Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
22.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1783

Quyền hưởng bảo hiểm của người lao động khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG THẮM

QUYỀN HƯỞNG BẢO HIỂM

CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP

VI PHẠM NGHĨA VỤ THỰC HIỆN

BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUYỀN HƯỞNG BẢO HIỂM

CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI DOANH NGHIỆP

VI PHẠM NGHĨA VỤ THỰC HIỆN

BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60.38.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hoàng Hải

Học viên: Nguyễn Hồng Thắm

Lớp: Cao học Luật Khánh Hòa Khóa 4

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung

thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc

thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã

được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Hồng Thắm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT

1 Bảo hiểm thất nghiệp BHTN

2 Bảo hiểm xã hội BHXH

3 Bảo hiểm y tế BHYT

4 Bộ luật Lao động năm 2012 BLLĐ

5 Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc HĐLĐ, HĐLV

6

Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

ngày 25/6/2013

Luật ATVSLĐ

7

Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20

tháng 11 năm 2014 Luật BHXH

8

Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng

11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng

6 năm 2014

Luật BHYT

9

Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11

năm 2013

Luật Việc làm

10 Người lao động NLĐ

11 Người sử dụng lao động NSDLĐ

12

Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành

quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh

nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hôi, thẻ bảo

hiểm y tế

Quyết định số

595/QĐ-BHXH

13 Tòa án nhân dân TAND

14 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp TNLĐ, BNN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ...................................................7

1.1. Nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ..............................................7

1.2. Điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ..............................8

1.3. Quyền hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người sử dụng

lao động vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................12

CHƯƠNG 2. BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆP .18

2.1. Nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ..........18

2.2. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp....19

2.3. Quyền hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

khi người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội bắt

buộc ......................................................................................................................21

CHƯƠNG 3. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP .........................................................26

3.1. Nghĩa vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp...................................................26

3.2. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp..........................................27

3.3. Quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người sử

dụng lao động vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp .................28

CHƯƠNG 4. BẢO HIỂM Y TẾ ............................................................................35

4.1. Nghĩa vụ tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp ..................................35

4.2. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế .......................................................36

4.3. Quyền hưởng bảo hiểm y tế của người lao động trong trường hợp người

sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm y tế..........................37

KẾT LUẬN..............................................................................................................42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay diện bao phủ BHXH có tăng nhưng mới chỉ đạt 25,8% lực lượng

lao động tham gia BHXH, 22% tham gia BHTN1

, còn khoảng cách khá xa so với

mục tiêu mà Nghị quyết số 21-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đề ra là đạt 50% lực lượng

lao động tham gia BHXH vào năm 2020. Tính tới ngày 26/12/2017, số người tham

gia BHXH bắt buộc là 13,52 triệu người, BHTN là 11,72 triệu người, BHYT là 87

triệu người; toàn ngành thu được số tiền 289.349 tỷ đồng; số tiền nợ BHXH là

5.737 tỷ đồng, chiếm 3% kế hoạch thu; qua công tác thanh tra phát hiện 42.263 lao

động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian

với số tiền phải truy đóng là 88,2 tỷ đồng, có 50.735 lao động đóng thiếu mức quy

định với số tiền phải truy đóng là 47,3 tỷ đồng

2

.

Các hành vi vi phạm nghĩa vụ về BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp

gồm các hình thức như: trốn đóng, nợ, chiếm dụng, không kê khai đăng ký tham gia

BHXH với cơ quan BHXH, không ký hợp đồng, đăng ký tham gia BHXH với mức

lương thấp hơn thực tế, không kê khai khi sự kiện bảo hiểm xảy ra ảnh hưởng tới

quyền hưởng bảo hiểm của NLĐ. Điều đáng nói là trong số nợ BHXH thì có nhiều nợ

khó đòi nằm trong các doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, BHTN trong khi không

ít doanh nghiệp hàng tháng vẫn đều đặn trừ lương của NLĐ đã tác động xấu đến sự an

toàn, cân đối nguồn quỹ và đảm bảo an sinh xã hội; là biểu hiện sự thiếu kỷ cương

trong một xã hội đang thực hiện pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật.

Hiện nay, các tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ các

loại bảo hiểm ngày càng gia tăng và đa dạng. Pháp luật vừa có quy định điều chỉnh

về việc khởi kiện đòi tiền bảo hiểm nộp chưa đúng, chưa đủ vào quỹ BHXH, quỹ

BHYT; vừa có quy định xử lý về hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về

BHXH từ ngày 01/01/2018. Tuy nhiên, việc thực thi quyền khởi kiện còn đang lúng

túng ở chủ thể có quyền khởi kiện, xác định vụ hay việc dân sự, xác định quan hệ

tranh chấp là dân sự, lao động hay hành chính. Tính tới ngày 31/7/2018, cơ quan

1 Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TƯ của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Ban Kinh tế trung ương – Bảo hiểm xã hội Việt

Nam, Hà Nội, 28/6/2018.

2 Hội nghị thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế tháng 12/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà

Nội, 26/12/2017.

2

cảnh sát điều tra cũng chưa thể khởi tố vụ án hình sự nào liên quan tới hành vi vi

phạm nghĩa vụ về BHXH.

Trong khi đó, nguyên tắc của chế độ BHXH, BHTN, BHYT là mức hưởng

bảo hiểm được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có sự sẻ chia giữa

những người tham gia bảo hiểm. Với thực trạng khó khăn nêu trên, liệu rằng quyền

hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT của NLĐ có được đảm bảo khi các lợi ích

từ chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo

hiểm thất nghiệp, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế là cần thiết, hiện hữu, liên quan

trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng, thu nhập của NLĐ. Trong khi đó, thời gian để cơ

quan quản lý nhà nước “truy đòi” được số tiền nợ về bảo hiểm từ NSDLĐ là cả một

thời gian dài, có khi là vô thời hạn khi mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tài sản doanh

nghiệp không còn.

Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và

pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT nói riêng, là một nhu cầu khách quan. Chính vì

vậy, tác giả thấy cần thiết phải nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của quy

định về quyền hưởng bảo hiểm của NLĐ trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm

nghĩa vụ thực hiện BHXH, BHYT. Từ đó đánh giá thực trạng và khó khăn để đề

xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể để đảm bảo trước hết quyền lợi của người lao

động, sau đó là an toàn của Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm

thất nghiệp. Đây là nhu cầu cần thiết, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp

luật, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật một cách đồng bộ và đạt hiệu quả

cao. Đó chính là lý do mà tác giả chọn đề tài “Quyền hưởng bảo hiểm của người

lao động khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực trạng vi phạm nghĩa vụ về BHXH đang diễn biến phức tạp, gây nhiều hậu

quả xấu đến an toàn quỹ BHXH, quyền hưởng chế độ BHXH của NLĐ. Đây cũng là

vấn đề quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban ngành. Chính vì vậy, đã có

nhiều công trình nghiên cứu với nhiều quy mô và góc độ về vấn đề này như:

- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt

buộc – Thực trạng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Lâm Bình, trường Đại

học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2011. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi

sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật

BHXH bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2006. Vấn đề BHYT, BHTN

3

hoàn toàn chưa được nghiên cứu và các đề xuất hoàn thiện mang tính vĩ mô về

chính sách, chưa có sự nghiên cứu hay đề cập tới quyền hưởng chế độ BHXH của

NLĐ khi NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ về BHXH.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở

Việt Nam” của tác giả Phan Thị Tuyết Vi, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

năm 2012. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh

giá những vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn hình thành, các yếu tố ảnh hưởng, việc

quản lý quỹ BHTN và kiến nghị các giải pháp bảo đảm an toàn quỹ BHTN theo quy

định tại Luật BHXH năm 2006 (hiệu lực của BHTN từ ngày 01/01/2009) và các văn

bản hướng dẫn về BHTN. Các vấn đề về vi phạm nghĩa vụ BHTN, quyền hưởng

BHTN của NLĐ chưa được đề cập trong công trình nghiên cứu này.

Bên cạnh đó còn có một số bài viết nghiên cứu về việc vi phạm nghĩa vụ

BHXH của NSDLĐ như:

- Bài viết “Thách thức trong triển khai luật bảo hiểm xã hội và một số giải

pháp” của tác giả Nguyễn Đăng Doanh đăng trên báo Lao động và Xã hội (cơ quan

thông tin lý luận nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội) số 500/2015

(từ 1-15/4/2015). Trong bài viết này, tác giả nêu lên khó khăn, thách thức khi áp dụng

một số quy định của Luật BHXH năm 2014 vào thực tiễn, nhất là quy định về hưởng

chế độ BHXH một lần và kiến nghị các giải pháp để đưa các quy định của Luật

BHXH vào thực tiễn. Bài viết này hoàn toàn không nhắc tới thực trạng vi phạm pháp

luật BHXH của NSDLĐ và quyền lợi của NLĐ khi rơi vào những NSDLĐ này.

- Bài viết “Cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo

hiểm y tế” của tác giả Bùi Sỹ Lợi đăng trên tạp chí Lao động và xã hội số 495/2015.

Ở bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện

các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.

- Bài viết “Công đoàn có quyền khởi kiện yêu cầu người sử dụng lao động

nộp tiền bảo hiểm xã hội hay không” của tác giả Vũ Thái và Hán Thị Hạnh Thúy

đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2017. Ở bài viết này, tác giả tập trung phân

tích các quy định của pháp luật lao động, BHXH, Công đoàn, Bộ luật tố tụng dân sự

để xác định quyền khởi kiện về BHXH của Công đoàn.

Những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đi sâu phân tích quy định của

pháp luật về chính sách BHXH để thấy được những ưu điểm, những khó khăn,

thách thức và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định tại

các văn bản pháp luật. Các công trình nghiên cứu này cũng mang tính tập trung vào

4

một hoặc một số chế độ đơn lẻ của BHXH, BHTN, BHYT mà chưa có công trình

nào nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của BHXH nói chung cũng như

từng chính sách của chế độ BHXH, BHTN, BHYT nói riêng. Ngoài ra, cũng chưa

có công trình nghiên cứu nào đề cập, giải quyết quyền lợi của NLĐ trong trường

hợp NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ về BHXH, BHTN, BHYT.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Luận văn sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật về đối tượng, nghĩa vụ tham

gia và điều kiện hưởng của chế độ BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT; đồng thời

nghiên cứu thực tiễn áp dụng về điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm của NLĐ

trong trường hợp NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ về BHXH, BHTN, BHYT. Trên cơ sở

các nghiên cứu, tác giả đề xuất những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp

luật cũng như các kiến nghị nhằm làm giảm tình trạng vi phạm nghĩa vụ về BHXH,

BHTN, BHYT của NSDLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan là để

các chính sách về BHXH trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu

4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về các quy định của

pháp luật và thực tiễn áp dụng về các điều kiện hưởng chế độ BHXH bắt buộc (bao

gồm chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp), BHTN, BHYT của NLĐ trong trường hợp NSDLĐ vi

phạm nghĩa vụ về BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT. Bởi theo quy định pháp luật

hiện hành, NLĐ, NSDLĐ phải đồng thời đóng đầy đủ các loại tiền bảo hiểm vào

quỹ BHXH, quỹ BHTN, quỹ BHYT thì mới có quyền hưởng bảo hiểm.

NSDLĐ được nêu trong Luận văn chỉ giới hạn ở chủ thể là doanh nghiệp.

Đối với các chủ thể sử dụng lao động khác gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội

khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam; hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê

mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ; và chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, tác giả

không đề cập, nghiên cứu trong Luận văn này.

Các nội dung khác như xác định quan hệ tranh chấp, xác định chủ thể tham

gia tố tụng, mức đóng, quá trình thi hành án về bảo hiểm, thủ tục chốt sổ bảo hiểm

5

xã hội, quy trình thủ tục hưởng BHTN, BHYT tác giả cũng không đề cập trong

Luận văn này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành

cũng như tình hình khảo sát thực tế về quyền hưởng các chế độ bảo hiểm của NLĐ

khi NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ BHXH, BHTN, BHYT.

Dựa trên kết cấu của luận văn được chia làm bốn chương tương ứng với bốn

nội dung của đề tài là BHXH bắt buộc (chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ hưu

trí và chế độ tử tuất); bảo hiểm TNLĐ, BNN; BHTN; BHYT. Từng chương sẽ giải

quyết dứt điểm một vấn đề. Do vậy, ở mỗi chương tác giả sẽ kết hợp nhiều phương

pháp khác nhau, cụ thể:

Sử dụng phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực trạng so sánh với những vấn

đề pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp về các vi phạm của NSDLĐ ảnh

hưởng tới quyền hưởng các chế độ bảo hiểm của NLĐ; phương pháp giải thích luật

nhằm đưa ra những ý kiến đánh giá một cách cụ thể, rõ ràng các quy định trong luật

hiện hành, xem xét trong việc giải quyết các vụ án về yêu cầu giải quyết chế độ

BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN, BHTN, BHYT; phương pháp phân tích, phương

pháp tổng hợp, phương pháp bình luận bản án để giới thiệu các ví dụ cụ thể trong

thực tiễn liên quan đến nội dung đề tài, từ đó có những kiến nghị để hoàn thiện pháp

luật về quyền hưởng bảo hiểm của NLĐ trong trường hợp NSDLĐ vi phạm nghĩa

vụ về BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN, BHTN, BHYT.

5. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu

Đề tài sẽ là một tài liệu có giá trị cho những người quan tâm và có nhu cầu

nghiên cứu về việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ – người yếu thế trong quan hệ lao

động trong việc hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Trong công trình nghiên

cứu của mình, tác giả còn phân tích sâu những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn áp

dụng pháp luật về BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN, BHTN, BHYT bằng các bản án

có hiệu lực pháp luật trong các vụ án được Tòa án giải quyết nên đề tài còn có giá

trị tham khảo trong quá trình thực thi pháp luật của các cơ quan tố tụng, người tiến

hành tố tụng. Đồng thời góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về

BHXH, bảo hiểm TNLĐ, BNN, BHTN, BHYT trong thời gian tới khi Chính phủ

đang nghiên cứu, chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về quản lý

thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và đảm bảo quyền lợi của NLĐ; Nghị định quy định

6

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người Việt

Nam đi lao động ở nước ngoài theo HĐLĐ và đặc biệt là sửa đổi Bộ luật lao động.

6. Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì Luận

văn được chia thành 04 (bốn) chương chi tiết như sau:

Chương 1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chương 2. Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Chương 3. Bảo hiểm thất nghiệp

Chương 4. Bảo hiểm y tế

7

CHƯƠNG 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

BHXH tại Việt Nam hiện nay được xây dựng theo hai loại hình: BHXH bắt

buộc và BHXH tự nguyện. Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành trên cơ sở sự đóng

góp của hai chủ thể là: NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. Việc

quản lý Quỹ BHXH là do Nhà nước đảm nhiệm và giao cho cơ quan BHXH các cấp

thực hiện. Các chế độ nằm trong hệ thống BHXH bắt buộc bao gồm: trợ cấp ốm đau,

trợ cấp thai sản, trợ cấp hưu trí và trợ cấp tử tuất. Mục đích của việc tham gia BHXH

bắt buộc là cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho mọi người, đặc biệt là NLĐ và người

thân thích của họ trước việc bị đe dọa mất hoặc giảm thu nhập từ các nguy cơ ốm

đau, tuổi già và các nguy cơ khác. BHXH được thực thi không phải vì mục đích

thương mại mà chỉ nhằm phục vụ con người, vì con người và đảm bảo an sinh xã hội.

1.1. Nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Việc tham gia BHXH bắt buộc là trách nhiệm, là nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ.

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật BHXH.

Đối với người sử dụng lao động, bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội

khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá

nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Đối với người lao động là công dân Việt Nam, người nước ngoài làm việc trên

lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn,

HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có

thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với

người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao

động; người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; cán

bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công

tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ

quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;

người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ

quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên

quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; người đi làm việc ở

nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!