Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
------
VÕ NGỌC TRIỀU
QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA BỊ CÁO
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
UẬN V N THẠC S UẬT HỌC
ự và ố tụ g ự - Mã số: 60380104
TS. ƯƠNG THỊ M QUỲNH
TP. HỒ CHÍ MINH, N M 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Các tài liệu và số liệu nêu trong luận văn là tuyệt đối chính xác và trung thực.
Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Võ Ngọc Triều
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bản án sơ thẩm
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Hội đồng xét xử
Quyết định phúc thẩm
Quyết định sơ thẩm
Tham gia tố tụng
Tiến hành tố tụng
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao
Tố tụng hình sự
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Xét xử phúc thẩm
Xét xử sơ thẩm
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
BAST
BLHS
BLTTHS
HĐXX
QĐPT
QĐST
TGTT
THTT
TAND
TANDTC
TTHS
VKS
VKSNDTC
XXPT
XXST
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN KHÁNG
CÁO CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .......................7
1.1. Khái niệm về quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam ............................................................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quyền kháng cáo của bị cáo trong
tố tụng hình sự Việt Nam ...............................................................................14
1.3. Đặc điểm của quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam ..........................................................................................................18
1.4. Ý nghĩa của quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam ..........................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...............................................................................27
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA
BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ..........................................29
2.1. Khái quát quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo
trƣớc khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ..............................29
2.1.1. Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo giai đoạn từ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1960 ....................................29
2.1.2. Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo giai đoạn từ năm
1960 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 .....................33
2.1.3. Quy định pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo từ khi ban hành
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003...............................................................................................37
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền kháng cáo
của bị cáo .........................................................................................................39
2.2.1. Về đối tượng kháng cáo ...........................................................................39
2.2.2. Về giới hạn của việc kháng cáo...............................................................42
2.2.3. Về thủ tục kháng cáo................................................................................43
2.2.4. Về thời hạn kháng cáo .............................................................................46
2.2.5. Về bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo ....................................................49
2.3. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo đảm quyền
kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam ................................53
2.3.1. Bảo đảm quyền được giải thích về quyền kháng cáo ..............................53
2.3.2. Bảo đảm quyền được nhận bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án.......54
2.3.3. Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm .......................................55
2.3.4. Bảo đảm quyền bổ sung tài liệu, đồ vật tại Tòa án cấp phúc thẩm.........56
2.3.5. Bảo đảm quyền bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm .................................57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...............................................................................59
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................................................61
3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo trong
tố tụng hình sự Việt Nam ...............................................................................61
3.1.1. Kết quả đạt được qua thực tiễn thi hành pháp luật về quyền kháng cáo
của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam........................................................61
3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn thi hành pháp luật về quyền
kháng cáo của bị cáo và nguyên nhân...............................................................64
3.2. Những giải pháp bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng
hình sự Việt Nam ............................................................................................73
3.2.1. Nội dung bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam ............................................................................................................73
3.2.2. Giải pháp bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam ............................................................................................................75
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ................................75
3.2.2.2. Giải pháp khác ..................................................................................83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................................86
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................88
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình giải quyết vụ án hình sự thường trải qua nhiều giai đoạn tố tụng
khác nhau, song giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có ý nghĩa quan
trọng. Đây là lần đầu tiên, trách nhiệm pháp lý cũng như quyền lợi hợp pháp của
những người tham gia tố tụng được xác định. Trong giai đoạn này, Tòa án có trách
nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật khách quan của vụ án,
làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết
tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo để ra bản án hoặc quyết định
sơ thẩm đúng pháp luật nhằm xử lý đúng người, đúng tội, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc giải quyết vụ án ở
giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự vẫn có những sai lầm, vi phạm pháp luật của
những người tiến hành tố tụng làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan,
quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác chưa
được bảo đảm. Nhằm khắc phục những sai lầm, vi phạm pháp luật có thể xảy ra
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, pháp luật tố
tụng hình sự của nhà nước ta đã quy định cho bị cáo và những người tham gia tố
tụng khác quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm, để yêu cầu Tòa án cấp
trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc
thẩm.
Quyền kháng cáo trong tố tụng hình sự là quyền của nhiều chủ thể nhưng đối
với bị cáo, quyền kháng cáo có tầm quan trọng đặc biệt. So với những người tham
gia tố tụng khác, bị cáo là người mang địa vị pháp lý của người bị buộc tội, có khả
năng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc nhất của nhà nước, đó
là hình phạt. Nếu việc xét xử của Tòa án là đúng người, đúng tội sẽ có tác dụng rất
lớn trong việc giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung, thông qua đó cũng bảo vệ
được quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Ngược lại, việc giải
quyết vụ án của Tòa án có sai lầm, không đúng pháp luật, điều đó sẽ xâm hại trước
hết đến quyền lợi hợp pháp của chính bị cáo, không những về tính mạng, danh dự,
nhân phẩm và tài sản mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật.
2
Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở nước ta thời gian qua cho thấy, thông
qua kháng cáo của bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã phát hiện những thiếu sót, vi
phạm của bản án, quyết định sơ thẩm và kịp thời cải sửa về tội danh, khung hình
phạt áp dụng, mức hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thậm chí không ít
trường hợp được minh oan. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực
thi pháp luật về quyền kháng cáo và cơ chế bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo
trên thực tế vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, làm cho quyền kháng cáo của bị
cáo chưa được bảo đảm trọn vẹn, cả về điều kiện thực hiện lẫn hiệu quả từ việc
kháng cáo đem lại. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất cập của
pháp luật về quyền kháng cáo, về cơ chế bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo cũng
như tinh thần trách nhiệm, năng lực của người tiến hành tố tụng trong việc thi hành
pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ thêm lý
luận và quy định của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo, từ đó chỉ ra những
hạn chế trong thực tiễn và nguyên nhân của nó, nhằm xây dựng các giải pháp hoàn
thiện, bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của bị cáo là cần thiết trong thời điểm hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về quyền kháng cáo của một chủ thể trong tố tụng hình sự nói
chung và của bị cáo nói riêng là tương đối mới mẻ. Các nhà luật học, các nhà
nghiên cứu đã thể hiện cách tiếp cận của mình về quyền kháng cáo của bị cáo qua
các công trình liên quan đã được nghiệm thu, đăng tải, có thể kể ra như:
- Các luận án và luận văn chuyên ngành, có các đề tài: “Đảm bảo quyền tự
do dân chủ của công dân trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” và “Bảo đảm quyền
con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” của
tác giả Lại Văn Trình; “Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Tiến Đạt; “Giai đoạn xét xử phúc thẩm -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Huỳnh Lập Thành và “Phạm vi xét
xử phúc thẩm và thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam” của tác giả Bùi Ngọc Hòa.
- Các sách chuyên khảo, bài viết có tên gọi: “Quyền kháng cáo của người bị
buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng và các giải pháp đảm bảo”
của tác giả Hồ Sỹ Sơn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6 năm 2010); “Hoàn thiện các
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo và các
cơ chế bảo đảm thực hiện” của tác giả Chu Thị Trang Vân (Tạp chí Nghiên cứu lập
3
pháp, số 9 năm 2010); “Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm” của của tác giả Dương
Thanh Biểu (NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2008); “Hoàn thiện quy định pháp luật về
thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự” của tác giả Phan Thị Thanh Mai
(Tạp chí Luật học số 4 năm 2003); “Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Quế (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998).
Nhìn chung, quyền kháng cáo của bị cáo trong các công trình kể trên được đề
cập nghiên cứu ở hai góc độ, đó là: quyền con người của bị cáo trong tố tụng hình sự
và quyền tố tụng của bị cáo do pháp luật quy định, mặc dù đây là những vấn đề có liên
quan chặt chẽ nhau.
Ở góc độ quyền con người trong tố tụng hình sự, nhiều tác giả đã làm rõ những
vấn đề mang tính lý luận, để khẳng định quyền kháng cáo của bị cáo là khả năng của
công dân bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được bày tỏ sự không đồng tình đối với phán
quyết hoặc quyết định của Tòa án sơ thẩm, yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết
lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm và trong mối liên hệ với việc bảo đảm quyền kháng
cáo do luật định, là một trong những phương thức có hiệu quả để bảo đảm quyền con
người của bị cáo, cũng như để đạt được mục đích của tố tụng hình sự.
Ở góc độ quyền tố tụng của bị cáo, các tác giả đã làm rõ vai trò của quyền
kháng cáo hợp pháp của bị cáo, với tư cách là một trong những căn cứ pháp lý làm phát
sinh trình tự giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm, gắn với phạm vi và thẩm
quyền của Tòa án cấp phúc thẩm. Từ đó, một vài tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực
trạng và đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo ở phạm vi khái
quát, chưa làm rõ mối liên hệ giữa quyền kháng cáo với các quyền tố tụng khác với
tư cách là cơ chế bảo đảm cho quyền kháng cáo của bị cáo và những giải pháp đề
xuất chủ yếu dừng lại ở mức độ hoàn thiện pháp luật để bảo đảm cho bị cáo khả
năng thực hiện quyền kháng cáo, mà chưa nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo
đảm tính hiệu quả của quyền kháng cáo gắn với việc thực hiện thẩm quyền của Tòa
án cấp phúc thẩm.
Vì vậy, việc nghiên cứu quyền kháng cáo của bị cáo ở góc độ là một quyền
tố tụng trong tổng thể các quy định của pháp luật về chế định quyền kháng cáo, để
làm rõ toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp bảo đảm
quyền kháng cáo của bị cáo không những về phương diện khả năng thực hiện quyền
do luật định mà còn về phương diện bảo đảm tính hiệu quả của quyền kháng cáo, là
rất cần thiết. Đây là những điểm mới mà tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, thể hiện
trong luận văn của mình. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã nêu đều có giá
4
trị khoa học và thực tiễn cao, là những tài liệu nghiên cứu rất quan trọng để giúp tác
giả hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được hai mục đích:
Thứ nhất, tiếp tục tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng
áp dụng pháp luật về quyền kháng cáo, cơ chế bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo.
Thứ hai, đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý và thực tiễn một cách phù hợp,
khả thi nhằm bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc điểm và ý nghĩa quyền
kháng cáo của bị cáo.
- Phân tích pháp luật hiện hành về quyền kháng cáo, cơ chế bảo đảm quyền
kháng cáo của bị cáo và đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp
luật về quyền kháng cáo, cơ chế bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng
hình sự và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó.
- Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp mang tính
thực tiễn để bảo đảm cho bị cáo không những về khả năng thực hiện quyền kháng
cáo mà còn về hiệu quả của quyền kháng cáo trên thực tế.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề vừa có
tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã
đề ra và trong điều kiện cho phép, tác giả tiếp cận, nghiên cứu quyền kháng cáo của
bị cáo chủ yếu ở góc độ quyền tố tụng được quy định theo pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam, các quan điểm khoa học pháp lý về quyền kháng cáo của bị cáo và thực
tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền kháng
cáo của bị cáo từ năm 2011 đến năm 2013 trong phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó,
các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ban hành trước ngày Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực, quy định của luật pháp quốc tế và một số
quốc gia về quyền kháng cáo của bị cáo sẽ được tham chiếu để làm rõ cho những
nội dung nghiên cứu.
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin để làm rõ tính khách quan, khoa học những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra và
sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để phân tích, giải thích và đánh giá nội
dung quy định của pháp luật, những quan điểm khoa học pháp lý, quan điểm áp
dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và thực trạng của quyền kháng
cáo, cơ chế bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam;
đồng thời hệ thống hóa những vấn đề đã phân tích, đánh giá thành những tiêu chí
nghiên cứu có tính khái quát cao.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng để minh họa về số liệu cho những nhận
định, đánh giá vấn đề nghiên cứu theo từng tiêu chí nhất định.
- Phương pháp lịch sử: Nhằm làm rõ những điều kiện, hoàn cảnh khách quan
của việc ban hành và sự kế thừa của những quy định pháp luật, quan điểm lập pháp
về quyền quyền kháng cáo và vấn đề bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trong tố
tụng hình sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả khảo sát thực tiễn giải
quyết vụ án ở giai đoạn xét xử, nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu chuyên đề
nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng của một số địa phương để làm cơ sở
thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về quyền kháng
cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam. So với các quan điểm và công trình
đã được nghiên cứu của nhiều tác giả, đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận
về quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự, đó là làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa quyền kháng cáo với các quyền tố tụng khác của bị cáo với ý nghĩa là cơ chế
bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo trên thực tế, đồng thời đưa ra quan điểm bảo
đảm quyền kháng cáo của bị cáo không chỉ dừng lại ở khả năng thực hiện quyền mà
còn bảo đảm hiệu quả của nó gắn với trách nhiệm và việc áp dụng đúng pháp luật
khi xem xét nội dung, yêu cầu kháng cáo của bị cáo, nếu không thì việc quy định
của pháp luật về quyền kháng cáo của bị cáo chỉ mang tính hình thức.
Đề tài đã đánh giá khách quan về thực trạng quyền kháng cáo của bị cáo và
chỉ ra những bất cập, hạn chế về pháp luật, áp dụng pháp luật về quyền kháng cáo,
cơ chế bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, từ đó đề xuất đồng bộ các giải pháp về