Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại
PREMIUM
Số trang
166
Kích thước
8.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1478

Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH ----™&----

NGUYỄN ĐỨC VINH

QUYỀN LỰA CHỌN PHÁP LUẬT TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS ĐỖ VĂN ĐẠI

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ……………..…………………….….

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ……………..……………………..…

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ………………..…………….………

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ………..…………………….………

1.1.3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu …………..…...……………

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu ..………………..………………

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………

1.2.2. Giả thiết nghiên cứu ……..………………………..……………………..

1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu ………………………………..…………………...

1.2.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………..……………….

Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LỰA CHỌN

PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ

YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ……………………………………………………….

2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý và đặc điểm của quyền lựa chọn pháp

luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ..

2.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài

và quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài ……………………………………………………......

2.1.2. Bản chất pháp lý và đặt điểm của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt

3

động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài …………………….

2.1.3 Hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ

hợp đồng và phát sinh ngoài hợp đồng .....................................................

2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và vị trí pháp luật về quyền

lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu

tố nước ngoài …………………………………………...……………….

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về quyền lựa chọn pháp

luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài …….

2.2.2. Vai trò và vị trí của pháp luật về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt

động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ……………………

Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: QUYỀN LỰA CHỌN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI PHÁT SINH

TỪ HỢP ĐỒNG …………………………………………………………………

3.1. Các quy định chung về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động

kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài ………………………..

3.1.1. Nguyên tắc tự do hợp đồng và tự do kinh doanh là căn cứ pháp lý của

quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài ………………………………………………………..

3.1.2. Quy định tự do lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương

mại có yếu tố nước ngoài ...........................................................................

3.1.3. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị giải pháp .................................................

3.2. Các quy định cụ thể về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động

kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng

3.2.1. Ghi nhận các nội dung của quyền lựa chọn pháp luật trong hợp đồng

kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài …………………………..

3.2.2. Loại trừ dẫn chiếu ......................................................................................

4

3.2.3. Giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng ..........................

3.3. Những bất cập của hệ thống pháp luật, thực tiễn áp dụng và kiến

nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài phát sinh từ hợp đồng ...................................................................

3.3.1. Mâu thuẫn giữa pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành về quyền

lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại phát sinh từ

hợp đồng.....................................................................................................

3.3.2. Thiếu các quy định về cách thức, thời điểm, hình thức, hiệu lực, tính độc

lập của thoả thuận lựa chọn pháp luật, quyền lựa chọn pháp luật điều

chỉnh một phần hay toàn bộ hợp đồng ......................................................

3.3.3. Giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh

thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng chưa rõ ràng,

minh bạch ..................................................................................................

3.3.4. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị giải pháp .................................................

Kết luận chương 3

CHƯƠNG 4: QUYỀN LỰA CHỌN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI PHÁT SINH

NGOÀI HỢP ĐỒNG ……………………………………………………………

4.1. Các quy định chung về quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với

nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng ........................................................

4.1.1. Tự do thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp

đồng ...........................................................................................................

4.1.2. Cách thức và thời điểm thực hiện quyền lựa chọn pháp luật áp dung đối

với nghĩa vụ ngoài hợp đồng .....................................................................

4.1.3. Hình thức thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài

5

hợp đồng ……………………………………………...…………………

4.1.4. Giới hạn quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài

hợp đồng ....................................................................................................

4.1.5 Luật áp dụng đối với điều khoản hiệu lực của thoả thuận lựa chọn luật

áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng ……………………………….

4.2. Các quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng

theo pháp luật Việt Nam ……………….………………………………

4.2.1. Quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng ……………………………………………………...…...

4.2.2. Quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc thực hiện công việc

không có ủy quyền …………………………………………………...…..

4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam

về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương

mại có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng …………………

Kết luận chương 4

KẾT LUẬN

DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ

CÔNG BỐ

1. Quyền tự do thoả thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại

quốc tế, Tạp chí Toà án nhân dân, số 18 và số 19, năm 2016

2. Bàn về vấn đề tự do chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm

ngoài hợp đồng trong pháp luật Liên minh Châu Âu (EU), Tạp chí Khoa

học Pháp lý, số 1, năm 2017.

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền lựa chọn pháp luật nhằm điều chỉnh những vấn đề liên quan đến

quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nói chung và trong hoạt

động kinh doanh, thương mại nói riêng là vấn đề được đặt ra khi các chủ thể tham

gia vào các quan hệ pháp luật có yếu tố quốc tế, hay như ở Việt Nam gọi là quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài1

. Nếu như hoạt động kinh doanh, thương mại chỉ liên

quan đến một quốc gia, thì vấn đề lựa chọn pháp luật nói chung và quyền lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại nói riêng hầu như không được

đặt ra vì hoạt động của các chủ thể chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia, do không

có xung đột pháp luật nên không thể có vấn đề chọn luật của quốc gia khác để điều

chỉnh các quan hệ này. Ngược lại, trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu

tố nước ngoài hay còn gọi cách khác là hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế,

quyền của các chủ thể kinh doanh được lựa chọn pháp luật để điều chỉnh những vấn

đề phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại của mình là một tất yếu khách

quan và quyền này đã và đang được thừa nhận ngày càng rộng rãi trong tư pháp

quốc tế của các quốc gia trên thế giới cũng như trong các văn bản pháp luật của Việt

Nam.

Đặc biệt, trong xu thế không thể đảo ngược của tiến trình tự do hóa thương

mại và hội nhập quốc tế hiện nay, người ta vẫn phải thừa nhận một thực tế khách

quan là cho dù tự do hóa thương mại và hội nhập sâu rộng ở mức độ nào đi chăng

nữa, cho dù các hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực và toàn cầu có

được ký kết nhiều đi chăng nữa thì sự khác nhau trong các quy định của pháp luật

các quốc gia về cùng một vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh,

thương mại nhất định sẽ vẫn luôn tồn tại.

Hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế nói chung và xung đột

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng là

1 Điều 663 khoản 2 BLDS 2015 quy định “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ thuộc một trong

các trường hợp sau đây: (a). Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (b).

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện

hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; (c). Các bên tham gia đều là công dân Vệt Nam, pháp nhân

Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.

7

không thể phủ nhận. Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật, một trong những xu

hướng đang phát triển mạnh mẽ là cho phép các chủ thể được quyền tự do thỏa

thuận lựa chọn pháp luật áp dụng trong các quan hệ kinh doanh, thương mại của

mình. Giải pháp này không chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật và giúp các chủ

thể kinh doanh hiểu rõ và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà

còn đặt ra nhiệm vụ cho cả chủ thể kinh doanh, cho cơ quan tài phán (toà án, trọng

tài) phải am hiểu về luật pháp được các bên thỏa thuận lựa chọn để áp dụng và thực

thi khi có tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, thương mại đó.

Ngoài ra, trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện đại, việc cho phép các

bên tự do lựa chọn pháp luật không chỉ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết

xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế mà còn tạo cơ sở pháp lý để pháp luật

nước ngoài (do các chủ thể lựa chọn) được đối xử ngang bằng với pháp luật trong

nước. Như vậy, việc lựa chọn pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài không chỉ là vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động

kinh doanh, thương mại của các chủ thể mà còn là quyền của các chủ thể có liên

quan và quyền này được pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận.

Vấn đề quyền lựa chọn pháp luật đã được ghi nhận trong các học thuyết về tư

pháp quốc tế, được luật hóa trong pháp luật quốc gia và việc thực thi quyền lựa

chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng được áp dụng

phổ biến ở nhiều nước thuộc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Ở Hoa Kỳ, theo

mô hình nhà nước liên bang, quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại được ghi nhận và thực hiện trong thời gian dài khi quan hệ kinh doanh,

thương mại phát sinh giữa các chủ thể ở các bang khác nhau của Hoa Kỳ. Pháp luật

các nước trong khối EU ngày càng được ghi nhận theo hướng mở rộng quyền tự

định đoạt của các chủ thể kinh doanh, thương mại được lựa chọn pháp luật… Trong

phạm vi liên minh, EU cũng đã hướng đến việc thống nhất các quy định nhằm đảm

bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể kinh doanh, thương mại thực hiện

quyền lựa chọn pháp luật thông qua việc ban hành công ước Rome 1980, sau đó sửa

đổi, bổ sung thành quy tắc Rome I và quy tắc Rome II… về quyền lựa chọn pháp

luật với xu hướng cho phép chủ thể có quyền lựa chọn pháp luật có phạm vi áp

dụng rộng lớn.

8

Ở Việt Nam, vấn đề lựa chọn pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài cũng đã được pháp luật thực định ghi nhận trong BLDS qua các giai đoạn,

trong BLDS 2015 và trong các luật chuyên ngành2

. Tuy nhiên, các quy định về

quyền lựa chọn pháp luật còn nhiều bất cập và thiếu sót. Theo NCS, có ít nhất sáu

bất cập, thiếu sót sau đây: Thứ nhất, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

không tạo ra căn cứ pháp lý đầy đủ, vững chắc cho các chủ thể kinh doanh, thương

mại thực hiện quyền lựa chọn pháp luật trong thực tế cũng như các cơ quan giải

quyết tranh chấp áp dụng pháp luật mà các bên lựa chọn. Thứ hai, việc lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài chưa được

thừa nhận là một quyền năng về pháp lý của các chủ thể kinh doanh, thương mại.

Thứ ba, các quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài chưa được pháp điển hóa như một chế định pháp

luật điển hình. Thứ tư, quy định về quyền lựa chọn pháp luật của các chủ thể trong

hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong BLDS cũng như

trong các luật chuyên ngành chưa thống nhất, còn nhiều chỗ mâu thuẫn giữa pháp

luật chung và pháp luật chuyên ngành. Thứ năm, nguyên tắc, nội dung, phạm vi và

hình thức của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại

chưa đầy đủ. Thứ sáu, còn thiếu vắng nhiều quy định về quyền lựa chọn pháp luật

để điều chỉnh quan hệ phát sinh ngoài hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài.

Các quy định về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại nói chung và trong quan hệ nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp

đồng trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng khó thực hiện

trong thực tiễn do pháp luật thường đặt ra các nguyên tắc để ràng buộc và giới hạn

quyền chọn luật của các chủ thể. Vẫn còn những quy định không rõ ràng mang tính

rào cản, giới hạn quyền lựa chọn pháp luật của các chủ thể khi họ tham gia vào các

quan hệ kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Nhiều quy định về quyền lựa

chọn pháp luật còn chung chung, chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của tư

pháp quốc tế hiện đại... Những bất cập này nếu không được loại bỏ thì sẽ cản trở sự

2 Xem quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 664 BLDS 2015; khoản 2 Điều 5 LTM 2005; khoản 4 Điều 4 LĐT

2014; khoản 2 Điều 5 BLHH 2015...

9

phát triển của các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các doanh nghiệp Việt

Nam với các doanh nghiệp nước ngoài và làm cho hệ thống pháp luật nước ta sẽ trở

nên thiếu thích ứng, chưa tương thích với pháp luật quốc tế và chưa đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế

3

.

Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện từ cả

góc độ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, những vấn đề liên quan đến các học thuyết

của tư pháp quốc tế về quyền lựa chọn pháp luật, liên quan đến quy định của pháp

luật về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài và việc thực thi quyền lựa chọn pháp luật trong thực tế tại một số quốc

gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhằm chỉ ra những bất cập, nguyên nhân

của những bất cập để từ đó có giải pháp bổ sung, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài là rất cần thiết. Đây cũng chính là lý do để NCS lựa chọn vấn đề “Quyền lựa

chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại” có yếu tố nước ngoài

trong pháp luật Việt Nam làm đề tài Luận án tiến sĩ luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

Luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nội hàm quyền lựa chọn pháp luật

trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Căn cứ pháp lý của

việc giới hạn quyền lựa chọn pháp luật của chủ thể kinh doanh, thương mại nhằm

tăng cường quyền tự định đoạt của các chủ thể và bảo đảm pháp luật được các chủ

thể lựa chọn có phạm vi áp dụng rộng nhất, nhưng không phương hại đến các giá trị

nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam.

3 Trong khi đó, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã vạch rõ mục

tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”, và yêu

cầu “đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để

góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế”. Để đạt được mục

tiêu đó, Nghị quyết đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, trong đó “đẩy

mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông

lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

10

Đề tài luận giải cho các đề xuất về giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Luận giải để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại: Làm rõ khái niệm và nội dung

của khái niệm về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại

có yếu tố nước ngoài và chỉ ra phạm vi những mối quan hệ nào trong hoạt động

kinh doanh, thương mại cần phải được điều chỉnh bởi chế định về quyền lựa chọn

pháp luật; Chỉ ra những loại hình chủ thể nào có quyền lựa chọn pháp luật trong

hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; Vai trò của pháp luật về

quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài;

Nghiên cứu các nguyên tắc, căn cứ, nội dung và phạm vi của quyền lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại, bao gồm các hoạt động kinh

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng và phát sinh ngoài

hợp đồng (như trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan đến

hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, thực hiện công việc kinh

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài không có uỷ quyền…). Các quy định giới

hạn quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài cũng như những tác động của chúng đến quyền tự do thoả thuận lựa

chọn pháp luật của các chủ thể kinh doanh, thương mại.

Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp

luật về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài để chỉ ra những bất cập của pháp luật, những khó khăn trong quá trình

thực thi đồng thời so sánh với các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế và

pháp luật của một số nước nhằm nêu bật những điểm chưa phù hợp của pháp luật

Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

11

Luận giải cho những giải pháp và kiến nghị được nêu trong Luận án về

hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động

kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến lựa chọn pháp

luật và quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài. Đề tài cũng nghiên cứu những vấn đề về kinh doanh, thương mại về

hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trong kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, về xung đột pháp luật trong tư

pháp quốc tế và về quyền lựa chọn pháp luật của các chủ thể trong tư pháp quốc tế

nói chung và trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài nói

riêng.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các quy định của pháp luật Việt

Nam, của pháp luật một số nước tiêu biểu và của các điều ước quốc tế có liên quan

về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Về nội dung

Quyền lựa chọn pháp luật là nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp

quốc tế. Tư pháp quốc tế có đối tượng điều chỉnh rất rộng, bao gồm tất cả các quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, như quan hệ dân sự, quan hệ sở hữu, quan hệ hôn

nhân gia đình, quan hệ thừa kế, quan hệ lao động, quan hệ kinh doanh, thương mại,

quan hệ trái vụ…. Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ, như tên gọi của đề tài

Luận án đã chỉ rõ, phạm vi nghiên cứu của Luận án giới hạn ở những vấn đề về

quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài. Hoạt động kinh doanh, thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,

vì vậy Luận án không nghiên cứu về quyền lựa chọn pháp luật trong các quan hệ

dân sự nhằm mục đích tiêu dùng.

Kinh doanh, thương mại, hiểu theo cách hiểu của WTO, là lĩnh vực rộng lớn,

bao gồm các hoạt động kinh doanh, thương mại trong đầu tư, trong thương mại

12

hàng hoá, trong thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ… Tuy

nhiên, Luận án chỉ nghiên cứu về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài do các chủ thể kinh doanh là các doanh

nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện.

Khi xác định yếu tố nước ngoài trong hoạt động kinh doanh, thương mại hay

còn gọi là yếu tố quốc tế, Luận án dựa trên cơ sở quy định và các tiêu chí xác định

yếu tố nước ngoài theo BLDS 2015, có so sánh với quy định của pháp luật một số

nước và điều ước quốc tế về yếu tố nước ngoài hay yếu tố quốc tế vì có sự không

thống nhất trong cách hiểu giữa pháp luật các nước và các điều ước quốc tế .

Hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài là lĩnh vực rộng,

bao gồm từ quá trình thành lập doanh nghiệp, quá trình thực hiện các hoạt động

kinh doanh, thương mại ở phạm vi trong nước và cả ở phạm vi quốc tế, quá trình

phát triển và thậm chí cả quá trình giải thể hoặc phá sản của doanh nghiệp. Trong cả

quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, việc thực hiện hoạt động kinh

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài chủ yếu tập trung ở hai mảng hoạt động

chính là mảng ký kết và thực hiện các hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài và mảng liên quan đến những quan hệ kinh doanh, thương mại

phát sinh ngoài hợp đồng. Trong khuôn khổ của Luận án, phạm vi nghiên cứu sẽ tập

trung phân tích vấn đề về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế

trong đó có một bên là doanh nghiệp Việt Nam và các quan hệ phát sinh ngoài hợp

đồng trong đó liên quan đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.

Tại Việt Nam, quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương

mại có yếu tố nước ngoài chưa được luật hóa thành một chế định trong pháp luật

Việt Nam với ý nghĩa là một quyền năng của chủ thể kinh doanh, do đó, khi nghiên

cứu quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

nước ngoài, để có cái nhìn bao quát và cụ thể Luận án sẽ phân tích quyền lựa chọn

pháp luật của chủ thể trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài

phát sinh từ hợp đồng và ngoài hợp đồng nói chung, không đi sâu phân tích về sự

khác nhau của từng loại nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng trong

13

từng lĩnh vực cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ,

đầu tư, hay hợp đồng liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ…

Khi phân tích về quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài, Luận án tập trung làm rõ 03 nội dung lớn là: (1).

Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý và nội dung của quyền lựa chọn pháp luật

trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; (2). Quyền lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ

hợp đồng; (3). Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại

có yếu tố nước ngoài phát sinh ngoài hợp đồng.

3.2.2. Về không gian

Để có cơ sở so sánh với pháp luật Việt Nam, Luận án nghiên cứu quy định

về quyền lựa chọn pháp luật trong một số điều ước quốc tế có liên quan như: Công

ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (ký tại Vienna

ngày 11/4/1980, viết tắt từ trong tiếng Anh là CISG); Quy tắc số 593/2008 ngày

17/6/2008 của EU về Luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng, có hiệu lực từ ngày

17/12/2009 (gọi tắt là Quy tắc Rome I); Quy tắc số 864/2007 ngày 11/7/2007 của

EU về Luật áp dụng cho nghĩa vụ ngoài hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 11/01/2009

(gọi tắt là Quy tắc Rome II); Bộ nguyên tắc La Hay về lựa chọn pháp luật áp dụng

đối với hợp đồng thương mại quốc tế năm 2015 (gọi tắt là Bộ nguyên tắc La Hay

2015); Pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật một số nước trong Liên minh Châu Âu, các hiệp

định tự do thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước như Hoa Kỳ, Hàn

Quốc...

3.2.3. Về thời gian

Khi xem xét thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật

trong hoạt động kinh doanh, thương mại, Luận án lấy mốc năm 2005 - năm Việt

Nam ban hành LTM 2005 và ban hành BLDS 2005 điều chỉnh hoạt động kinh

doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài - cho đến hiện nay.

Do BLDS 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và cùng thời gian này,

các luật chuyên ngành (như LĐT 2014, LDN 2014, BLHH 2015…) cũng đã có hiệu

lực, nên Luận án đề xuất giải pháp bổ sung hay sửa đổi pháp luật về quyền lựa chọn

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại trong xu hướng tất yếu cần hoàn

14

thiện pháp luật Việt Nam cho giai đoạn xây dựng hoàn thiện pháp luật những năm

tiếp theo.

4. Kết quả nghiên cứu và những điểm mới của Luận án

4.1. Kết quả nghiên cứu

Luận án đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, Luận án hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, ở góc độ lý luận về

quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài, trong đó chỉ ra những vấn đề liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài mà

các nhà khoa học đi trước đã giải quyết, và những vấn đề thuộc về nội hàm của

quyền lựa chọn pháp luật chưa được các nghiên cứu trước làm rõ. Đồng thời, chỉ ra

nhiệm vụ cụ thể của Luận án này.

Thứ hai, Luận án đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về quyền lựa chọn pháp luật

trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài như: Khái niệm, bản

chất pháp lý và vai trò của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài; Căn cứ xác định quyền lựa chọn pháp luật trong

hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phát sinh từ hợp đồng và

ngoài hợp đồng; Lĩnh vực, nội dung, phạm vi áp dụng quyền lựa chọn pháp luật và

sự cần thiết phải quy định rõ ràng về giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật áp dụng

trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài nhằm tăng cường

quyền tự định đoạt của các bên và đảm bảo pháp luật được các bên lựa chọn có

phạm vị áp dụng rộng nhất.

Thứ ba, Luận án phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam,

có so sánh với pháp luật một số nước, về quyền lựa chọn pháp luật đối với hoạt

động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Phân tích làm rõ mâu thuẫn

giữa các quy định pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành về quyền lựa chọn

pháp luật và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thực thi quyền

lựa chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng và phát

sinh ngoài hợp đồng.

Thứ tư, Luận án chỉ ra những quy định trong pháp luật Việt Nam không rõ

ràng, đầy đủ, không tạo căn cứ pháp lý vững chắc cho các chủ thể kinh doanh,

thương mại thực thị quyền lựa chọn pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị

15

cụ thể về sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về

quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước

ngoài nói chung.

4.2. Những điểm mới của Luận án

Luận án có những điểm mới dưới đây:

Luận án đã luận giải để xây dựng khái niệm cụ thể về quyền lựa chọn pháp

luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài và làm rõ bản

chất pháp lý của quyền này. Trên cơ sở các luận giải đó, Luận án khẳng định quyền

lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài là

một quyền năng cơ bản và quan trọng của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh,

thương mại có yếu tố nước ngoài và quyền này cần được pháp điển hóa thành một

chế định pháp luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luận án phân tích và luận giải tại sao phải ghi nhận quyền lựa chọn pháp

luật, ghi nhận quyền này ở mức nào, giới hạn của quyền đó như thế nào? Giới hạn

quyền theo cách chặn ngay từ đầu bằng cách quy định các lĩnh vực trong đó các bên

được quyền lựa chọn pháp luật hay giới hạn quyền theo cách ngăn chặn hậu quả bất

lợi của việc áp dụng pháp luật nước ngoài? Làm rõ nội dung, hình thức, phạm vi,

hiệu lực của quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài như là căn cứ để ghi nhận quyền lựa chọn pháp luật trong quan

hệ kinh doanh, thương mại với ý nghĩa là một chế định pháp luật cơ bản. Và quyền

của các chủ thể kinh doanh, thương mại được lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ

phát sinh từ hợp đồng và ngoài hợp đồng nhằm tạo cơ sở để pháp luật nước ngoài

(do các chủ thể lựa chọn) được đối xử ngang bằng với pháp luật trong nước, qua đó

tạo niềm tin cho các chủ thể tích cực tham gia các quan hệ kinh doanh, thương mại

có yếu tố nước ngoài.

Luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền lựa

chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài theo

ba vấn đề lớn là: Lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có

yếu tố nước ngoài với ý nghĩa là quyền năng của các chủ thể kinh doanh, thương

mại; Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại có yếu tố

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!