Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
m
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÂM BÁ KHÁNH TOÀN
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN
VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LÂM BÁ KHÁNH TOÀN LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM BÁ KHÁNH TOÀN
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN
VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lâm Bá Khánh Toàn, học viên lớp Cao học luật khóa 21, chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh. Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện với sự hướng dẫn của TS Thái Thị Tuyết Dung. Những thông tin tôi đưa
ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ. Những
phân tích, kiến nghị được tôi đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của
cá nhân và chưa từng được công bố trong các công trình trước đó.
Tác giả luận văn
Lâm Bá Khánh Toàn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ
QUYỀN ĐƯỢC THỪA NHẬN VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH.........................................................................................................................8
1.1 Người đồng tính và xu hướng phát triển của cộng đồng người đồng tính..8
1.1.1 Các khái niệm có liên quan ..............................................................................8
1.1.2 Nhận thức về người đồng tính ........................................................................11
1.1.3 Sự phát triển của cộng đồng đồng tính ..........................................................12
1.2 Quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính.....................19
1.2.1 Khái niệm........................................................................................................19
1.2.2 Đặc điểm.........................................................................................................20
1.3 Ý nghĩa của quyền được thừa nhận về mặt pháp lý của người đồng tính 22
1.4 Quá trình ghi nhận quyền của người đồng tính về mặt pháp lý ở một số
quốc gia trên thế giới.............................................................................................24
1.4.1 Hà Lan ............................................................................................................24
1.4.2 Nam Phi..........................................................................................................27
1.4.3 Mỹ ...................................................................................................................28
1.4.4 Australia .........................................................................................................29
Chương 2. THỰC TIỄN GHI NHẬN QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ......................31
2.1 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam31
2.1.1 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong lĩnh vực dân sự ..........32
2.1.2 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hình sự .........40
2.1.3 Thực tiễn ghi nhận quyền của người đồng tính trong các lĩnh vực khác.......44
2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các biện pháp bảo đảm việc ghi
nhận quyền của người đồng tính trong pháp luật Việt Nam ............................51
2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về việc ghi nhận quyền của người đồng tính ở Việt Nam
hiện nay ...................................................................................................................51
2.2.2 Hoàn thiện các biện pháp bảo đảm việc ghi nhận quyền của người đồng tính
trong pháp luật Việt Nam........................................................................................58
KẾT LUẬN............................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, đất
nước đã có nhiều chuyển biến về xã hội, đặc biệt là nhận thức về các vấn đề xã
hội. Trong xu hướng đó, vấn đề về đồng tính, đặc biệt là quyền của người đồng
tính luôn là đề tài nổi bật, được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đây không phải là
một vấn đề mới nảy sinh, mà nó tồn tại song song cùng với sự phát triển của xã
hội loài người, tuy nhiên sự nhận thức và nghiên cứu ở mỗi giai đoạn, mỗi quốc
gia khác nhau.
Trên thế giới đã có nhiều nước công nhận quyền của người đồng tính,
hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, hoặc thừa nhận quan hệ chung sống giữa
những người cùng giới tính. Việt Nam là một nước Á Đông, tư tưởng ít nhiều
đều chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo, vì thế có nhiều quan điểm cho rằng việc
thừa nhận người đồng tính là đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức, thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
Tại Việt nam, trong xu thế hội nhập quốc tế thì cộng đồng người đồng
tính đã và đang là vấn đề gây tranh cãi lớn và cũng đã có sự thay đổi về nhận
thức về xã hội cũng như pháp luật. Pháp luật Việt Nam bước đầu đã có sự ghi
nhận đối với cộng đồng đặc biệt này nhưng vẫn còn chưa bao quát trên các
phương diện khác nhau cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện.
Từ góc độ của quyền con người, chúng ta phải thừa nhận rằng con người,
kể cả những người đồng tính đều có quyền được tôn trọng, bảo vệ và quyền
được đối xử bình đẳng, được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp
như đối với những người dị tính khác. Vậy việc không thừa nhận về mặt pháp lý
của người đồng tính có xâm phạm đến quyền con người, quyền mưu cầu hạnh
phúc hay không? Đâu là ranh giới giữa bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi
công dân, con người và bảo vệ chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đặt ra
đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Nhằm nghiên cứu về quyền được thừa nhận về mặt pháp lý người đồng
tính dưới góc độ quyền con người, giúp mọi người có cách nhìn nhận chính xác
về vấn đề này, người viết quyết định chọn đề tài “Quyền được thừa nhận về
mặt pháp lý của người đồng tính” để làm luận văn tốt nghiệp với yêu cầu cấp
thiết mang cả về mặt quy định lẫn thực tiễn pháp lý trong giai đoạn hiện nay.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về cộng đồng người đồng tính và vấn đề quyền của người đồng
tính trong những năm qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ.
Để phục vụ cho đề tài luận văn của mình, tác giả giới thiệu sơ lược những công
trình nghiên cứu sau:
Bùi Bích Hà (2002), “Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối
với hiện trượng đồng tính luyến ái”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã
hội học, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Với góc độ xã hội học, luận văn này tập
trung làm rõ về nhận thức về đồng tính từ nhóm đối tượng là sinh viên.
Nguyễn Kim Định (2012) “Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hôn nhân đồng
giới tại Việt Nam” Luận văn thạc sĩ luật học của do cũng nghiên cứu về các quy
định pháp luật về hôn nhân đồng giới đồng thời đưa ra các hướng điều chỉnh pháp
luật hôn nhân và gia đình.
Nguyễn Thị Minh Tâm (2013) “Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực
tiễn” Luận văn thạc sĩ luật học của chuyên ngành Pháp luật về quyền con người.
Luận văn cũng đã nghiên cứu về những quy định liên quan đến quyền của người
đồng tính trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, cũng như trình bày thực trạng và
phương hướng hoàn thiện vấn đề này.
Ngoài ra, còn có luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Nữ Thu Thanh (2014)
về “Đảm bảo quyền con người của người chuyển giới” về cơ sở pháp lý cũng như
thực trạng về bảo đảm quyền con người của người chuyển giới ở Việt Nam và một
số kiến nghị liên quan.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các ý kiến, quan điểm pháp lý về quyền của
cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới trên một số khía cạnh mới của
vấn đề quyền con người nói chung như:
Trương Hồng Quang, Một số vấn đề pháp lý về người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam hiện nay, Thông tin Khoa học pháp lý, số 6/2013. Bài viết
đã đặt ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến người đồng tính, song tính và chuyển
giới ở Việt Nam trong quá trình thay đổi nhận thức của xã hội.
Phạm Quỳnh Phương (biên soạn), Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở
Việt Nam (Tổng luận các nghiên cứu), NXB Khoa học xã hội, 2011. Cuốn sách này
cung cấp các thông tin tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về cộng đồng
người đồng tính, song tính và chuyển giới.