Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền giải công - Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
766.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
704

Quyền giải công - Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG TUYỀN

QUYỀN GIẢI CÔNG

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN HOÀNG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của Phó Giáo sư – Tiến sỹ Trần Hoàng Hải; những tài liệu của

người khác được sử dụng trong luận văn này được trích dẫn đầy đủ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2013

Tác giả luận văn

Trương Thị Phương Tuyền

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AWA’s Australia Workplace Agreements

Thỏa thuận lao động cá nhân

BLLĐ Bộ luật lao động

FW Act 2009 Fair Work Act 2009

Đạo luật Lao động công bằng 2009 (Úc)

FWA Fair Work Australia

Cơ quan Lao động công bằng Úc

ILO International Labour Organization

Tổ chức lao động quốc tế

IRA 1967 Industrial Relations Act 1967

Đạo luật Quan hệ Lao động 1967 (Malaysia)

IRRA 1993 Industrial Relations Reform Act 1993

Đạo luật cải cách quan hệ lao động 1993 (Úc)

LMRA 1947 Labor Management Relations Act 1947

Luật quan hệ quản lý lao động 1947 (Hoa Kỳ)

LRA 1975 Labour Relations Act 1975

Đạo luật Quan hệ Lao động 1975 (Thái Lan)

NLĐ Người lao động

NLRA National Labor Relations Act 1935

Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia 1935 (Hoa Kỳ)

NLRB Natioanal Labor Relations Board

Hội đồng quan hệ lao động Quốc gia (Hoa Kỳ)

NSDLĐ Người sử dụng lao động

QHLĐ Quan hệ lao động

WRA 1996 Workplace Relations Act 1996

Đạo luật Quan hệ nơi làm việc 1996 (Úc)

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................................1

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về giải công và thực tiễn giải công tại

Việt Nam................................................................................................................7

1.1. Khái quát về giải công...................................................................................7

1.1.1. Khái niệm quyền giải công và giải công......................................................7

1.1.2. Lược sử giải công.......................................................................................11

1.1.3. Các quan điểm về giải công.......................................................................14

1.1.4. Thực tiễn giải công và sự cần thiết quy định quyền giải công ở Việt Nam....16

1.2. Đặc điểm của giải công ...............................................................................19

1.2.1. Giải công do người sử dụng lao động thực hiện .......................................19

1.2.2. Giải công mang tính tạm thời ....................................................................20

1.2.3. Giải công mang tính tập thể.......................................................................20

1.2.4. Giải công gắn liền với tranh chấp lao động tập thể và đình công ............20

1.2.5. Giải công dẫn đến tình trạng ngừng việc của người lao động..................21

1.3. Mục đích - Ý nghĩa của giải công..............................................................21

1.3.1. Ngăn cản hoạt động công đoàn .................................................................21

1.3.2. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người sử dụng lao động.............22

1.3.3. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tự giải quyết tranh chấp tranh chấp lao

động tập thể..........................................................................................................22

1.4. Phân loại giải công ......................................................................................23

1.4.1. Căn cứ vào tính chủ động của người sử dụng lao động khi giải công .....23

1.4.2. Căn cứ vào quy mô của giải công..............................................................24

1.4.3. Căn cứ vào đối tượng thương lượng khi giải công....................................24

1.4.4. Căn cứ vào tính hợp pháp của giải công ...................................................26

1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về giải công........................................26

1.5.1. Giai đoạn trước Bộ luật lao động 2012.....................................................26

1.5.2. Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong Bộ luật lao động 2012........27

1.5.3. So sánh quyền giải công với quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc

trong Bộ luật lao động 2012 ................................................................................28

Kết luận Chương 1 .............................................................................................30

Chương 2. Quyền giải công trong pháp luật một số nước..............................31

2.1. Khái quát quan hệ lao động và giải công trong pháp luật một số

nước .....................................................................................................................32

2.1.1. Hoa Kỳ........................................................................................................32

2.1.2. Úc ...............................................................................................................33

2.1.3. Malaysia.....................................................................................................35

2.1.4. Thái Lan .....................................................................................................36

2.2. Quy định cụ thể về giải công trong pháp luật một số nước.....................37

2.2.1. Điều kiện phát sinh quyền giải công..........................................................37

2.2.2. Thông báo giải công...................................................................................43

2.2.3. Sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền...................................................46

2.2.4. Phạm vi giải công.......................................................................................49

2.2.5. Quyền thuê mướn lao động thay thế khi giải công ....................................53

2.2.6. Quy định về tính hợp pháp của giải công .................................................56

2.2.7. Hậu quả pháp lý của giải công ..................................................................59

Kết luận Chương 2 .............................................................................................62

Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải công...............64

3.1. Kiến nghị nhằm hướng dẫn thi hành quyền đóng cửa tạm thời nơi

làm việc trong BLLĐ 2012 ................................................................................64

3.1.1. Điều kiện phát sinh quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc.......................64

3.1.2. Thời hạn thông báo trước khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc .................65

3.1.3. Phạm vi đóng cửa tạm thời nơi làm việc ...................................................66

3.1.4. Hậu quả pháp lý của việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc........................66

3.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLLĐ 2012 nhằm mở rộng và quy định

đầy đủ hơn quyền giải công tại Việt Nam........................................................68

3.2.1. Sử dụng khái niệm “giải công” thay cho “đóng cửa tạm thời nơi làm

việc” .....................................................................................................................69

3.2.2. Mở rộng phạm vi quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc ..........................69

3.2.3. Điều kiện phát sinh quyền giải công..........................................................70

3.2.4. Thời hạn thông báo trước khi giải công ....................................................71

3.2.5. Sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền đối với giải công ......................73

3.2.6. Quyền thuê mướn lao động thay thế khi giải công ....................................73

3.2.7. Quy định về tính hợp pháp của giải công và thẩm quyền xác định tính

hợp pháp của giải công........................................................................................74

3.2.8. Hậu quả pháp lý của giải công ..................................................................75

Kết luận chung....................................................................................................77

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày 18/6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã

thông qua BLLĐ 2012 (có hiệu lực ngày 01/5/2013). Một trong những điểm mới

của bộ luật này là ghi nhận “quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc”0F

1 của

NSDLĐ. Theo đó, NSDLĐ được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi NLĐ

tiến hành đình công do không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động hoặc để bảo vệ

tài sản.

Việc đưa vào BLLĐ 2012 nội dung này cho thấy các nhà làm luật đã quan

tâm hơn đến việc bảo vệ quyền chính đáng của NSDLĐ trong thời gian xảy ra

TCLĐ. Từ trước đến nay, vì luật chưa quy định, nên NSDLĐ rất bị động trong

việc đối phó với các cuộc đình công của NLĐ.

Qua tìm hiểu một số tài liệu cho thấy “quyền tạm thời đóng cửa nơi làm

việc” trong BLLĐ 2012 tương tự “quyền giải công” (lockout) trong pháp luật

nhiều nước. Nói cách khác, quyền tạm thời đóng cửa nơi làm việc trong BLLĐ

2012 chính là quyền giải công trong pháp luật các nước nhưng ở mức độ hạn chế

hơn. Vì vậy, việc công nhận quyền tạm thời đóng cửa nơi làm việc trong BLLĐ

2012 có thể được xem là bước khởi đầu để quyền giải công được công nhận đầy

đủ hơn trong pháp luật lao động Việt Nam.

Vì đây là một nội dung mới được quy định trong BLLĐ 2012, các tài liệu

nghiên cứu trong nước chưa nhiều, cho nên việc tìm hiểu quy định của pháp luật

các nước về nội dung này là cần thiết để học tập kinh nghiệm, hoàn thiện pháp

luật trong nước.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Do giải công được pháp luật nhiều nước công nhận từ lâu, nên vấn đề này

được đề cập trong nhiều tài liệu nước ngoài như: “Lockouts: Past, Present, and

Future” (Dell Bush Johannesen), “The control and regulation of strikes and

lock-outs in Malaysia” (Cyrus V. Das), “Lockout Law in Australia: Into the

Mainstream?” (Chris Briggs)… Các bài viết này giới thiệu về giải công ở những

1 Tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 BLLĐ 2012.

2

góc độ khác nhau, là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu về lý luận và quy định

về giải công trong pháp luật các nước, để từ đó có thể rút ra những bài học kinh

nghiệm phù hợp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nước về giải công.

Ở Việt Nam, hiện tác giả chưa tìm thấy luận văn hoặc đề tài nghiên cứu

khoa học toàn diện về quyền giải công. Gần đây, vấn đề này đã được đề cập

trong một số bài báo, bài viết đăng tải trên tạp chí như: “Quyền bế xưởng”1F

2 của

tác giả Trần Thanh Tùng, Thời báo kinh tế Sài Gòn online2F

3

; “Quyền giải công

của NSDLĐ và hướng sửa đổi bổ sung BLLĐ” của PGS.TS. Trần Hoàng Hải3F

4

.

Thời điểm tháng 4 năm 2010, tác giả Trần Thanh Tùng viết bài Quyền bế

xưởng để đóng góp ý kiến cho dự thảo của BLLĐ 2012. Bài viết khá ngắn với

khoảng 1.700 từ. Trong đó, tác giả tập trung phân tích và so sánh khái niệm

“đóng cửa doanh nghiệp”4F

5 trong dự thảo BLLĐ với khái niệm “bế xưởng”

(tiếng Anh là lockout) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Từ đó, tác giả bài viết đưa ra những kiến nghị đối với dự thảo BLLĐ 2012,

bao gồm: (1) đề nghị dùng thuật ngữ “bế xưởng” thay cho “đóng cửa doanh

nghiệp”. Tác giả bài viết cho rằng khái niệm đóng cửa doanh nghiệp dễ gây

nhầm lẫn với việc đóng cửa doanh nghiệp vì các lý do khác như thanh lý hoặc

giải thể doanh nghiệp và nếu cho phép đóng cửa doanh nghiệp sẽ dẫn đến phạm

vi quyền bế xưởng quá rộng (toàn bộ doanh nghiệp); (2) đề nghị bỏ quy định lý

do bế xưởng là "không đủ nhân lực để duy trì hoạt động bình thường", vì quy

định này không thực tế và không bao quát; (3) về thời hạn thông báo trước, đề

nghị không quy định 3 ngày mà cho phép NSDLĐ bế xưởng ngay khi có nguy

cơ phá hoại hoặc có hành vi phá hoại tài sản; (4) đề nghị quy định cơ quan có

thẩm quyền xác định hành vi bế xưởng trái pháp luật. Bên cạnh đó, tác giả cũng

đưa ra những kiến nghị khác như: đề nghị cân nhắc việc sử dụng “các phần tử

quá khích”; không cần thiết phải quy định riêng về thủ tục bế xưởng đối với

công ty cổ phần… BLLĐ được thông qua tháng 6 năm 2012 đã thay đổi cụm từ

“đóng cửa doanh nghiệp” thành “tạm thời đóng cửa nơi làm việc”, không còn

sử dụng cụm từ “các phần tử quá khích”, không quy định các thủ tục áp dụng

2 Là cách gọi khác của quyền giải công.

3 http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/32883/

4 Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (2012), số11, tr. 16-24.

5 Trong dự thảo này, quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc được gọi là “quyền đóng cửa

doanh nghiệp”.

3

riêng đối với công ty cổ phần… Tuy nhiên những kiến nghị còn lại vẫn chưa

được tiếp thu trong BBLĐ mới này.

Đây là một trong những bài viết đầu tiên về giải công tại Việt Nam sau năm

1975 và được giới thiệu vào thời điểm đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo

BLLĐ 2012. Vì vậy, bài viết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giới thiệu với

độc giả một nội dung tương đối mới trong luật lao động Việt Nam; đồng thời

chứa đựng những ý kiến đóng góp để nhà làm luật trong nước tham khảo nhằm

hoàn thiện các quy định trong dự thảo BLLĐ về quyền đóng cửa doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bài viết này có những nội dung cần được phân tích thấu đáo hơn, đó là:

Thứ nhất, tác giả Trần Thanh Tùng so sánh khái niệm đóng cửa doanh

nghiệp với khái niệm giải công của ILO, và thấy rằng có nhiều khác biệt, từ đó

làm cơ sở để đưa ra các kiến nghị. Cần phải nói rõ rằng, khái niệm giải công này

được trích trong một nghị quyết về thống kê đình công, giải công của ILO5F

6

, để

hướng dẫn các nước thống kê số liệu. Vì vậy, khái niệm này rất rộng. Trong khi

đó, Việt Nam vừa đưa nội dung giải công vào luật và chỉ cho phép ở một mức độ

rất hạn chế, khái niệm giải công chắc chắn sẽ hẹp hơn. Hơn nữa, trên thực tế, các

quốc gia đều giới hạn quyền giải công ở những mức độ nhất định. Do đó, sự

khác biệt giữa khái niệm giải công của ILO với giải công trong pháp luật một

quốc gia là bình thường. Vì vậy, tác giả luận văn cho rằng, khi nghiên cứu về giải

công, bên cạnh khái niệm của ILO, cần phải tham khảo thêm khái niệm giải công

của các nhà nghiên cứu luật học và trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, ở phần kiến nghị, tác giả bài viết chủ yếu dựa trên những nhận

định của cá nhân để kiến nghị sửa đổi những điểm trong dự thảo mà tác giả cho

là không hợp lý, hoặc chưa đầy đủ. Trong khi đó, quyền giải công, một thành

phần tương đối quan trọng trong luật quan hệ lao động, cần được nghiên cứu

toàn diện và sâu sắc để có thể đưa ra những kiến nghị cụ thể, xác đáng hơn.

Ngay trước khi Quốc hội thông qua BLLĐ 2012, bài viết “Quyền giải công

của NSDLĐ và hướng sửa đổi bổ sung BLLĐ” của tác giả Trần Hoàng Hải được

đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Bài viết dài 9 trang, giới thiệu khá toàn

6 “Resolution concerning statistic of strikes, lockouts and other action due to labour

disputes”, adopted by the 15th International Conference of Labour Statisticians (January

1993), http://www.ilo.org/public/english/bureau/stat/download/res/strikes.pdf

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!