Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân từ thực tiễn đại dịch covid - 19
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1788

Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân từ thực tiễn đại dịch covid - 19

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA

LẦN THỨ 23 NĂM 2021

TÊN CÔNG TRÌNH: QUYỀN ĐƢỢC ĐẢM BẢO ĐỜI

SỐNG RIÊNG TƢ, BÍ MẬT CÁ NHÂN TỪ THỰC TIỄN

ĐẠI DỊCH COVID - 19

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: HÀNH CHÍNH - PHÁP LÝ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP

Mã số công trình:........................................

i

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Đối với mỗi cá nhân, quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là một trong

những bộ phận quan trọng của quyền dân sự, đây là quyền cơ bản của cá nhân, là

nền tảng thể hiện sự tôn trọng phẩm giá con người. Tại Điều 12 Tuyên ngôn Quốc

tế Nhân quyền (UDHR) quy định: "Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ

tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm

danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống

lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy". Mỗi người đều có cuộc sống riêng tư, bí

mật cá nhân. Đời sống riêng tư và bí mật cá nhân là hai thành tố hợp thành bí mật

đời tư. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi cá nhân là một vỏ bọc của những bí mật và

không phải bí mật nào cũng nên chia sẻ với người khác. Pháp luật về bảo đảm

quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân ở Việt Nam từ thực tiễn đại

dịch COVID - 19 đã bộc lộ những khoảng trống, chưa thực sự phát huy tốt chức

năng trong việc đảm bảo quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Với ý tưởng

phân tích dựa trên các nguyên tắc của Hiến pháp; nội hàm quyền trong tình huống

khẩn cấp; kinh nghiệm quốc tế và dựa trên thực tiễn của Việt Nam để đưa ra những

đóng góp và kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn về các quy định của pháp luật và

thực hiện tốt về quyền con người nói chung và quyền được đảm bảo đời sống riêng

tư và bí mật cá nhân của công dân Việt Nam nói riêng, chúng tôi xây dựng công

trình nghiên cứu theo bố cục 03 chương, cụ thể như sau:

Chƣơng 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vấn đề đảm bảo quyền về đời

sống riêng tư, bí mật cá nhân hiện nay.

Chƣơng 2: Trình bày thực trạng vấn đề đảm bảo quyền về đời sống riêng tư, bí

mật cá nhân trong bối cảnh đại dịch COVID - 19. Trong đó, chúng tôi đưa ra và

phân tích những thành tựu đạt được, những bất cập trong việc bảo vệ quyền được

đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19.

Chƣơng 3: Đề ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện

quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân từ thực tiễn đại dịch

COVID-19.

ii

NỘI DUNG CÔNG TRÌNH

Đề tài này hướng đến vấn đề bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí

mật cá nhân của các đối tượng nghiễm và nghi nhiễm COVID - 19 hiện nay.

Chƣơng đầu tiên, chúng tôi khái quát về quyền được đảm bảo đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân. Trước hết, tác giả nêu khái niệm về đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân. Trong mục này, chúng tôi đề cập đến những quan điểm của các tác giả về

“Đời sống riêng tư”, “Bí mật cá nhân”. Từ đó chúng tôi phân tích dựa trên các cơ sở

lý luận, quy định của pháp luật để đưa ra khái niệm về “Đời sống riêng tư” và “Bí

mật cá nhân”. Tiếp đến, chúng tôi đưa ra được một số đặc điểm của quyền được

đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và nội dung của quyền này. Từ những cơ

sở lý luận đã được chúng tôi nghiên cứu, phân tích dưới góc độ Luật Hiến pháp và

quyền con người, chúng tôi đã nêu lên được giới hạn quyền được đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân của con người nói chung và công dân Việt Nam nói riêng

trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID - 19 nguy hiểm đang diễn ra toàn cầu hiện nay.

Chƣơng hai, chúng tôi nêu về thực trạng quyền được đảm bảo đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19. Đầu tiên, chúng tôi nêu lên khái quát

về tình hình dịch bệnh và phương pháp phòng chống dịch COVID - 19 tính đến thời

điểm từ tháng 01/2020 đến 03/2021 ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Kể từ khi dịch bùng phát cho đến tháng 03/2021, Việt Nam của chúng ta sử dụng

phương pháp phòng chống dịch là truy vết. Phương pháp này giúp cho việc xác

định dấu vết, truy tìm ra thông tin của người nhiễm và nghi nhiễm bệnh COVID -

19. Tiếp theo chúng tôi chỉ ra thực tiễn bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19. Trong tiểu mục này, nhóm tác giả

nêu lên hai vấn đề chính, cụ thể như: Thành tựu đã đạt được và những bất cập trong

việc bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trong đại dịch

COVID - 19 ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm

ra được những thành tựu cơ bản của nhà nước ta trong việc phòng chống dịch

COVID - 19 như: Bảo mật thông tin bằng phần mềm điện tử; bảo vệ bí mật thông

tin cá nhân của bệnh nhân COVID - 19 và người có liên quan; thay đổi phương

pháp công khai thông tin. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc bảo vệ quyền

iii

được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19 vẫn còn

tồn tại một số bất cập nhất định trong việc bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19.

Chƣơng ba, chúng tôi sau khi phân tích về thực trạng bảo vệ quyền đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân của những người nhiễm và nghi nhiễm COVID - 19, từ đó

chúng tôi đề xuất những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

trong bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trong đại dịch

COVID – 19, bao gồm: Bổ sung quy định về giới hạn công khai thông tin của bệnh

nhân và người nghi nhiễm trong đại dịch COVID - 19; Ban hành văn bản dưới luật

hướng dẫn thi hành và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; Ban hành

Luật Tình trạng khẩn cấp; Quy định về Bồi thường, khắc phục những thiệt hại do

hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân trong mùa dịch COVID - 19;

Bổ sung chế tài xử lý vi phạm hành chính về hành vi “đưa tin đúng sự thật nhưng

chưa có sự cho phép của người khác”; Ban hành chính sách bảo vệ quyền riêng tư

đối với các cá nhân sử dụng ứng dụng BLUEZONE; Chuẩn hoá hình thức ban hành

văn bản từ văn bản hành chính thành văn bản quy phạm pháp luật; Nâng cao nhận

thức của người dân về việc tiếp nhận những nguồn tin chính thống trong bối cảnh

mạng công nghệ 4.0; Không công khai bệnh tiền sử của người nhiễm COVID - 19

tử vong; Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng

có hành vi lợi dụng dịch vụ mạng xã hội để xâm phạm quyền riêng tư của người bị

nhiễm COVID – 19; Áp dụng mô hình toà án trực tuyến khi xảy ra đại dịch và Hoàn

thiện quy định về cách ly y tế hộ gia đình.

Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là một trong những

quyền cơ bản của con người và đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc

tế và pháp luật quốc gia. Một trong những đặc trưng quan trọng của quyền được

đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là được đảm bảo bởi pháp luật. Chủ thể

thực hiện việc đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là nhà nước. Nhà nước sử

dụng pháp luật như là công cụ và phương tiện bảo vệ quyền con người. Giới hạn

của quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân chính là nằm ở mối liên quan

giữa bí mật đó với quyền và lợi ích của những người khác, lợi ích của cộng đồng,

lợi ích của nhà nước. Mục đích của việc giới hạn này nhằm tránh gây nguy hại đến

iv

tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác. COVID - 19 xuất hiện như là sự

cảnh báo về những đại dịch tiếp theo mà con người có thể phải đối mặt trong tương

lai.

1. Mục tiêu đề tài

Xuất phát từ thực tiễn đại dịch COVID - 19, nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài

này với mong muốn đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân ở Việt Nam hiện nay từ thực

tiễn đại dịch COVID - 19 dựa trên kết quả phân tích thực trạng và những bất cập

trong thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: quan điểm pháp lý, thực

tiễn quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện về quyền được đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân. Nhóm tác giả thực hiện đề tài dựa trên việc nghiên cứu,

khảo sát pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam, ngoài ra nhóm cũng

tham khảo pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước về việc đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân. Nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu các quy định pháp

luật về quyền con người, trong đó tập trung nghiên cứu về quyền được đảm bảo đời

sống riêng tư, bí mật cá nhân từ thực tiễn đại dịch COVID - 19.

2. Tính mới và sáng tạo

Hiện nay, các văn bản luật và văn bản dưới luật đều chưa quy định một khái

niệm cụ thể, thống nhất về quyền riêng tư và quyền bí mật cá nhân nên dẫn đến có

nhiều cách hiểu khác nhau, phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người. Để có một

cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc tiếp cận và khai thác quyền về đời sống riêng tư và

bí mật của các cá nhân cũng như mong muốn các đối tượng khi đề cập đến quyền

này đều có hướng nhìn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, nhóm chúng tôi đã đưa

ra khái niệm quyền riêng tư và quyền bí mật cá nhân. Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi

phân tích, làm rõ mối tương quan và phạm vi của hai quyền này.

Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của các đối tượng

nghiễm và nghi nhiễm COVID - 19 bị xâm phạm quá mức cần thiết nếu chúng ta

không đưa ra giới hạn để hạn chế những thông tin cần công khai. Chính vì thế,

nhóm chúng tôi đề xuất quan điểm của nhóm về giới hạn quyền được đảm bảo đời

sống riêng tư, bí mật các nhân trong đại dịch để lợi ích cộng đồng và quyền này của

v

mỗi cá nhân được cân bằng một cách tốt nhất.

Sau những lập luận, phân tích về quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật

cá nhân từ thực tiễn đại dịch COVID - 19, nhóm chúng tôi đề xuất bổ sung trong hệ

thống văn bản pháp luật Việt Nam cụ thể là các văn bản dưới luật nhẳm hướng dẫn

thi hành cũng như đề xuất nâng cấp Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp lên Luật Tình

trạng khẩn cấp để phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của xã hội.

3. Kết quả nghiên cứu

Từ các cơ sở lý luận quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và

kết quả khảo sát thực tế, nhóm chúng tôi đã chỉ ra được thực trạng, những thành tựu

và bất cập còn tồn tại gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của mọi

người, đặc biệt là các đối tượng nhiễm bệnh và nghi nhiễm. Ngoài ra, nhóm chúng

tôi dựa trên những phân tích đã đề xuất phương hướng giải quyết những vấn đề đó

bằng việc kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

4. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng

và khả năng áp dụng của đề tài

Đóng góp về mặt khoa học: tác giả đã nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận và thực tiễn về việc đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của con người

từ thực tiễn đại dịch trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên

cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung lý luận về quyền con người trong Hiến pháp nói

chung, hoàn thiện lý luận về quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

trong BLDS; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói riêng.

Đóng góp về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học là

tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn

thi hành pháp luật về bảo đảm quyền đời sống riêng từ, bí mật cá nhân ở Việt Nam

hiện nay. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng

dạy tại những cơ sở đào tạo pháp luật.

Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo: kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu

khoa học có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy

vi

pháp luật để khai thác sâu hơn về vấn đề đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

trong đời sống thường nhật và trong những trường hợp đặc biệt khác mà COVID -

19 là một ví dụ điển hình.

Đóng góp về mặt xã hội: bài nghiên cứu khoa học này giúp cho mọi người có

thêm về những khía cạnh và góc nhìn khác nhau về quyền được đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cụ thể hóa vấn

đề đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân để mọi người hiểu được quyền này

được khai thác ở mức độ như thế nào trong đại dịch COVID - 19 để cân bằng giữa

đời sống riêng tư, bí mật các nhân của một cá thể với lợi ích chung của xã hội.

Khả năng áp dụng của đề tài: kết quả nghiên cứu của đề tài đóng vai trò như

một nguồn tài liệu cho việc khai thác và tìm hiểu về quyền được đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân. Đối với các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan báo chí

trong công tác trích xuất, tuyên truyền thông tin cá nhân của các đối tượng thuộc

diện nhiễm và nghi nhiễm bệnh có thể tham khảo để xác định giới hạn công khai

đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của các cá nhân trên để tránh quyền này bị xâm

phạm.

5. Cam kết của nhóm sinh viên thực hiện đề tài

Chúng tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu khoa học của nhóm

chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc. Nhóm

chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường, Ban tổ chức giải thưởng và pháp

luật về các kết quả nghiên cứu của đề tài này.

vii

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.............................................................................1

2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................2

3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3

5. Ý nghĩa đóng góp ................................................................................................4

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN ĐƢỢC ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG

RIÊNG TƢ, BÍ MẬT CÁ NHÂN.................................................................................6

1.1. Khái niệm về đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân..............................................6

1.2. Khái niệm về quyền đƣợc đảm bảo đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân.........9

1.3. Đặc điểm của quyền đƣợc đảm bảo đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân ......17

1.3.1. Những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được

bảo hộ phải là những thông tin mang tính “ bí mật” ..........................................17

1.3.2. Quyền được bảo đảm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được pháp luật

thừa nhận và bảo vệ luôn thuộc về cá nhân........................................................19

1.3.3. Những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không

trái với pháp luật và đạo đức xã hội ...................................................................20

1.3.4. Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được bảo hộ ở

một không gian rộng...........................................................................................20

1.3.5. Việc công bố thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

sẽ tạo ra sự bất lợi đối với chủ sở hữu nguồn tin................................................21

1.3.6. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được ghi nhận và bảo vệ

trong suốt cuộc đời của cá nhân và ngay cả khi cá nhân đã chết hoặc bị tuyên

bố là đã chết........................................................................................................21

1.4. Nội dung quyền đƣợc đảm bảo đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân..............22

viii

1.5. Giới hạn quyền đƣợc đảm bảo đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân ..............25

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUYỀN ĐƢỢC ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG RIÊNG

TƢ, BÍ MẬT CÁ NHÂN TRONG ĐẠI DỊCH COVID - 19....................................30

2.1. Tình hình dịch bệnh và phƣơng pháp phòng dịch COVID - 19 ..................30

2.1.1. Khái quát tình hình dịch bệnh COVID - 19 .............................................30

2.1.2. Phương pháp phòng chống dịch COVID - 19 ở Việt Nam ......................32

2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền đƣợc đảm bảo đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân

trong đại dịch COVID - 19 .....................................................................................36

2.2.1. Thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19 ở Việt Nam hiện nay .......36

2.2.1.1. Bảo mật thông tin bằng phần mềm điện tử .........................................37

2.2.1.2. Bảo vệ bí mật thông tin cá nhân của bệnh nhân COVID - 19 và

người có liên quan............................................................................................38

2.2.1.3. Thay đổi phương pháp công khai thông tin ........................................40

2.2.2. Những bất cập trong việc bảo vệ quyền được đảm bảo đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân trong đại dịch COVID - 19 ...................................................44

2.2.2.1. Giới hạn của quyền được bảo đảm đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân chưa được quy định rõ ràng trong bối cảnh đại dịch COVID - 19.........44

2.2.2.2. Chưa có quy định rõ ràng trong việc bồi thường, khắc phục hậu

quả cho người bị xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.......................46

2.2.2.3. Hiện tượng tin giả tràn lan trên mạng xã hội .....................................46

2.2.2.4. Khó chứng minh mức độ thiệt hại về danh dự, uy tín và nhân phẩm

của nạn nhân để xác định mức bồi thường thỏa đáng .....................................49

2.2.2.5. Nhận thức của người dân về quyền được đảm bảo đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân còn chưa cao ......................................................................49

ix

CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN

ĐƢỢC ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG RIÊNG TƢ, BÍ MẬT CÁ NHÂN Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY.........................................................................................................55

3.1. Bổ sung quy định về giới hạn công khai thông tin của bệnh nhân và

ngƣời nghi nhiễm trong đại dịch COVID - 19......................................................55

3.2. Ban hành văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành và bảo vệ quyền về đời

sống riêng tƣ, bí mật cá nhân.................................................................................57

3.3. Ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp..............................................................58

3.4. Quy định về bồi thƣờng, khắc phục những thiệt hại do hành vi xâm

phạm đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân trong mùa dịch COVID - 19 ..............59

3.5. Bổ sung chế tài xử lý vi phạm hành chính về hành vi “đƣa tin đúng sự

thật nhƣng chƣa có sự cho phép của ngƣời khác”...............................................61

3.6. Ban hành chính sách bảo vệ quyền riêng tƣ đối với các cá nhân sử dụng

ứng dụng BLUEZONE ...........................................................................................65

3.7. Chuẩn hoá hình thức ban hành văn bản từ văn bản hành chính thành

văn bản quy phạm pháp luật .................................................................................70

3.8. Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về việc tiếp nhận những nguồn tin

chính thống trong bối cảnh mạng công nghệ 4.0..................................................72

3.9. Không công khai bệnh tiền sử của ngƣời nhiễm COVID - 19 tử vong .......75

3.10. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các đối

tƣợng có hành vi lợi dụng dịch vụ mạng xã hội để xâm phạm quyền riêng tƣ

của ngƣời bị nhiễm COVID - 19 ............................................................................75

3.11. Áp dụng mô hình Toà án trực tuyến khi xảy ra đại dịch...........................77

3.12. Hoàn thiện quy định về cách ly y tế hộ gia đình..........................................81

KẾT LUẬN ..................................................................................................................88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................90

PHỤ LỤC ...................................................................................................................101

x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ đƣợc viết tắt Từ viết tắt

1 Bộ luật Dân sự BLDS

2

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung

năm 2017

BLHS 2015 sửa

đổi, bổ sung năm

2017

3 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 Bộ luật TTHS

năm 2015

4 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN

5

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 2013

Hiến pháp năm 2013

6

Nghị định 71/2002/NĐ-CP về quy định chi

tiết thi hành một số điều của pháp lệnh tình

trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa

lớn, dịch bệnh nguy hiểm

NĐ 71/2002/NĐ-CP

7 Tổ chức Y tế Thế giới WHO

8 Uỷ ban thường vụ Quốc hội UBTVQH

xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.Thể hiện quan điểm của những cá nhân tham gia khảo sát về việc công

khai danh tính của người bệnh COVID sẽ hiệu quả trong công tác phòng chống dịch

trong cộng đồng........................................................................................................ 42

Biểu đồ 2.2.Thể hiện các nguồn thông tin liên quan đến đại dịch COVID - 19 mà

các cá nhân tham gia khảo sát tiếp cận..................................................................... 47

Biểu đồ 2.3.Thể hiện quan điểm của những cá nhân tham gia khảo sát về việc nên

công khai những thông tin nào liên quan đến bệnh nhân COVID ........................... 54

Biểu đồ 3.1.Thể hiện sự hiếu kỳ của những cá nhân tham gia khảo sát sau khi biết

được thông tin của bệnh nhân COVID - 19.............................................................. 74

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!