Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền được bồi thường khi bị thu hồi đất
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
15.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1547

Quyền được bồi thường khi bị thu hồi đất

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐÀO TH NH T NG

QUYỀN ĐƢỢC BỒI THƢỜNG

KHI BỊ THU HỒI ĐẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUY N NGÀNH LUẬT D N S VÀ T TỤNG D N S

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUYỀN ĐƢỢC BỒI THƢỜNG

KHI BỊ THU HỒI ĐẤT

C u n n n Lu t D n S V T Tụn D n S

Mã s 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. N u n H B H n

Học viên: Đ o T n T n

Lớp: C o Họ Lu t, k án ò , k óa 3

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐO N

Tôi cam đoan luận văn thạc sỹ “Quyền được bồi thường khi bị thu hồi đất”

là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện. Những tài liệu, số liệu

được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết luận

khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học

nào khác.

Tác iả

Đ o Thanh Tùng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ lu t D n s

BTTH B i t ƣờn t iệt ại

LĐĐ Lu t Đất đ i

LTNBTCNN Lu t Trá n iệm b i t ƣờn ủ N nƣớ

UBND Ủ b n n n d n

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. QUYỀN ĐƢỢC BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT KHI BỊ THU HỒI

ĐẤT ............................................................................................................................7

1.1. P ƣơn t ứ b i t ƣờn đất b n đất khi Nhà nƣớ thu i đất.............8

1.2. Căn ứ xác địn s tiền b i t ƣờn khi Nhà nƣớ thu i đất................11

1.3. Cách t ứ xác địn giá đất để b i t ƣờn khi Nhà nƣớ thu i đất.....14

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................19

CHƢƠNG 2. QUYỀN ĐƢỢC BỒI THƢỜNG NHÀ NƢỚC KHI BỊ THU HỒI

ĐẤT TRÁI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT..................................................................20

2.1. Căn ứ xác địn trách n iệm b i t ƣờn ủ Nhà nƣớ trong trƣờn

ợp thu i đất trái quy địn pháp lu t............................................................20

2.2. Xác địn t iệt ại đƣợ b i t ƣờn trong trƣờn ợp thu i đất trái

quy địn pháp lu t ..............................................................................................29

2.3. Cơ quan và t ủ tụ iải qu ết yêu ầu b i t ƣờn trong trƣờn ợp thu

i đất trái quy địn pháp lu t..........................................................................36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................45

KẾT LUẬN..............................................................................................................46

D NH MỤC TÀI LIỆU TH M KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên

trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều thuộc “sở hữu toàn dân do Nhà

nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” đã trở thành nguyên tắc hiến định1

.

Do tính đặc thù trong quan hệ sở hữu đất đai, ở Việt Nam, công tác quản lý nhà

nước đối với đất đai được xem là vô cùng cần thiết, khi mà đất đai không chỉ đơn

thuần là một tư liệu sản xuất, mà còn trở thành một loại vốn không thể thiếu trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện hiện nay, khi

nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng với thế giới, nhu cầu sử dụng đất và

thị trường bất động sản ngày càng trở nên sôi động, vì vậy, việc thu hồi đất để tạo

quỹ đất thu hút đầu tư, sản xuất, kinh doanh là vô cùng cần thiết2

.

Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức

được Nhà nước bảo hộ3

. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản của công dân và là

nguồn vốn để người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó, khi

Nhà nước thu hồi đất, vấn đề đặt ra là phải phải đảm bảo mối quan hệ và lợi ích

giữa Nhà nước và người bị thu hồi đất. Nói cách khác, người sử dụng đất có quyền

được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Việc làm này giúp người dân có được

sự đền bù xứng đáng cho công sức mà mình đã bỏ ra đối với quyền sử dụng đất bị

thu hồi, cũng như thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo hộ quyền

sở hữu của công dân.

Quyền được bồi thường ở đây được tiếp cận dưới hai góc độ: (i) thứ nhất,

đây là việc bồi thường về đất, tức là Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối

với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất, cùng với đó là một số công tác hỗ

trợ; (ii) thứ hai, đây là việc Nhà nước có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về

vật chất và tinh thần cho người bị thu hồi đất do hành vi trái pháp luật, có lỗi trong

quá trình người thi hành công vụ gây ra trong quá trình thu hồi đất.

Về cơ bản, cả hai góc độ về bồi thường thu hồi đất có những đặc điểm chung

là đều xuất phát từ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với người bị thu hồi

đất và khách thể đều là những thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn

1 Điều 53 Hiến pháp 2013.

2 Nguyễn Quang Thành (2017), “Ảnh hưởng của thu hồi đất đối với vốn văn hóa đất đai tại Việt Nam”, Dân

chủ và pháp luật, (chuyên đề tháng 2), tr. 3-9.

3 Điều 54 Hiến pháp 2013.

2

nhất giữa hai khái niệm này đó là bồi thường về đất không xuất phát từ hành vi trái

pháp luật và lỗi của Nhà nước, được điều chỉnh theo quy định của Luật Đất đai

20134

và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngược lại, khái niệm bồi thường của Nhà

nước xuất phát từ hành vi trái pháp luật và lỗi của những người đại diện cho quyền

lực Nhà nước thi hành công vụ, được điều chỉnh bởi Luật trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân một cách tốt

nhất, các văn bản pháp luật trong hai lĩnh vực này, cụ thể là Luật Đất đai 2013 và

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 20175

đã có những quy định tương đối chi

tiết, cụ thể về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, bên cạnh đó

vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần phải giải quyết như: (i) phương thức bồi

thường đất bằng đất còn mang tính lý thuyết, chủ trương; (ii) việc xác định số tiền bồi

thường dựa vào giá đất theo mục đích sử dụng hợp pháp vào thời điểm có quyết định

thu hồi đất là không hợp lý; (iii) việc xác định giá đất hiện nay còn chưa phù hợp với

giá thị trường, gây bức xúc trong nhân dân khi thực hiện việc thu hồi đất; (iv) việc

xác định thiệt hại được bồi thường do hành vi thu hồi đất trái pháp luật còn có nhiều

vướng mắc; (v) mức bồi thường thiệt hại chưa bao gồm thiệt hại về tinh thần….

Chính vì thế, cần có một công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn

diện đối với vấn đề bồi thường khi thu hồi đất dưới cả hai góc độ có lỗi hay không

có lỗi của Nhà nước để có những góp ý, đề xuất hoàn thiện pháp luật, từ đó bảo vệ

tốt hơn cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền được bồi thường khi thu

hồi đất” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu có

liên quan đến đề tài như:

- Thứ nhất, sách Pháp lu t Việt Nam về trách nhiệm b i t ƣờng của Nhà

nƣớc của hai tác giả Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín, Nhà xuất bản Đại học

quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản lần thứ hai năm 2014. Tác phẩm đã

nghiên cứu, phân tích một cách tổng quát các vấn đề chung về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại của Nhà nước như căn cứ xác đihj trách nhiệm bồi thường, nguyên

tắc cơ chế và thủ tục bồi thường…. Đồng thời, các tác giả cũng đã phân tích trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể, trong đó có lĩnh vực

4 Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2013.

5 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật số 10/2017/QH14) ngày 20 tháng 06 năm 2017, có hiệu

lực từ 01/7/2018.

3

quản lý hành chính nói chung và thu hồi đất nói riêng. Tuy nhiên, tác phẩm này

được viết dựa trên nền tảng là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm

2010, chưa cập nhật những quy định mới của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước năm 2017, cũng như chưa đi vào phân tích một cách chuyên sâu, cụ thể các

vấn đề về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực thu hồi đất. Song,

những thành tựu mà tác phẩm đã đạt được sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để

người viết thực hiện đề tài của mình.

- Thứ hai, bài viết “Xá định giá đất để tính b i t ƣờng khi Nhà nƣớc thu

h i đất” của tác giả Phan Trung Hiền trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01, 02

năm 2017. Bài viết đã chỉ ra những thực trạng đang còn tồn tại đối với việc định giá

đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Cùng với đó, tác giả cũng đã đưa ra

một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực này. Bài viết

là nguồn tư liệu tham khảo hết sức giá trị trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.

Tuy nhiên, nội dung bài viết cũng chỉ mới đề cập đến một vấn đề nhỏ trong quyền

được bồi thường khi thu hồi đất.

- Thứ ba, bài viết “N ững t n tại, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình

áp dụng các p ƣơn thức b i t ƣờng khi Nhà nƣớc thu h i đất” của tác giả

Nguyễn Thị Nga trên tạp chí Luật học, số 05 năm 2011. Bài viết đã phân tích một

số bất cập trong vấn đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, tập trung chủ yếu vào

phương thức bồi thường như phương thức bồi thường bằng việc giao đất mới,

phương thức bồi thường bằng tiền. Về cơ bản, bài viết đã đem lại những kiến thức

rất có giá trị trong việc triển khai đề tài luận văn của tác giả. Tuy nhiên, điểm hạn

chế là bài viết được đưa ra dựa trên các quy định của Luật Đất đai 2003, hiện đã

được thay thế bằng Luật Đất đai 2013. Đồng thời, bài viết cũng chưa phân tích một

cách toàn diện tất cả các vấn đề về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thứ tư, đề tài khoa học cấp trường “P áp lu t b i t ƣờng, hỗ trợ, tái

định ƣ khi nhà nƣớc thu h i đất - th c trạng và ƣớng hoàn thiện”, đại học

Luật Hà Nội, do tác giả Nguyễn Thị Nga chủ nhiệm năm 2010. Đề tài đã tập hợp

các bài viết nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về quyền được bồi thường

khi bị thu hồi đất. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng những tình

huống thực tế là các bản án, quyết định của Tòa án để so sánh, nhận định tìm ra

những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của

các công trình trên rất rộng, bao gồm tất cả các quyền liên quan đến quyền được bồi

thường khi bị thu hồi đất, chưa tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực mà đề tài luận văn

đang hướng tới.

4

- Thứ năm, bài viết “Xá định thiệt hại và b i t ƣờng thiệt hại khi Nhà

nƣớc thu h i đất” của tác giả Nguyễn Vinh Diện đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp

luật số 11(308) năm 2017 là một tài liệu hữu ích khi nghiên cứu về căn cứ xác định

thiệt hại và mức bồi thường do hành vi thu hồi đất trái pháp luật. Bài viết trình bày về

các loại thiệt hại có thể phát sinh trong lĩnh vực này đồng thời nêu ra các khía cạnh,

vấn đề cần quan tâm khi tiến hành xác định mức bồi thường thiệt hại. Một trong

những điểm nổi bật của bài viết là việc đặt ra các vấn đề còn bất cập hiện nay trong

hoạt động bồi thường do thu hồi đất sai quy định, từ đó làm cơ sở xây dựng các kiến

nghị. Tuy nhiên, dừng lại ở góc độ bài viết nghiên cứu ngắn, nội dung bài chỉ tập

trung vào số ít vấn đề mà chưa bao quát hết các cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.

- Thứ sáu, bài viết “Lu t trách nhiệm b i t ƣờng của Nhà nƣớc – Những

bất c p và ƣớng sửa đổi” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn và Ngụy Thị Liễu được

trình bày trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 (261), năm 2013 đã chỉ ra một số

bất cập trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và đưa ra các kiến

nghị thích hợp. Mặc dù bài viết này không đi sâu phân tích ở lĩnh vực thu hồi đất

nhưng nội dung bài có giá trị tham khảo cao trong các vấn đề về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước, đặc biệt là trong thủ tục giải quyết bồi thường hiện nay.

Ngoài ra còn khá nhiều sách, bài viết tạp chí trong lĩnh vực pháp luật nghiên cứu

các vấn đề về lý luận và cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, là

nguồn tư liệu quan trọng mà tác giả sử dụng trong Luận văn này.

Nhìn chung, về cơ bản các vấn đề trong quyền được bồi thường khi thu hồi

đất, dưới cả góc độ có lỗi và không có lỗi của Nhà nước đã được nghiên cứu, đề cập

trong một số công trình có liên quan. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một công trình

nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể vấn đề này dưới góc độ các quy định của

pháp luật hiện hành là Luật Đất đai 2013 và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước 2017. Do đó, có thể khẳng định đề tài luận văn của tác giả mang tính mới

trong bối cảnh hiện nay.

3. Mục đ , đ i tƣợng nghiên cứu của đề tài

Đề tài luận văn của tác giả hướng đến việc nghiên cứu một cách toàn diện,

chuyên sâu đối với vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với hai khía cạnh:

(i) bồi thường từ việc thu hồi đất không xuất phát từ lỗi của Nhà nước và (ii) bồi

thường khi Nhà nước có lỗi trong việc thu hồi đất. Từ những phân tích đó, tác giả sẽ

chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện

các quy định của pháp luật trong việc bồi thường khi thu hồi đất, hướng tới bảo vệ

tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!