNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
DO BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN
THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Trường Sơn
Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương
Nghiệm thu năm 2008
__________
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khi thực hiện cải cách thể chế, một phần công việc quan trọng cần thực
hiện đó là cải cách các thủ tục hành chính. Kinh nghiệm cải cách hành chính
thế giới cho thấy, cải cách thủ tục hành chính phải được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm trong chương trình hiện đại hoá hành chính của Chính phủ các nước
phát triển. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 - 2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2001) cũng cho thấy sự chú trọng
của Chính phủ Việt Nam vào vấn đề quan trọng này.
Trong những năm vừa qua, một loạt các biện pháp cải cách thủ tục
hành chính đã được thực hiện, trong đó có việc thực hiện cơ chế “một cửa” và
rà soát, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch,
đơn giản hoá. Nhờ đó, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với
người dân và doanh nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Có thể nói, cải
cách thủ tục hành chính đã thực sự đóng vai trò là khâu đột phá trong quá
trình cải cách hành chính của Nhà nước, góp phần giải tán được khá nhiều
“bong ke” trên con đường đi đến một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thủ tục hành chính vẫn là vấn đề
bức xúc. Vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành
thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; vẫn
còn tư tưởng bao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành thủ
tục hành chính; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Sự
phiền hà trong thủ tục hành chính vẫn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lúc, dưới
nhiều hình thức khác nhau, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh
2
nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh
tế trong xã hội.
Nhận thức rõ được vấn đề này, trong Kế hoạch cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2006 - 2010, Chính phủ tiếp tục xác định: xây dựng và tổ chức
thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước, kết hợp với việc tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” cần phải được coi
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cải cách hành chính.
Căn cứ tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và xuất phát từ yêu cầu thực tế
tại Bộ Công Thương, việc lựa chọn đề tài “Rà soát hệ thống các thủ tục hành
chính do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu
cải cách hành chính” mang ý nghĩa thực tế cao, đáp ứng yêu cầu cấp bách
hiện nay và trong những năm tới.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu những nền tảng lý luận cơ bản, quan
điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải
cách thủ tục hành chính; đánh giá, phân tích hiện trạng của quá trình giải
quyết thủ tục hành chính, bao gồm cả cơ sở pháp lý cơ sở thực tiễn của thủ
tục hành chính do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện. Trên cơ sở đó, Đề tài
đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể để tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hành
chính của Bộ Công Thương theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân và doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu trên, Đề tài sẽ tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên
cứu các vấn đề thực tiễn chung để làm rõ các khái niệm cải cách thủ tục hành
chính và những nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, trong
đó có Bộ Công Thương.
- Về mặt thực tiễn: Rà soát và phân tích các thủ tục hành chính do cơ
quan Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện. Tập trung phân tích và có kiến
nghị cụ thể đối với một số thủ tục đặt ra nhiều vấn đề trong thực tiễn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt nhằm sớm
triển khai trong thực tế. Nếu khả thi, các giải pháp sẽ được tập trung thực hiện
ngay trong năm 2009, phấn đấu hoàn thành trước cuối năm 2010, thời điểm
kết thúc Chương trình cải cách hành chính giai đoạn II của Chính phủ.
3
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện tại, Bộ Công Thương đang trực tiếp thực hiện 40 thủ tục hành
chính (Xem Danh mục). Trong phạm vi của Đề tài này, việc rà soát quy trình
thực hiện và cơ sở pháp lý sẽ được thực hiện đối với toàn bộ các thủ tục hành
chính nhằm minh họa rõ hơn cho vấn đề và cách thức thực hiện thủ tục hành
chính của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, việc phân tích sâu, chi tiết các vấn đề thực tiễn và những bất
cập đặt ra sẽ tập trung hơn vào một số lĩnh vực thủ tục hành chính đang có
nhiều vấn đề đặt ra trên thực tiễn. Trong phạm vi của một Đề tài cấp Bộ, Đề
tài này chưa có điều kiện đi sâu phân tích đối với toàn bộ các thủ tục hành
chính do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện. Mặc khác, qua rà soát sơ bộ,
các thủ tục không được lựa chọn phân tích chi tiết cũng là những thủ tục chưa
đặt ra những vấn đề cấp bách cần thực hiện ngay. Các thủ tục này cũng cần có
thêm thời gian để kiểm nghiệm trong thực tế, việc phân tích chi tiết đối với
các thủ tục vào thời điểm này là chưa thực sự cần thiết và chưa khả thi.
Cụ thể, các thủ tục hành chính được tập trung phân tích sâu trong phạm
vi Đề tài này bao gồm:
(1) Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá (Vụ Thị trường trong
nước giải quyết)
(2) Thủ tục cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh
vực công nghiệp (Vụ Công nghiệp nặng giải quyết)
(3) Thủ tục cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (Vụ
Công nghiệp nặng giải quyết)
(4) Thủ tục cấp phép xuất khẩu nhập khẩu hoá chất Bảng và văn bản
chấp thuận đầu tư cơ sở hoá chất Bảng (Vụ Hợp tác quốc tế giải quyết)
(5) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn
thuế (Vụ Xuất nhập khẩu giải quyết)
(6) Thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang
tính may rủi (Cục Xúc tiến thương mại giải quyết)
(7) Thủ tục thực hiện việc phê duyệt, thẩm định các chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia (Cục Xúc tiến thương mại giải quyết)
4
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
STT Tên thủ tục Đơn vị thực
hiện
1 Giấy phép tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với
mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Vụ Xuất nhập
khẩu
2 Giấy phép nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà phục vụ
kinh doanh miễn thuế
Vụ Xuất nhập
khẩu
3 Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu
Vụ Xuất nhập
khẩu
4 Phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu Vụ Xuất nhập
khẩu
5 Giấy phép tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng
tinh dầu xá xị
Vụ Xuất nhập
khẩu
6 Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng
Ô-zôn
Vụ Xuất nhập
khẩu
7 Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
đối với các mặt hàng đường, muối, nguyên liệu
thuốc lá, trứng gia cầm
Vụ Xuất nhập
khẩu
8 Giấy phép nhập khẩu súng đạn thể thao Vụ Xuất nhập
khẩu
9 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng
miễn thuế
Vụ Xuất nhập
khẩu
10 Giấy phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập
khẩu
Vụ Xuất nhập
khẩu
11 Giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo theo các hợp đồng có
sự can thiệp của Chính phủ
Vụ Xuất nhập
khẩu
12 Giấy phép nhập khẩu gỗ có nguồn gốc từ
Campuchia
Vụ Xuất nhập
khẩu
5
13 Cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá Vụ Thị trường
trong nước
14 Cấp giấy phép kinh doanh rượu Vụ Thị trường
trong nước
15 Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Vụ Công
nghiệp nhẹ
16 Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên
liệu thuốc lá
Vụ Công
nghiệp nhẹ
17 Thông báo đăng ký nhượng quyền thương mại
giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân
Việt Nam
Vụ Kế hoạch
18 Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu thành phẩm để tiếp
thị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Vụ Kế hoạch
19 Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất
máy móc, vật tư thiết bị của nhà thầu nước ngoài
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
Vụ Kế hoạch
20 Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam
Vụ Kế hoạch
21 Giấy phép xuất nhập khẩu hoá chất Bảng Vụ Hợp tác
quốc tế
22 Văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở hoá chất Bảng Vụ Hợp tác
quốc tế
23 Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công
nghiệp
Vụ Công
nghiệp nặng
24 Giấy phép xuất, nhập khẩu Nitrat Amôn
(NH4NO3)
Vụ Công
nghiệp nặng
25 Giấy phép kinh doanh Nitrat Amôn (NH4NO3) Vụ Công
nghiệp nặng
26 Giấy phép XNK tiền chất sử dụng trong lĩnh vực
công nghiệp
Vụ Công
nghiệp nặng
27 Giấy phép hoạt động điện lực Cục Điều tiết
điện lực
6
28 Giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp
Cục Kỹ thuật
an toàn và môi
trường công
nghiệp
29 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí
dầu mỏ hóa lỏng vào chai
Cục Kỹ thuật
an toàn và môi
trường công
nghiệp
30 Xem xét và chấp thuận cho thương nhân tổ chức
khuyến mại
Cục Xúc tiến
thương mại
31 Đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm ở nước ngoài Cục Xúc tiến
thương mại
32 Phê duyệt, thẩm định các chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia
Cục Xúc tiến
thương mại
33 Thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp tham gia
chương trình Thương hiệu quốc gia
Cục Xúc tiến
thương mại
34 Thủ tục khiếu nại và điều tra, xử lý vụ việc cạnh
tranh
Cục Quản lý
cạnh tranh
35 Thủ tục thông báo tập trung kinh tế Cục Quản lý
cạnh tranh
36 Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả
thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế
Cục Quản lý
cạnh tranh
37 Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống bán phá giá Cục Quản lý
cạnh tranh
38 Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống trợ cấp Cục Quản lý
cạnh tranh
39 Thủ tục điều tra xử lý vụ việc tự vệ Cục Quản lý
cạnh tranh
40 Thủ tục khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cục Quản lý
cạnh tranh
7
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở sử dụng tổ hợp các phương
pháp nghiên cứu như phân tích hệ thống, thống kê khoa học về tổ chức, mô
hình hoá, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia…Trên cơ sở tiếp thu
kết quả các công trình nghiên cứu trước đây, có cập nhật thông tin để việc
đánh giá và đề xuất sát thực hơn; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu, phân tích, tổng hợp, mô hình hoá có so sánh đối chiếu thực tiễn, đảm bảo
tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch của hệ thống các
giải pháp đề xuất.
Về cách thức triển khai, đề tài được tổng hợp trên cơ sở xây dựng hệ
thống các nội dung nghiên cứu chính và các chuyên đề chuyên sâu; Khảo sát
thực tiễn, khai thác, xử lý thông tin để phục vụ cho việc hình thành báo cáo
tổng kết khoa học của đề tài. Trước hết, quy trình thực hiện của toàn bộ các
thủ tục hành chính do Bộ Công Thương thực hiện được rà soát, trên cơ sở đó,
lựa chọn một số thủ tục hành chính đặt ra những vấn đề lớn trong thực tế để
phân tích chi tiết và có những kiến nghị cụ thể.
Việc kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp được sử dụng để
phân tích, xác định các vướng mắc, bất cập, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề
xuất cụ thể và có tính khả thi cao, được áp dụng nhanh chóng trong thực tế.
V. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO KHOA HỌC
Báo cáo gồm 3 chương (không kể phần mở đầu), cụ thể như sau:
Chương I - Những vấn đề cơ bản về cải cách thủ tục hành chính.
Chương này đề cập tới những vấn đề chung có tính lý luận về khái niệm thủ
tục hành chính và quan điểm của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về cải cách
thủ tục hành chính.
Chương II - Rà soát, đánh giá một số thủ tục hành chính do Bộ Công
Thương trực tiếp thực hiện. Chương này phân tích cụ thể một số thủ tục hành
chính do Bộ Công Thương đang trực tiếp thực hiện.
Chương III - Một số kiến nghị hoàn thiện các thủ tục hành chính do Bộ
Công Thương trực tiếp thực hiện. Chương này đưa ra nhưng kiến nghị và các
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các thủ tục hành chính do Bộ Công Thương
trực tiếp thực hiện theo hướng đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho doanh nghiệp.
Kèm theo là phụ lục kết quả rà soát Quy trình thực hiện của toàn bộ các
thủ tục hành chính do Cơ quan Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện.