Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
16.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1016

Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI CHI

QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

CỦA TRẺ EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

CỦA TRẺ EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Phan Nhật Thanh

Học viên: Nguyễn Thị Mai Chi

Lớp: Cao học Luật, khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực

và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong

luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2020

HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ MAI CHI

LỜI CẢM ƠN

Tác giả trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Nhật Thanh,

cảm ơn sự hậu thuẫn và động viên của gia đình nội ngoại. Tác giả đã gặp rất nhiều

khó khăn khi thực hiện đề tài này, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy, của gia đình, tác

giả cũng đã hoàn thành nghiên cứu của mình. Cảm ơn quý thầy cô trường Đại học

Luật TP.HCM đã truyền dạy kiến thức và tâm huyết của mình trong suốt quá trình

tác giả theo học tại trường từ lúc học đại học cho tới tận bây giờ.

DANH MỤC VIẾT TẮT

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em CUQTE

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ

em 2004 LBVCSGD 2004

Lao động thương binh xã hội LĐTBXH

Ủy ban nhân dân UBND

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Nhóm các trường hợp trẻ em không nơi nương tựa ....................................11

Bảng 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ <5 tuổi tại Việt Nam theo khu vực năm 2017......23

Bảng 3. Trách nhiệm tạo điều kiện vui chơi cho trẻ .................................................30

Bảng 4. Trách nhiệm giáo dục trẻ.............................................................................32

Bảng 5. Bảng so sánh chính sách trợ cấp xã hội đối với nhóm “trẻ em” và nhóm từ

16 tuổi trở lên............................................................................................................55

Bảng 6. So sánh quyền được bảo vệ trong pháp luật hình sự giữa “trẻ em” và

“người chưa thành niên nhưng không phải là trẻ em” ............................................60

Bảng 7. Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam .....................................74

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN ĐƯỢC

CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA TRẺ EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA.....7

1.1. Khái niệm và đặc điểm về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em

không nơi nương tựa .............................................................................................7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về trẻ em............................................................7

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của trẻ em không nơi nương tựa.......................9

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em

không nơi nương tựa. .....................................................................................13

1.2. Nội dung về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em không nơi

nương tựa..............................................................................................................18

1.2.1. Quyền được sống chung với cha, mẹ....................................................18

1.2.2. Quyền được chăm sóc thay thế .............................................................20

1.2.3. Quyền được đáp ứng các điều kiện sinh hoạt cần thiết........................22

1.2.4. Quyền được chăm sóc sức khỏe............................................................25

1.2.5. Quyền được bảo vệ không bị người chăm sóc xâm hại........................27

1.2.6. Quyền được vui chơi.............................................................................29

1.2.7. Quyền được giáo dục............................................................................32

1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ

em không nơi nương tựa .....................................................................................35

1.3.1. Bảo đảm bằng tư tưởng ........................................................................35

1.3.2. Bảo đảm bằng chính trị ........................................................................36

1.3.3. Bảo đảm bằng pháp luật.......................................................................38

1.3.4. Bảo đảm bằng kinh tế ...........................................................................39

1.3.5. Bảo đảm xã hội .....................................................................................40

1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền được chăm sóc nuôi

dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa ............................................................40

1.4.1. Quy định về hỗ trợ và can thiệp đối với trẻ em không nơi nương tựa .41

1.4.2. Quy định về thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương

tựa...................................................................................................................41

1.4.3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nơi

nương tựa .......................................................................................................48

1.5. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của

trẻ em không nơi nương tựa ...............................................................................49

Kết luận chương 1 ...................................................................................................51

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN QUY

ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ

EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN......................................................................................................................52

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

của trẻ em không nơi nương tựa ........................................................................52

2.1.1. Về xác định độ tuổi của trẻ em .............................................................53

2.1.2. Về định nghĩa trẻ em không nơi nương tựa..........................................62

2.1.3. Về điều kiện để xác định trẻ em không nơi nương tựa .........................64

2.1.4. Về xác định điều kiện của người chăm sóc thay thế.............................65

2.1.5. Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực trợ giúp xã hội..................68

2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc,

nuôi dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa....................................................69

2.2.1. Thực trạng thực hiện quyền được chăm sóc thay thế ...........................69

2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền được đáp ứng các điều kiện sinh hoạt thiết

yếu ..................................................................................................................74

2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền được chăm sóc, nuôi

dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa ............................................................78

2.3.1. Những biện pháp xã hội........................................................................78

2.3.2. Những biện pháp pháp lý......................................................................79

Kết luận chương 2 ...................................................................................................83

KẾT LUẬN..............................................................................................................84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ trái tim một người mẹ, tôi có nguyện vọng nghiên cứu về đề tài

này vì trước hết hi vọng những nghiên cứu của mình có thể góp phần giúp trẻ em

không nơi nương tựa được chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn. Hai nữa là đề tài này có

nhiều vấn đề cần bàn luận phù hợp với định hướng nghiên cứu luận văn luật học

của tôi.

Chỉ cần là trẻ em thì đã được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bảo vệ

chặt chẽ, chưa cần xét đến điều kiện hoàn cảnh của từng em. Trong quyền con

người thì trẻ em cũng là một đối tượng đặc biệt, được xếp vào nhóm dễ bị tổn

thương vì những đặc trưng về thể chất và tinh thần, cần sự quan tâm, chăm sóc và

bảo vệ một cách hữu hiệu.

Như vậy, đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại càng cần nhà nước và xã

hội chú ý và trợ giúp nhiều hơn nữa vì các em “không đủ điều kiện thực hiện quyền

được sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập,

cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an

toàn hòa nhập gia đình, cộng đồng” (theo định nghĩa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

của Luật trẻ em 2016).

Trẻ em không nơi nương tựa là một trong mười bốn đối tượng trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt được liệt kê trong Luật trẻ em 2016. Vì “hoàn cảnh đặc biệt” của mình

mà các em trước hết cần tiếp cận quyền chăm sóc, nuôi dưỡng để đảm bảo được

phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Từ sau khi phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (Convention on the

Rights of the Child-CRC) năm 1990, Việt Nam đã nhanh chóng nội luật hóa các

quy định của công ước vào các văn bản quy phạm pháp luật, không chỉ nằm trong

Hiến pháp và văn bản có nội dung chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

quyền trẻ em còn được tính tới và nằm trong nội dung của pháp luật về hộ tịch, dân

sự, hình sự, y tế, giáo dục…Cùng với sự kiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em năm 1991 được ban hành thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em 1979, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được tiếp cận và thụ hưởng các quyền

của mình một cách tốt hơn. Sau mười ba năm thi hành, Luật Bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em 1991 được thay thế bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

2004, và ngày nay là Luật trẻ em 2016, có hiệu lực từ ngày 01/6/2017. Kế thừa

2

thành tựu của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Luật trẻ em 2016 đã

sửa đổi và bổ sung các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm từng

bước bảo vệ và chăm sóc các em hữu hiệu hơn nữa.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số quy định pháp luật cản trở trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em không nơi nương tựa nói riêng tiếp cận quyền của

mình. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu toàn diện, rõ ràng

và đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật trong đảm bảo quyền của

trẻ em không nơi nương tựa.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền trẻ em là một nội dung quan trọng trong pháp luật quốc tế và pháp luật

quốc gia. Ở nước ta, quyền trẻ em cũng được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, các

tác giả tập trung nghiên cứu quyền trẻ em nói chung hoặc ở những nội dung tư pháp

cho trẻ em mà chưa có nghiên cứu nào chuyên về quyền được chăm sóc, nuôi

dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa, có thể kể đến:

1. Tăng Thị Thu Trang, Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam

hiện nay, Luận án tiến sĩ 2016

Nhận xét: luận án đã tiếp cận quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá toàn

diện, tuy nhiên cơ sở tiếp cận chính của luận án là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em

năm 2004, luật này hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật trẻ em 2016.

2. Nguyễn Thị Xuân, Trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn

thương, Luận văn thạc sĩ 2014

Nhận xét: luận văn đề cập đến quá trình hình hình và phát triển hoạt động trợ

giúp pháp lý, thực tiễn trợ giúp pháp lý cho nhóm xã hội dễ bị tổn thương bao gồm:

phụ nữ, trẻ em và người lao động di cư có hoàn cảnh khó khăn đến từ những vùng

nông thôn ở Việt Nam tại Bình Dương. Luận văn đặt trọng tâm vào hoạt động trợ

giúp pháp lý và chỉ lướt qua đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như một bộ

phận của nhóm xã hội dễ bị tổn thương mà thôi.

3. Nguyễn Quốc Song Toàn, Quyền trẻ em – những vấn đề lý luận và

thực tiễn , khóa luận tốt nghiệp 2010

Nhận xét: Khóa luận đã khái quát một số vấn đề lý luận về quyền trẻ em như:

lược sử hình thành quyền trẻ em, quy định quốc tế và Việt Nam về quyền trẻ em, thực

tiễn thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam thông qua các lĩnh vực: hình sự, chăm sóc y

tế, giáo dục, chính trị xã hội khác và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Từ đó tác

3

giả đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. Tuy nhiên, tác giả

chỉ phân tích quyền trẻ em nói chung chứ chưa đi sâu vào đối tượng trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt, cũng như trong thực tiễn thực hiện quyền, tác giả không phân tích theo

hướng thực hiện từng quyền cụ thể của trẻ em được quy định trong Hiến pháp cũng

như luật pháp quốc tế như: quyền được chăm sóc y tế, quyền được có họ tên và quốc

tịch, quyền được tránh khỏi mọi hình thức bạo lực, ngược đãi, sao nhãng, lạm dụng,

quyền được bảo đảm chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ khi trẻ mất môi trường gia đình…

4. Nguyễn Hoàng Thế Anh, Bạo lực gia đình thực trạng và giải pháp,

khóa luận tốt nghiệp 2010

Nhận xét: Tác giả đã phân các khái niệm liên quan đến bạo lực gia đình và

tác động của nó tới các chủ thể của gia đình, trong đó có trẻ em. Cùng với những

phân tích của mình, tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự phát

triển của trẻ em

5. Ôn Tú Trân, Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, khóa luận tốt

nghiệp 2011

Nhận xét: Khóa luận đã khái quát quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em

nói chung trên cả khía cạnh pháp luật thực định và thực hiện pháp luật về chăm sóc

sức khỏe của trẻ em, chỉ ra những thiếu sót và phương hướng hoàn thiện pháp luật.

Tuy nhiên khóa luận được hoàn thành vào năm 2011, khi chưa có Luật trẻ em 2016,

đồng thời khóa luận cũng chưa đi sâu vào việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt.

Trong bối cảnh Luật trẻ em 2016 mới được ban hành thì chưa có công trình

nghiên cứu nào về quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của trẻ em không nơi nương

tựa - thực trạng pháp luật hiện hành, cả trong quy định lẫn thực tiễn để có thể đánh

giá và tìm ra giải pháp hoàn thiện.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài nhằm mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền

trẻ em nói chung và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa

nói riêng. Trên cơ sở đó, đề tài đi vào tìm hiểu thực trạng các quy định pháp luật ở

nước ta trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa. Từ đó, đánh

giá về quá trình thể chế hóa các cam kết quốc tế trong pháp luật của nước nhà, tìm

hiểu nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra một số phương hướng, giải pháp

nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tại Việt Nam.

4

Giả thiết đặt ra khi nghiên cứu đề tài: Trẻ em không nơi nương tựa được định

vị như thế nào? Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng các em như thế nào? Chúng ta đã

làm tốt hay chưa? Nếu tốt rồi có thể tốt hơn nữa được hay không?

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ những giả thiết trên, cung cấp thông tin

khoa học cho những người làm công tác liên quan đến trẻ em, cho sinh viên tìm

hiểu về chính sách và thực hiện chính sách thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi

dưỡng của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cụ thể là trẻ em không nơi nương tựa

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của nhóm trẻ em

không nơi nương tựa thể hiện trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam,

văn bản pháp lý của Quốc tế, của Nhà nước Việt Nam, các báo cáo của các tổ chức

có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa.

Tác giả lựa chọn đối tượng này vì:

Một là, trẻ em không nơi nương tựa là một đối tượng hết sức đặc biệt vừa được

pháp luật về trẻ em nhận diện. Các em dù còn cha hoặc mẹ, hoặc còn cả hai nhưng

đều không có khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình. Khác với trường hợp

trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ của các em thường không xác định được, do đó ngay từ khi

sinh ra các em đã không có môi trường gia đình, còn trẻ em không nơi nương tựa,

từng được cảm nhận sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ nhưng lại bị mất đi môi

trường này. Không phải ngẫu nhiên mà Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã nhắc đi

nhắc lại rằng: “để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được

lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và

cảm thông”. Hơn thế nữa, trẻ em không nơi nương tựa tuy có chung một đặc điểm là

không được hoặc không có điều kiện sống chung với cha mẹ, nhưng mỗi một nhóm

lại có những điểm khác nhau riêng rẽ. Ví dụ như, trẻ em đang sinh sống bình thường

cũng có thể rơi vào trường hợp trẻ em không nơi nương tựa nếu như cha mẹ các em

đột nhiên mất đi khả năng chăm sóc; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại

đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn

khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng… (quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP).

Chính vì vậy, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh này nhiều nhất.

Hai là, tác giả chọn quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng mà không phải các

quyền khác vì quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng nằm trong nhóm “quyền sống

còn”. Các em trước hết phải được sống, được ăn uống, chăm sóc y tế trước khi được

5

giáo dục hay vui chơi hay thụ hưởng các quyền khác. Đồng thời, chăm sóc và nuôi

dưỡng là một quá trình dài cần được duy trì và thực hiện mỗi ngày trong suốt thời

gian các em còn được xác định là trẻ em, thậm chí ngay cả khi các em vượt qua

ngưỡng tuổi trẻ em (pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi,

trong khi người chưa thành niên-dưới 18 tuổi vẫn là đối tượng cần cha mẹ trông

nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành

niên – khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và giai đình 2014). Vì lý do hoàn cảnh đặc

biệt của mình nên quyền chăm sóc và nuôi dưỡng của các em càng cần quan tâm

hơn so với các quyền khác.

Trong luận văn này, nhằm tiếp cận một cách thực tế và có hệ thống, tác giả sẽ

sử dụng mười hai trường hợp trẻ em không nơi nương tựa được Nghị định

56/2017/NĐ-CP liệt kê để phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng này và các vấn

đề liên quan khác.

Về phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em

không nơi nương tựa trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trong đó, đề

tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc ghi nhận,

bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em nói chung và quyền của trẻ em không nơi

nương tựa nói riêng, cũng như thực trạng thực hiện các quy định pháp luật này.

Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài không đề cập đến kinh nghiệm bảo vệ

và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở các nước trên thế giới, cũng như không

so sánh việc thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em ở nước ta với các

quốc gia khác.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra trong quá trình nghiên

cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của

Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, người viết đặt các vấn đề về bảo vệ quyền được

chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa trong mối liên hệ, quan hệ

với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so sánh với các quy

định đã hết hiệu lực cũng như sắp được áp dụng.

6

Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng:

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn dải: Những phương pháp này

được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của Nhà nước về chăm sóc

và nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa, tác giả đã vận dụng hai phương pháp

này để chỉ rõ những lĩnh vực cụ thể, đồng thời phân tích rõ lý do vì sao lại như vậy.

Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được

người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có

hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên

quan hoặc pháp luật của các nước khác

6. Những điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

Tác giả hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ đóng góp thêm các ý

tưởng mới để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc

của trẻ em không nơi nương tựa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!