Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyết định số 97/QĐ-UBND doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 97/QĐ-UBND Bắc Ninh, ngày 11 tháng 8 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GẮN VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HOÁ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
UBND TỈNH BẮC NINH
- Căn cứ Luật di sản Văn hóa năm 2001;
- Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh tại Tờ trình số 544/TTr-NN-LN ngày 28/7/2011 về
việc đề nghị phê duyệt “Đề án Phát triển rừng bền vững gắn với di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2011 - 2015”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển rừng bền vững gắn với di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2011 - 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm:
1.1. Phát triển rừng gắn với di tích lịch sử văn hoá là phát triển bền vững, gìn giữ môi trường cảnh quan;
phát triển rừng theo hướng đa mục đích góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân tham gia
nghề rừng.
1.2. Phát triển rừng gắn với di tích lịch sử văn hoá phải trên cơ sở xã hội hoá nghề rừng, gắn trách nhiệm,
quyền lợi của chủ rừng với phát triển rừng, mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua việc cung cấp các
dịch vụ du lịch, môi trường...
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
Hình thành những khu rừng ổn định, bền vững về cấu trúc, có loài cây trồng phù hợp với các di tích lịch sử
văn hoá, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương nói riêng và của cả tỉnh nói chung, góp phần thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố
trực thuộc trung ương vào năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Trồng rừng mới: Trồng rừng phòng hộ cảnh quan trên đất trống đồi trọc bằng các loài cây lâm nghiệp
(keo, thông, lát...), cây ăn quả (mít, xoài...), cây cảnh quan (muồng hoa vàng, sấu, long não...) góp phần làm
đẹp cảnh quan kết hợp chức năng phòng hộ môi trường: 5,0 ha tại núi Hoà Long.