Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy phạm 4244-1986: kĩ thuật an toàn thiết bị nâng - 6 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
51
51
e) Kéo lê tải trên đất, sàn hoặc đường ray bằng móc của máy trục khi cáp nâng tải
xiên ; dịch chuyển các loại toa tầu hoả hoặc toa goòng bằng móc mà không có bộ phận
dẫn hướng đảm bảo cho cáp nâng tải ở vị trí thắng đứng.
f) Dùng máy trục lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị tải đè lên.
g) Kéo tải khi nâng hạ và di chuyển .
h) Xoay và điều chỉnh tải dài, cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không
dùng các dụng cụ chuyên dùng tương ứng.
i) Đứng lên tải để cân bằng khi nâng, hạ và di chuyển hoặc sửa lại dây buộc khi tải
đang treo .
j) Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.
k) Bốc xếp lên ô tô khi trong buồng lái ô tô đang có người.
l) Dùng công tác hạn chế hành trình để thay bộ phận ngắt tự động các cơ cấu trừ
trường hợp lúc cầu trục đi tới sàn đỗ.
m) Làm việc khi thiết bị an toàn và phanh hỏng
n) Cho các cơ cấu của máy trục hoạt động khi có người trên máy trục nhưng ngoải
buồng điều khiển (trên hành lang, buồng máy, cần, đối tượng...). Quy định này không
áp dụng đối với những người kiểm tra và điều chính các cơ cấu và thiết bị điện. Trong
trường hợp này việc mở và ngắt cơ cấu phải theo tín hiệu của người kiểm tra, điều
chỉnh6.5.16. Thiết bị nâng phải được sửa chữa, bảo dưỡng theo lịch đã được thủ trưởng
đơn vị quản lí sử dụng duyệt hoặc sau khi xây ra sự cố .
Khi sửa chữa cầu trục và cần trục công xơn di động phải có phiếu thao tác. Trong
phiếu thao tác phải quy định những biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa điện giật, ngã
cao , máy trục khác va chạm vào máy trục đang sửa chữa và máy trục cán kẹp người
sửa chữa đang làm việc trên đường ray của những máy trục đang hoạt động.
Phải ghi rõ trong phiếu thao tác và sổ giao ca của công nhân điều khiển máy trục
ngày, thời gian sửa chữa và họ tên người chịu trách nhiệm sửa chữa . . .
7. Khai báo, điều tra sự cố và tai nạn lao động
Khai báo điều tra tai nạn lao động do thiết bị nâng gây ra phải được tiến hành theo
Quyết định. 45 của Liên bộ Lao động - Y tế - Tổng công đoàn Việt Nam.
7.2. Khi có sự cố xảy ra đơn vị quản lí sử dụng thiết bị nâng phải tổ chức điều tra
để xác định nguyên nhân quy kết trách nhiệm và đề ra biến pháp phòng ngừa. Kết quả
điều tra phải được lập. thành biên bản lưu vào lí lịch thiết bị nâng đồng thời sao gửi cho
cơ quan đăng kí.
Những loại sự cố sau ngoài việc điều tra đơn vị quản lí sử dụng còn phải khai báo
với cơ quan thanh tra kĩ thuật an toàn Nhà nước và cơ quan thanh tra kĩ thuật an toàn
địa phương.
a) Kết cấu kim loại (cầu, cổng, tháp, cần) bị phá huỷ hoặc gãy.
b) Thiết bị nâng bị đổ, rơi.