Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyết định ban hành quy chế làm việc của kiểm toán nhà nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
*******
Số: 555/QĐ-KTNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
Hà nội, ngày 11 tháng 7 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số -Kiểm toán
Nhà nước ngày 16/10/1998 của Tổng kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế làm
việc của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Quyết định số 01/2001/QĐ-Kiểm toán Nhà nước
ngày 23/5/2001 của Tổng kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế làm việc của
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước.
Điều 3. Tổng kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước, Thủ trưởng các đơn
vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTV Quốc hội (để báo cáo);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
- VP Quốc hội; HĐ dân tộc và các UB của QH;
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Lưu VT, PC.
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-KTNN ngày 11 tháng 7 năm 2006
của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công
tác và trình tự giải quyết công việc của Kiểm toán Nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; các
tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Kiểm toán Nhà nước chịu sự điều chỉnh của
Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
1. Kiểm toán Nhà nước làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Kiểm toán
Nhà nước đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Kiểm toán
Nhà nước. Cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước phải xử lý và giải quyết công
việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền.
2. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một đơn vị, một người phụ trách
và chịu trách nhiệm chính. Công việc đã được giao cho đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị
đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.
3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định
của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp
đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên.
4. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và
trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
5. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG
TÁC
Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Tổng kiểm toán Nhà nước
1. Tổng kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, điều hành Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
theo đúng quy định của Luật kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan;
b) Phân công công việc cho các Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; phân cấp, ủy quyền cho
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước thực hiện một số công việc cụ thể
trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn
đề có liên quan đến nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước hoặc các nhiệm vụ do Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
c) Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, đơn vị
trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công,
phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý của Kiểm toán Nhà nước;
d) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng kiểm toán Nhà nước.
2. Phạm vi giải quyết công việc của Tổng kiểm toán Nhà nước:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật kiểm toán nhà
nước, các văn bản pháp luật liên quan và những quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Những công việc đột xuất do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện;
c) Trực tiếp giải quyết một số công việc đã giao cho Phó Tổng kiểm toán Nhà nước,
nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách hoặc quan trọng, hay do Phó Tổng
kiểm toán Nhà nước đi công tác vắng; những việc liên quan đến từ hai Phó Tổng kiểm
toán Nhà nước trở lên nhưng các Phó Tổng kiểm toán Nhà nước có ý kiến khác nhau;
d) Phân công một Phó Tổng kiểm toán Nhà nước làm nhiệm vụ Phó Tổng kiểm toán Nhà
nước Thường trực, giúp Tổng kiểm toán Nhà nước điều hành công việc chung của Kiểm
toán Nhà nước;
đ) Tổng kiểm toán Nhà nước có thể ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm
toán Nhà nước ký văn bản giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng kiểm
toán Nhà nước.
3. Những công việc cần thảo luận tập thể Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước trước khi Tổng
kiểm toán Nhà nước quyết định:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Kiểm toán Nhà nước;