Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyết định ban hành quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 04/2007/QĐ-KTNN Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 10/11/2006 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội giải thích khoản 6 Điều 19 của Luật kiểm toán nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và
thay thế Quyết định số 03/1999/QĐ-KTNN ngày 06/10/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà
nước về việc ban hành Quy trình kiểm toán nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ
QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02 tháng 8 năm 2007 của
Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy
định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của mỗi cuộc kiểm toán. Quy trình kiểm
toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật kiểm toán nhà nước, Hệ thống chuẩn
mực kiểm toán nhà nước và thực tiễn hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
2. Mục đích ban hành Quy trình kiểm toán
- Bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức, quản lý hoạt động kiểm toán và kiểm soát
chất lượng kiểm toán của Đoàn Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên và thành viên khác
của Đoàn Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi là Đoàn kiểm toán và Kiểm toán viên).
- Tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc
kiểm toán; các hoạt động của Đoàn kiểm toán và Kiểm toán viên; đồng thời, là cơ sở để
thực hiện việc giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức
nghề nghiệp của Kiểm toán viên.
- Làm căn cứ để xây dựng quy trình kiểm toán cụ thể đối với từng loại đối tượng kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước.
- Tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các ngạch
Kiểm toán viên nhà nước.
3. Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán
- Tuân thủ Luật kiểm toán nhà nước, Chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và
hoạt động của Đoàn Kiểm toán Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt. Mọi điều
chỉnh phát sinh so với kế hoạch ban đầu chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng
văn bản của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Tổ chức tiến hành các công việc kiểm toán theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định trong
quy trình kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán
(sau đây gọi là Tổ trưởng) phải chỉ đạo Kiểm toán viên ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả
cụ thể của từng bước công việc vào hồ sơ kiểm toán, nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị kiểm
toán; đồng thời, là cơ sở cho giám sát, điều hành quá trình thực hiện kiểm toán, định kỳ
tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch với cấp trên trực tiếp để
có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành kế hoạch kiểm toán theo đúng yêu cầu
về tiến độ và chất lượng.
- Trưởng Đoàn kiểm toán (sau đây gọi là Trưởng đoàn) có trách nhiệm hướng dẫn các
thành viên của Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo quy trình, thường xuyên giám
sát, kiểm tra công việc của các thành viên để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và quyết
định công việc cho bước tiếp theo.
4. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng chung cho các cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Chương 2:
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Chuẩn bị kiểm toán là bước đầu tiên của quá trình kiểm toán bao gồm các nội dung và
trình tự thực hiện như sau:
- Quyết định kiểm toán;
- Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các
thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán;
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập về đơn vị được kiểm
toán;
- Xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán;
- Lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán;
- Xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán;
- Phổ biến quyết định, kế hoạch kiểm toán và cập nhật kiến thức cho thành viên Đoàn
kiểm toán;