Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
998.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1625

Quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HỒNG THANH BẠCH

QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

H

ỒNG THANH B

ẠCH LU

ẬN VĂN CAO H

ỌC NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG THANH BẠCH

QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Trí Hùng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn là của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực.

Các thông tin tham khảo đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng….năm…...

Người viết

Hồng Thanh Bạch

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUYỀN THÀNH LẬP

DOANH NGHIỆP..............................................................................................................6

1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền thành lập doanh nghiệp................................6

1.1.1. Khái niệm quyền thành lập doanh nghiệp ....................................................... 6

1.1.2. Đặc điểm của quyền thành lập doanh nghiệp.................................................10

1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền thành lập doanh nghiệp với các quyền tự do

kinh doanh khác ........................................................................................................12

1.1.4. Phân biệt quyền thành lập doanh nghiệp với các quyền khác của

chủ thể kinh doanh ....................................................................................................14

1.2. Cơ sở lý luận của quyền thành lập doanh nghiệp................................................17

1.3. Cơ sở thực tiễn của quyền thành lập doanh nghiệp............................................22

1.3.1. Nhu cầu thành lập doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân..................................22

1.3.2. Ý nghĩa của quyền thành lập doanh nghiệp....................................................23

Kết luận Chương 1 ...........................................................................................................29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỂ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP...........30

2.1. Thực trạng pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp ...................................30

2.1.1. Quy định về chủ thể của quyền thành lập doanh nghiệp ................................30

2.1.2. Quy định về quyền lựa chọn mô hình kinh doanh...........................................38

2.1.3. Quy định về quyền lựa chọn đặt tên doanh nghiệp.........................................39

2.1.4. Quy định về quyền lựa chọn nơi đặt trụ sở doanh nghiệp ..............................41

2.1.5. Quy định về quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh.....................................43

2.1.6. Quy định về quyền quyết định mức vốn đầu tư ..............................................44

2.1.7. Quy định về quyền xây dựng và thông qua bản điều lệ ..................................50

2.1.8. Quy định về đăng ký doanh nghiệp.................................................................51

2.1.9. Quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của tổ chức,

cá nhân nước ngoài...................................................................................................56

2.2. Phương hướng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về

quyền thành lập doanh nghiệp.......................................................................................64

2.2.1. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quyền thành lập

doanh nghiệp.............................................................................................................64

2.2.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về quyền

thành lập doanh nghiệp.............................................................................................66

Kết luận Chương 2 ...........................................................................................................77

KẾT LUẬN .......................................................................................................................78

Tài liệu tham khảo

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Doanh nghiệp hiện đang giữ vị trí trung tâm, là nhân tố trọng yếu trong công

cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Thành lập doanh nghiệp là nhu cầu

mang tính xã hội và trở thành nhu cầu pháp lý quan trọng trong nền kinh tế thị

trường hiện đại. Pháp luật là công cụ đưa nhu cầu mang tính chất xã hội này thành

một quyền pháp định, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai ý tưởng

kinh doanh, gia nhập thị trường. Quyền thành lập doanh nghiệp được xem là “tiền

đề”

1

của quyền tự do kinh doanh. Việc nghiên cứu mở rộng và bảo đảm quyền

thành lập doanh nghiệp là cần thiết:

Thứ nhất, doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, vì thế cần

phải tạo cơ sở pháp lý để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào

phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua tạo lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phù

hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác, Việt Nam cần tạo lập

môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp, cải thiện môi

trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và

đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, quyền thành lập doanh nghiệp là vấn đề không mới tuy nhiên lại

chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo. Do đó cần

nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện, mở rộng và đảm bảo quyền thành lập doanh

nghiệp của nhà đầu tư, thể chế hóa kịp thời và đầy đủ những yêu cầu mà quyền

thành lập doanh nghiệp đặt ra. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi quyền

này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền tự do kinh doanh, đến hiệu quả quản lý của nhà

nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, quy định pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp hiện vẫn còn

khá nhiều bất cập. Chính phủ đã phải bổ sung, hướng dẫn nhiều quy định có liên

quan đến quyền thành lập doanh nghiệp bằng các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, giải

pháp tình thế này khó mà khắc phục được những vấn đề phát sinh. Không những

vậy, nó còn tạo ra một hệ quả là những mâu thuẫn, chồng chéo, kém khả thi. Một số

bộ, ngành, địa phương đã hạn chế đáng kể các cơ hội tiếp cận thị trường của nhà

1 Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.93.

2

đầu tư. Các cán bộ, công chức có thẩm quyền còn tạo nhiều khác biệt trong quá

trình áp dụng. Sự bất cập, hạn chế của những quy định pháp luật hay tình trạng

thiếu minh bạch, sách nhiễu doanh nghiệp đôi khi làm nản lòng các nhà đầu tư hoặc

làm tăng chi phí, lỡ cơ hội đầu tư, gây cản trở đến quyền tự do gia nhập thị trường

của nhà đầu tư. Theo PGS-TS. Phạm Duy Nghĩa, nếu pháp luật thành lập doanh

nghiệp vừa phức tạp, vừa tốn kém thì nhà đầu tư sẽ chọn những mô hình kinh tế

ngầm để giảm chi phí cho họ, nếu thiếu hoặc cơ sở pháp lý không an toàn cho họ thì

họ sẽ bỏ tiền ra để mua lấy an toàn pháp lý. Chi phí tăng sẽ làm cho môi trường

kinh doanh không có tính cạnh tranh cao, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

2

. Năm

2012, mức độ dễ dàng để khởi nghiệp, thành lập cơ sở kinh doanh ở Việt Nam trong

Báo cáo Doing Business được xếp hạng 103, giảm 3 bậc so với năm 20113

.

Thứ tư, hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992

với mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm

bảo tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tích cực và chủ động hội nhập

quốc tế. Song song đó, với mục tiêu góp phần xây dựng môi trường pháp lý kinh

doanh thuận lợi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành rà soát

các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện những

quy định là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh và đề xuất những giải

pháp tháo gỡ, sửa đổi để hoàn thiện môi trường pháp lý cho doanh nghiệp. Và,

trong một tương lai gần, tiến hành sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư

2005 là một việc phải làm. Có thể thấy rằng cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, rà

soát các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, việc nghiên cứu hoàn thiện quy định

pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp là vấn đề cấp bách không chỉ nhằm cải

thiện môi trường pháp luật kinh doanh theo hướng minh bạch điều hành, tự do kinh

doanh, cạnh tranh bình đẳng, đáp ứng yêu cầu đặt ra của tình hình mới mà còn đóng

góp vào quá trình đổi mới và hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật.

Từ những phân tích trên, có thể thầy rằng, việc nghiên cứu làm rõ cả về lý

luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về quyền

thành lập doanh nghiệp là rất cần thiết, cấp bách. Vì vậy người viết chọn đề tài

“Quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam”.

2 Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB ĐHQGHN, tr.54, tr.56.

3 Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, NXB Lao

động, tr.120.

3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền thành lập doanh nghiệp ít được nghiên cứu một cách độc lập. Vấn đề này

thường được các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến ở những phạm vi và mức

độ khác nhau với tư cách là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh.

Các công trình nghiên cứu theo hướng này chỉ đề cập khái quát và khai thác ở mức độ

nhất định về quyền thành lập doanh nghiệp, do quyền tự do kinh doanh là tổng hợp của

rất nhiều quyền (quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản, quyền tự do thành lập

doanh nghiệp, quyền tự do hợp đồng, quyền tự do cạnh tranh lành mạnh, quyền tự do

định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế). Có thể kể đến các nghiên cứu như:

sách chuyên khảo “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt

Nam” của Giáo sư – Tiến sĩ Mai Hồng Quỳ, sách chuyên khảo “Một số vấn đề về

quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam” của Tiến sĩ Bùi

Ngọc Cường, bài viết “Tự do kinh doanh: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phó

Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Xuân Hải….

Về luận văn, nghiên cứu về thành lập doanh nghiệp có các tác giả: Hoàng Kim

Huế với Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về thành lập và đăng ký kinh doanh của

doanh nghiệp” (2008); Võ Thị Thúy Loan với Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý

nhà nước về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước” (2007). Đây là hai

công trình tập trung nghiên cứu về việc thành lập thông qua hoạt động đăng ký kinh

doanh, một trong những nội dung cấu thành quyền thành lập doanh nghiệp. Các tác giả

này cũng chưa nghiên cứu bao quát hết các khía cạnh pháp lý đảm bảo cho quyền

thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, từ thời điểm các nghiên cứu nói trên hoàn thành đến nay, nhà

nước cũng đã ban hành một số văn bản mới có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều

chỉnh các vấn đề có liên quan đến quyền thành lập doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng

trong những năm qua cũng bộc lộ nhiều vướng mắc pháp lý liên quan đến quyền thành

lập doanh nghiệp cần được bàn luận và tìm giải pháp.

Như vậy, đến nay chưa có những nghiên cứu cụ thể nào về quyền thành lập

doanh nghiệp, đa số chỉ dừng lại ở một khía cạnh pháp lý nhất định đảm bảo quyền

thành lập doanh nghiệp. Vì thế nghiên cứu về quyền thành lập doanh nghiệp là cất thiết

nhất là trong điều kiện thành lập doanh nghiệp là lựa chọn hàng đầu khi tổ chức, cá

nhân tiến hành kinh doanh. Kế thừa những nghiên cứu đã có, đề tài này sẽ đi vào khai

thác toàn diện các khía cạnh pháp lý đảm bảo quyền thành lập doanh nghiệp.

4

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ khái niệm và đặc điểm của quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp

luật Việt Nam.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định pháp luật về quyền

thành lập doanh nghiệp.

- Chỉ ra những bất cập trong quy định về quyền thành lập doanh nghiệp trên

cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định đó trong

thực tiễn.

- Đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về quyền thành lập

doanh nghiệp của nhà đầu tư.

4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của

đề tài

- Đối tượng nghiên cứu:

Quy định pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư về quyền thành lập

doanh nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nội hàm quyền thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư

trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong quy định pháp luật doanh nghiệp và đầu

tư của Việt Nam. Đề tài tập trung vào những nội dung chủ yếu như: đối tượng thành

lập doanh nghiệp, quyết định vốn điều lệ, thủ tục thành lập và các vấn đề có liên

quan đến quyền thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

- Phương pháp nghiên cứu:

Các nghiên cứu, kiến giải trong đề tài được thực hiện dựa trên trên thế giới

quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để có được những đánh giá

khách quan, toàn diện và đảm bảo tính lịch sử - cụ thể khi nghiên cứu.

Trên cơ sở phương pháp luận đó, người viết sử dụng phương pháp phân tích,

tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn

diện, thuyết phục về vấn đề nghiên cứu. Với phương pháp logic - lịch sử tác giả dựa

trên các mối quan hệ logic giữa vấn đề nghiên cứu với các vấn đề có liên quan và

mối quan hệ của vấn đề nghiên cứu ở các giai đoạn phát triển khác nhau để rút ra

đặc điểm vận động, thay đổi của nó theo sự thay đổi của thực tiễn. Ở Chương 2

người viết sử dụng phương pháp phân tích luật viết để phân tích các quy định của

pháp luật, xác định ý nghĩa của quy định đó và ý nghĩa, khả năng thực thi khi áp

dụng trong thực tế để tìm ra những bất cập cần khắc phục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!