Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ  ĐIỆN ĐÔNG ANH
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
398.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1679

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÁY BIẾN ÁP CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

***********NHÀ MÁY ĐIỆN CƠ HÀ NỘI**********

1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền

Bắc làm hậu phương vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng

Miền Nam, ngày 15 - 1 - 1961 Bộ Công nghiệp nặng đã triệu tập hội nghị

hiệp thương giữa ba cơ sở: Phân xưởng đồ điện I - thuộc trường kỹ thuật I,

Phân xưởng đồ điện thuộc tập đoàn sản xuất Thống Nhất và xưởng cơ khí

Công tư hợp doanh Tự lực để thành lập Nhà máy Chế tạo Điện cơ nay là

Công ty Chế tạo Điện cơ thuộc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ

công nghiệp.

Ngay từ những năm đầu thành lập với một số các thiết bị cũ từ thời

Pháp thuộc, nhà xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất ở 22 Ngô

Quyền, 2F Quang Trung và 44B Lý Thường Kiệt, với 571 CBCNV Nhà máy

đã phải mất nhiều công sức để vượt qua các khó khăn phức tạp của việc sát

nhập, tư tưởng cục bộ mất đoàn kết và bắt tay vào tổ chức sản xuất, sản

phẩm ban đầu là các động cơ 0,1 KW đến 10 KW và các phụ tùng thiết bị

sản xuất. Năm 1961 Nhà máy đã phấn đấu sản xuất được 4288 động cơ và

sản phẩm các loại.

Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Xã Hội Chủ

nghĩa. Hàng trăm CBCNV Nhà máy đã xung phong lên đường nhập ngũ,

chiến đấu trên khắp các chiến trường đánh Mỹ, chín liệt sỹ đã anh dũng hy

sinh vì độc lập Tự do của Tổ quốc. Đại hội pháo cao xạ 100 ly cùng hàng

trăm tay súng tự vệ ngày đêm trực chiến bảo vệ Thủ đô, góp phần đánh

1

thắng âm mưu phá hoại miền Bắc.Vừa chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc với lực

lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản, chính qui

trong và ngoài nước, các thiết kế sản phẩm qui trình công nghệ, tiêu chuẩn

xí nghiệp, phương pháp thử nghiệm, qui phạm, nội qui, chế độ ... được từng

bước hình thành. Để an toàn cho sản xuất Nhà máy đã sơ tán phân xưởng

Khí cụ điện về Văn Giang - Hải Hưng, đến năm 1967 đã tách ra thành Nhà

máy khí cụ điện I nay là Công ty VINAKIP. Năm 1968 phân xưởng A5 của

Nhà máy cơ khí Hà Nội được Bộ chuyển giao cho Nhà máy.Trong giai đoạn

này Nhà máy đã chế tạo động cơ 75 kW, động cơ - máy phát 1 chiều đến 16

kW, máy phát xoay chiều đến 30kW, các máy phát thông tin phục vụ quốc

phòng , sửa chữa các động cơ, máy phát cho rađa, tên lửa. Năm 1968 Nhà

máy được chính phủ khen thưởng Huân chương lao động hạng nhì. Vào

những năm 70 Nhà máy đã có đội ngũ CBCNV lên đến 1480 người, trong

đó có gần 100 kỹ sư, hàng năm chế tạo được gần trên 8000 sản phẩm các

loại, các công trình tự trang, tự chế đòi hỏi sự sáng tạo cao như xe tải điện,

máy vót tre, máy gia công tia lửa điện ... lần lượt ra đời.

Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, những con người miền

Nam tập kết và một số CBCNV trở về Nam công tác. Nhiều kỹ sư giỏi, cán

bộ của Nhà máy đã được phân công giữ các cương vị giám đốc , phó giám

đốc các Nhà máy, cơ sở ngành địa phương ... Một số bộ phận CBCNV được

điều động đi xây dựng xưởng sản xuất động cơ Việt Hung, sau này tách ra

thành Nhà máy độc lập nay là Công ty Chế tạo Máy điện Việt Nam - Hung

ga ri. Đất nước thống nhất bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh

tế. Nhà máy đã sản xuất được các động cơ điện có công nghệ phức tạp đó là

động cơ 3 pha có cổ góp 10/3,3 kW và 55/18,3 kW, phục vụ chương trình

2

mía đường, các tổ máy phát 30 kW, 50 kW, các động cơ bơm giếng sâu 55

kW ...

Năm 1979 nhà máy đã sử chữa thành công máy phát 325 KVA và 480

KVA bị hư hỏng nặng góp phần đem lại nguồn điện cho vùng mỏ bị cuộc

chiến tranh tàn phá.

Từ những năm 60 đến năm 80 nhà máy luôn phấn đấu hoàn thành vượt

mức kế hoạch cho dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng

không làm giảm được sự say mê nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của

CBCNV trong lao động, trong học tập, trong sáng tạo và tích cực tham gia

vào các phong trào hoạt động .

Năm 1986 đất nước bướcvào thời kỳ đổi mới. Năm 1989 cơ chế bao

cấp bị xoá bỏ. Bước vào cơ chế thị trường, nhiều khó khăn tưởng trừng

không vượt qua được, sản phẩm của Nhà máy bền, khỏe nhưng nặng nề,

mẫu mã không đẹp, chất lượng không ổn định, chi phí vật tư chính để làm ra

sản phẩm cao hơn giá bán 1,3 lần, nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Sản phẩm

tồn kho không bán được, sản xuất bị ngưng trệ đã đẩy toàn bộ CBCNV vào

hoàn cảnh hết sức khó khăn, bươn trải kiếm sống bằng đủ các ngành nghề.

Giai đoạn này đã làm mất đi một phần đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân

lành nghề. Phấn đấu vượt qua khó khăn chỉ bằng cách năng động tìm kiếm

thêm việc làm để tồn tại ngoài ra phải nhanh chóng cải tiến toàn bộ sản

phẩm để giảm chi phí vật tư, thiết kế lại mẫu mã đáp ứng với nhu cầu khách

hàng. Từ năm 1990 đến 1994, hàng năm đã thiết kế chế tạo mới trên 20 sản

phẩm đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, sản xuất đã có lãi.Tuy phải cạnh

tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, có những sản phẩm như quạt trần Ba

Đình không cạnh tranh nổi phải dừng sản xuất nhưng nhà máy vẫn từng

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!