Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐINH KIM HUỆ
QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐINH KIM HUỆ
QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CƢỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Cƣờng. Mọi tài liệu tham khảo dùng
trong luận văn đều đƣợc trích dẫn đầy đủ.
Tác giả luận văn
Đinh Kim Huệ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tố tụng dân sự : TTDS
Bộ luật tố tụng dân sự : BLTTDS
Nghị quyết : NQ
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA
ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ............................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố
tụng dân sự và mối liên hệ giữa quyền tự định đoạt của đƣơng sự với các quy
định khác trong Bộ luật Tố tụng dân sự. ............................................................8
1.2. Sự hình thành và phát triển của những quy định về quyền tự định đoạt của
đƣơng sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay. ......16
1.3. Quyền tự định đoạt của đƣơng sự theo pháp luật tố tụng dân sự của một
số nƣớc trên thế giới. ..........................................................................................23
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................34
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ..........................35
2.1. Quyền đƣa ra yêu cầu, giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu
giải quyết vụ việc dân sự. ...................................................................................35
2.2. Quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh; Quyền cử ngƣời đại diện theo
ủy quyền; Quyền yêu cầu ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. ..............44
2.3. Quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyền đề nghị Tòa
án triệu tập ngƣời làm chứng và đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
tham gia tố tụng. .................................................................................................50
2.4. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyền tự
thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài
sản hoặc yêu cầu Tòa án trƣng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài
sản. ........................................................................................................................52
2.5. Quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự; Quyền
tham gia hoặc không tham gia phiên tòa, phiên họp. ......................................58
2.6. Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án và quyền đề
nghị ngƣời có thẩm quyền tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. ........63
2.7. Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của
đƣơng sự. .............................................................................................................71
Kết luận Chƣơng 2. ................................................................................................73
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .........................................................74
3.1. Thực tiễn thực hiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về
quyền tự định đoạt của đƣơng sự. .....................................................................74
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về quyền tự định đoạt của đƣơng sự. ...............................................89
Kết luận Chƣơng 3 ...............................................................................................112
KẾT LUẬN ...........................................................................................................113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của một quốc gia luôn đồng hành cùng
với sự phát triển của các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Các quốc
gia trên thế giới luôn chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm kịp
thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong pháp luật tố tụng dân sự, quyền tự định
đoạt của đƣơng sự đƣợc biểu hiện ở khả năng khi tham gia tố tụng, đƣơng sự đƣợc
chủ động định đoạt các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình trƣớc những hành vi xâm phạm. Đó cũng là nội dung đƣợc pháp luật tố tụng
dân sự của hầu hết quốc gia trên thế giới thừa nhận, áp dụng và đƣợc nâng lên thành
nguyên tắc tố tụng cơ bản chỉ đạo, định hƣớng cho việc xây dựng và thực hiện pháp
luật tố tụng dân sự. Mục đích mà pháp luật tố tụng dân sự hƣớng tới luôn nhằm bảo
đảm một cách tốt nhất việc thực hiện quyền tự định đoạt của đƣơng sự vì suy cho
cùng “việc dân sự cốt ở đôi bên”, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Nghị quyết
49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến
năm 2020 đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực
hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nƣớc để tạo điều kiện cho các
đƣơng sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình…Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng theo
hƣớng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lƣợng tranh
tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tƣ pháp” ” và
tinh thần này đã đƣợc thể hiện tại Điều 3 Hiến pháp năm 2013, đƣợc Quốc hội
thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, cụ thể:
“Nhà nƣớc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân
giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” và Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp
năm 2013: “Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa đƣợc bảo đảm”.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời đƣợc xem là một trong những văn
bản pháp luật quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo đảm quyền và lợi ích
2
hợp pháp của đƣơng sự với các quy định có ý nghĩa nhằm bảo đảm quyền tự định
đoạt của đƣơng sự. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm nêu trên, quyền tự định
đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự chƣa phải là toàn diện xét dƣới góc độ lập
pháp và thực hiện pháp luật. Điều này đƣợc biểu hiện ở những quy định cụ thể của
pháp luật tố tụng dân sự vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế và chƣa thực sự phát
huy đƣợc hiệu quả trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Mặt khác,
thực tiễn giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự tại Tòa án trong những năm qua cho
thấy sự vi phạm về quyền tự định đoạt của đƣơng sự còn khá phổ biến. Nhiều bản
án đƣợc tuyên không dựa trên cơ sở của nguyên tắc này. Điều đó cũng xuất phát từ
nhiều lý do khác nhau nhƣng một trong những lý do đó là các quy định của pháp
luật còn nhiều bất cập, chƣa theo kịp sự phát triển của đời sống xã hội. Bên cạnh đó,
nhận thức của ngƣời dân nói chung và của đƣơng sự nói riêng về quyền và nghĩa vụ
của họ khi tham gia tố tụng còn hạn chế. Đặc biệt hiện nay Quốc hội giao Tòa án
nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các cơ quan ban ngành soạn thảo Dự án Bộ
luật tố tụng dân sự sửa đổi.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn “Quyền tự định đoạt của đƣơng sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn về quyền tự
định đoạt của đƣơng sự, trên cơ sở đó góp phần thể chế hóa quy định trong Hiến
pháp năm 2013 thông qua việc sửa đổi quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, đồng
thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói chung,
trong đó có quy định về quyền tự định đoạt của đƣơng sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy liên quan đến đề tài của mình đã có một số
những công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố và thể hiện ở những hình
thức khác nhau:
Dƣới hình thức luận văn cử nhân, có công trình nghiên cứu của tác giả Phan
Nguyễn Phƣơng Thảo (2008), Quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình
Tòa án giải quyết vụ án dân sự, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trƣờng Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây, tác giả Phƣơng Thảo đã tìm hiểu những quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hƣớng dẫn có liên quan
đến quyền tự định đoạt, nhƣng chỉ nghiên cứu giới hạn ở một số quyền tự định đoạt
của đƣơng sự trong vụ án dân sự.
3
Dƣới hình thức luận văn thạc sĩ, có những công trình nghiên cứu sau:
- Nguyễn Tiến Trung (1997), Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Ở đây, tác giả đã
nghiên cứu một số nội dung quyền tự định đoạt của đƣơng sự nhƣng vào thời điểm
trƣớc khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đƣợc ban hành.
- Nguyễn Phƣơng Hạnh (2011), Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Theo đó, tác giả nghiên cứu quyền tự định đoạt của
đƣơng sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 giới hạn dƣới góc độ
quyền khởi kiện; Quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; Quyền tự thỏa thuận giải
quyết vụ án dân sự; Quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
- Nguyễn Văn Tuyết (2011), Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
trong Tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu quyền tự định đoạt của đƣơng sự
dƣới góc độ nguyên tắc.
Về giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, bình luận khoa học, có thể kể
đến những công trình tiêu biểu sau:
- Nguyễn Văn Cƣờng, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa chủ biên (2012),
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, NXB Lao động – Xã hội, Hà
Nội. Trên cơ sở phân tích, so sánh giữa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004 với Bộ luật Tố tụng dân sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011, các tác
giả đã nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự, trong đó có
nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự. Đồng thời, còn nghiên
cứu về thu thập chứng cứ chứng minh; thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm vụ án dân sự, thủ tục giải quyết việc dân sự - mà thông qua đó đều liên
quan đến từng quyền tự định đoạt cụ thể của đƣơng sự đƣợc thể hiện qua từng giai
đoạn tố tụng tại Tòa án.
- Đỗ Văn Đại, Nguyễn Văn Tiến (2010), Tuyển tập các bản án, quyết định
của Tòa án Việt Nam về tố tụng dân sự, NXB Lao Động, Hà Nội. Trong công trình
này, các tác giả đã tập hợp các bản án, quyết định của Tòa án, bao gồm cả bản án,
quyết định vi phạm quyền tự định đoạt của đƣơng sự, qua đó phản ánh tình hình
thực hiện những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền tự định đoạt của
đƣơng sự.
4
- Nguyễn Phƣơng Hạnh (2012), Tìm hiểu về quyền tự định đoạt của đương
sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, NXB Chính trị
Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Ở đây, tác giả đã đi sâu phân tích những quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản hƣớng
dẫn có liên quan về quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Bên cạnh đó, tác giả đã khảo
sát thực tiễn thực hiện những quy định này, chỉ ra những vƣớng mắc, bất cập để từ
đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Tuy nhiên,
tác giả chỉ nghiên cứu giới hạn ở những quyền cụ thể nhƣ sau: Quyền thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu; Quyền tự thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự; Quyền kháng cáo,
khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
- Nguyễn Thị Hoài Phƣơng chủ biên (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo trình có kết cấu gồm 10 chƣơng, trong đó, quyền tự định đoạt của đƣơng sự
đều đƣợc thể hiện qua từng nội dung cụ thể của từng chƣơng, ví dụ nhƣ một trong
những nội dung tại Chƣơng VI là Biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tác giả đã đề cập
tới quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và đây chính là
quyền tự định đoạt của đƣơng sự.
- Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh
chấp tại Tòa án, Trọng tài – Cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, NXB Lao động,
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến quyền khởi
kiện (Phần 2), các thủ tục có thể thực hiện khi khởi kiện tại Tòa án (Phần 5) gồm:
Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Ủy quyền tham gia tố
tụng; Nhờ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Ngoài ra, quyền tự định đoạt
còn đƣợc thể hiện ở Phần 6 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí nhƣ: Nguyễn Văn
Cƣờng (2010), “Một số vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật Tố tụng dân sự
- Những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (02); Nguyễn
Văn Cƣờng (2010), “Một số vấn đề cần đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng
dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11); Bùi Thị Huyền (2007), “Sự thỏa thuận của
các đƣơng sự tại phiên tòa dân sự sơ thẩm”, Tạp chí Luật học, (8); Bùi Thị Huyền
(2007), “Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đƣơng sự tại phiên tòa sơ thẩm”,
Tạp chí Luật học, (9); Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Nguyên tắc quyền quyết định
và tự định đoạt của đƣơng sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà
5
nước và Pháp luật, (5); Phạm Hữu Nghị (2000), “Về quyền định đoạt của đƣơng sự
trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (20)...và nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan khác.
Nhƣ vậy, có thể thấy cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào
mang tính toàn diện và đầy đủ về quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng
dân sự. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu, các bài viết đã kể trên tuy có
đề cập đến quyền tự định đoạt của đƣơng sự, nhƣng chỉ giới hạn ở một số quyền cụ
thể hoặc dƣới góc độ nguyên tắc. Vì vậy, công trình nghiên cứu này không bị trùng
lắp với công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Quyền tự định đoạt của đƣơng sự đã đƣợc quy định trong Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 và thực hiện trong thực tiễn tại Tòa án nhân dân trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy những quy định của pháp luật tố tụng dân sự
trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự vẫn tồn tại những bất cập, hạn
chế. Việc các bản án, quyết định của Tòa án chƣa bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự, không tôn trọng quyền tự định đoạt của đƣơng sự vẫn xảy ra.
Từ đó, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận quyền tự định
đoạt của đƣơng sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, đánh giá thực tiễn áp
dụng những quy định của pháp luật tố tụng dân sự là cơ sở để đƣa ra một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu: Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2011 và các văn bản hƣớng dẫn liên quan đến quyền tự định đoạt
của đƣơng sự trong thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân với các
quyền cụ thể nhƣ sau: Quyền đƣa ra yêu cầu, giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút
yêu cầu; Quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh; Quyền cử ngƣời đại diện theo ủy
quyền; Quyền yêu cầu ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Quyền yêu cầu Tòa
án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải
quyết vụ án; Quyền đề nghị Tòa án triệu tập ngƣời làm chứng và đƣa ngƣời có quyền
6
lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; Quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài
sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án trƣng cầu giám định,
định giá, thẩm định giá tài sản; Quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
việc dân sự; Quyền tham gia hoặc không tham gia phiên tòa, phiên họp; Quyền kháng
cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án; Quyền đề nghị ngƣời có thẩm quyền
giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài:
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lê Nin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng Cộng sản về cải cách tƣ pháp
và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Bên cạnh đó, các phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học chuyên ngành cũng đƣợc sử dụng một cách phù hợp với nội dung của
từng vấn đề trong luận văn nhƣ:
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu ở Mục 1.2 và 1.3 Chƣơng 1 để
so sánh trong quá trình hình thành và phát triển những quy định của pháp luật tố
tụng dân sự liên quan đến quyền tự định đoạt của đƣơng sự; so sánh giữa pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam và pháp luật tố tụng dân sự các nƣớc khác trên thế giới.
- Phƣơng pháp phân tích chứng minh, phƣơng pháp diễn giải và phƣơng
pháp tổng hợp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận văn, cụ thể: Ở Chƣơng 1, các
phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thể hiện khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quyền tự
định đoạt của đƣơng sự cũng nhƣ mối liên hệ giữa quyền tự định đoạt với các quy
định khác trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Tiếp theo, ở Chƣơng 2, các phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng để thể hiện nội dung quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Cuối cùng
là Chƣơng 3 thì các phƣơng pháp này đã phát huy hiệu quả trong việc trình bày
những vƣớng mắc, bất cập của pháp luật tố tụng dân sự liên quan đến quyền tự định
đoạt của đƣơng sự nhằm đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng ở Chƣơng 3 để thể hiện số liệu xét xử
của Tòa án và đánh giá một số bản án, quyết định đặc trƣng của Tòa án vi phạm
quyền tự định đoạt của đƣơng sự.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự về quyền tự định đoạt của đƣơng sự cũng nhƣ thực tiễn thực hiện các quy
định này, luận văn đã tìm ra những vƣớng mắc, bất cập trong quy định của pháp