Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt Nam” là bài nghiên cứu của
riêng tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. HCM, ngày ….. tháng …… năm 2019
Người cam đoan
Võ Thị Khánh Mỹ
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô giảng viên
giảng dạy trong chương trình Cao học Luật kinh tế khóa 2016 – 2018, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Đình Huy đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô tại Khoa Luật, Khoa Sau
đại học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn trong việc hoàn thành mọi thủ tục khi làm luận văn và cảm ơn Thư viện Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, thư viện Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến góp ý của
Thầy Cô và các anh chị học viên.
Xin trân trọng cảm ơn./.
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động theo pháp luật Việt Nam” được tác giả nghiên cứu một cách khái
quát nhất về những vấn đề lý luận chung cũng như quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn
hạn chế của pháp luật lao động và thực tiễn áp dụng hiện nay, luận văn mong muốn
làm sáng tỏ những vướng mắc của quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó đưa ra một
số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
áp dụng quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động.
Nội dung nghiên cứu được tác giả chia làm ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về hợp đồng lao động và quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Chương 2. Quy định của pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người sử dụng lao động
Chương 3. Những bất cập và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
iv
SUMMARY
The topic "The right to unilaterally terminate labor contracts of employers
according to Vietnamese law" is the most generalized study of the theoretical issues
as well as the provisions of law and reality by the author. The application of laws
relating to the right to unilaterally terminate labor contracts of employers according
to Vietnamese law.
Through the study and assessment of the achievements and limitations of the
Labor Law and its current practice, the thesis wishes to clarify the problems of the
right to unilaterally terminate labor contracts of employers according to the Vietnam
Labor Law. Henceforth, suggestions, recommendations and solutions will be given
to improve the law and improve the effectiveness of the application of the right to
unilaterally terminate labor contracts of employers.
The research is divided into three chapters:
Chapter 1. General overview of labor contracts and the right to unilaterally
terminate labor contracts of employers.
Chapter 2. Regulations of the law on the right tounilaterally terminate labor
contracts of employers.
Chapter 3. Limitations and proposals to perfectthe law on the right to
unilaterally terminate labor contracts of employers.
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...............................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................ii
Tóm tắt.......................................................................................................................iii
Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục từ viết tắt................................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG...............................................8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động ..............................................................................8
1.1.1. Khái niệm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động ................................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động ..............................................................................................................11
1.2. Tác động của quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động........................................................................................................15
1.2.1. Đối với người sử dụng lao động.....................................................................15
1.2.2. Đối với người lao động ..................................................................................17
Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 19
Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP
ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG...................................................................................................................20
2.1. Quy định pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
của người sử dụng lao động......................................................................................20
2.1.1. Về căn cứ mà người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với người lao động ..............................................................................20
2.1.2. Thủ tục thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động .........................................................................................................26
vi
2.1.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động ..............................................................................................................30
2.2. Một số vướng mắc liên quan đến việc áp dụng quy định của pháp luật về
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động..........................................................................................................................37
2.2.1. Căn cứ pháp lý để người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động.......................................................................................................37
2.2.2 Về thủ tục thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người sử dụng lao động...............................................................................................39
2.2.3. Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động .......................................................................................................................42
Kết luận chương 2 .......................................................................................................49
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG............................................................................................50
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người sử dụng lao động.............................................................50
3.1.1. Đảm bảo tính khả thi của các quy định của pháp luật về quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động .........................................51
3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất của các quy định về quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trong mối tương quan với các vấn đề khác có liên quan..............52
3.1.3. Đảm bảo sự dung hòa lợi ích trong quan hệ lao động giữa người lao động và
người sử dụng lao động...............................................................................................53
3.1.4. Đảm bảo sự linh hoạt của người sử dụng lao động trong việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động .......................................................................................54
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người sử dụng lao động.............................................................55
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động của người sử dụng lao động .........................................................55
3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động về quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ............................60
Kết luận chương 3 .......................................................................................................64
vii
KẾT LUẬN ................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... .............67