Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy hoạch mạng lưới trường mầm non trên địa bàn thành phố kon tum giai đoạn 2020-2030
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THANH THỦY
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
GIAI ĐOẠN 2020-2030
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THANH THỦY
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
GIAI ĐOẠN 2020-2030
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Đà Nẵng – Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lê Quang Sơn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác./.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Thủy
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3
4. Đối tượng, khách thể.................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI TRƯỜNG MẦM NON.................................................................. 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................... 6
1.2. Các khái niệm chính của đề tài.......................................................................... 8
1.2.1. Quản lý giáo dục .................................................................................... 8
1.2.2. Quy hoạch .............................................................................................. 9
1.2.3. Quy hoạch mạng lưới trường mầm non............................................... 12
1.3. Xây dựng quy hoạch mạng lưới Trường mầm non ......................................... 13
1.3.1. Vị trí, vai trò của Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân13
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu đối với quy hoạch mạng lưới trường MN
................................................................................................................................ 17
1.3.3. Nội dung quy hoạch mạng lưới trường MN ........................................ 18
1.3.4. Phương pháp xây dựng quy hoạch....................................................... 19
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng quy hoạch mạng lưới Trường mầm
non .......................................................................................................................... 20
1.4.1. Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục ..................................... 20
1.4.2. Định hướng phát triển KT-XH của địa phương................................... 21
1.4.3. Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước .... 23
1.4.4. Quy mô dân số ...................................................................................... 25
1.4.5. Chuyển dịch dân số và quá trình đô thị hóa......................................... 26
1.4.6. Công tác xã hội hoá giáo dục............................................................... 26
Tiểu kết chương 1................................................................................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ KON TUM ......................................................................... 28
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ....................................................................... 28
2.1.1. Mục tiêu khảo sát................................................................................. 28
ii
2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................ 28
2.1.3. Phương pháp, tổ chức khảo sát............................................................ 28
2.2. Khái quát về tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội, Giáo dục – Đào tạo thành
phố Kon Tum.......................................................................................................... 29
2.2.1. Vài nét về thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum................................... 29
2.2.2. Tình hình giáo dục và mạng lưới trường học thành phố Kon Tum..... 32
2.3. Thực trạng mạng lưới trường MN ở thành phố Kon Tum .............................. 33
2.3.1. Số lượng trường, lớp, học sinh ............................................................ 33
2.3.2 Chất lượng giáo dục và đào tạo ............................................................ 36
2.3.3. Cơ sở vật chất ...................................................................................... 39
2.3.4. Đầu tư tài chính và các nguồn lực khác............................................... 41
2.3.5. Đội ngũ giáo viên, CBQL, phục vụ ..................................................... 42
2.4. Thực trạng công tác quy hoạch mạng lưới các Trường mầm non................... 42
2.4.1. Thực trạng nhận thức về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc quy
hoạch mạng lưới các trường mầm non ................................................................... 42
2.4.2. Thực trạng xác định các nội dung quy hoạch mạng lưới các trường
mầm non ................................................................................................................. 45
2.4.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp quy hoạch ................................ 47
2.4.4. Thực trạng triển khai quy trình thực hiện quy hoạch .......................... 48
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quy hoạch.................. 50
2.5. Đánh giá chung................................................................................................ 51
2.5.1. Những điểm mạnh và thời cơ .............................................................. 51
2.5.2. Những khó khăn và thách thức ............................................................ 52
Tiểu kết chương 2................................................................................................... 52
Chương 3. XÂY DỰNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ KON TUM ĐẾN NĂM 2030 ...................................................... 54
3.1. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch ..................................................................... 54
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý........................................................................... 54
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa........................................................................... 54
3.1.3. Đảm bảo tính mở ................................................................................. 54
3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện........................................................................ 54
3.2. Quy hoạch mạng lưới Trường mầm non thành phố Kon Tum giai đoạn 2020-
2030 ........................................................................................................................ 55
3.2.1. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phát triển GD&ĐT tỉnh Kon Tum năm
2020 định hướng đến năm 2030 ............................................................................. 55
3.2.2. Mục tiêu quy hoạch.............................................................................. 56
3.2.3. Nội dung quy hoạch mạng lưới trường mầm non thành phố Kon Tum
giai đoạn 2020 - 2030 ............................................................................................. 57
3.2.4. Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch......................... 62
iii
3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi ................................................................ 71
3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm............................................................... 71
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm........................................................................... 72
Tiểu kết chương 3................................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CSĐT Cơ sở đào tạo
CSGD Cơ sở giáo dục
CT Chương trình
CTĐT Chương trình đào tạo
CTGD Chương trình giáo dục
CTK Chương trình khung
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
KT-XH Kinh tế - xã hội
NT Nhà trường
MN Mầm non
PT Phát triển
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
UBND Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1. Thông tin kinh tế xã hội 30
2.2. Quy mô trường mầm non 34
2.3. Quy mô nhóm, lớp mầm non 34
2.4. Tình hình học sinh trong độ tuổi mầm non 35
2.5.
Quy mô tổ chức bán trú và chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ sức khoẻ cho trẻ tại các Trường mầm non
37
2.6. Cơ sở vật chất của các trường MN năm học 2018-2019 39
2.7. Kinh phí đầu tư cho giáo dục MN 41
2.8.
Đánh giá mức độ quan trọng của việc quy hoạch mạng
lưới trường MN tại thành phố Kon Tum 43
2.9.
Đánh giá thực trạng tính phù hợp về mục đích, yêu cầu
đối với quy hoạch mạng lưới trường MN tại thành phố
Kon Tum
44
2.10.
Đánh giá ý nghĩa của việc quy hoạch mạng lưới trường
MN tại thành phố Kon Tum hiện nay 45
2.11.
Đánh giá thực trạng tính đầy đủ những nội dung về đặc
điểm tự nhiên và KT-XH trong khi quy hoạch mạng lưới
trường MN tại thành phố Kon Tum
46
2.12.
Đánh giá thực trạng tính hợp lý về nội dung quy hoạch
mạng lưới trường MN tại thành phố Kon Tum 47
2.13.
Đánh giá về phù hợp của các phương pháp được vận
dụng để quy hoạch mạng lưới trường MN tại thành phố
Kon Tum hiện nay
48
2.14.
Đánh giá về thực trạng triển khai quy trình quy hoạch
mạng lưới các trường mầm non 49
2.15.
Đánh giá thực trạng mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến
việc quy hoạch mạng lưới trường MN tại thành phố Kon
Tum
50
3.1. Bảng xác định các chỉ tiêu cụ thể 57
3.2. Dự báo dân số thành phố Kon Tum độ tuổi 58
3.3. Dự báo tổng số trẻ đến lớp 59
3.4. Quy mô trường lớp giai đoạn 2020-2030 59
3.5. Quy mô đội ngũ CBQL và giáo viên giai đoạn 2020-2030 60
3.6. Quy mô cơ sở vật chất 2020-2030 61
vi
Số hiệu
bảng Tên bảng Trang
3.7.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các nội
dung mục tiêu chung quy hoạch 73
3.8.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các nội
dung mục tiêu cụ thể của quy hoạch 74
3.9.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi nội dung quy
hoạch 75
3.10.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các điều
kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch 77
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Số hiệu sơ
đồ, biểu
đồ, hình
ảnh
Tên sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh Trang
1.1. Quy trình kế hoạch hóa 10
1.2.
Mối quan hệ giữa quy hoạch với đường lối, chiến lược,
kế hoạch và dự báo 11
1.3. Cơ cấu tổ chức Trường MN 15
1.4.
Chu trình phương pháp luận xây dựng quy hoạch mạng
lưới trường MN 20
2.1.
Bản đồ mạng lưới trường mầm non thành phố Kon Tum
năm 2019
33
3.1.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của mục
tiêu chung quy hoạch 74
3.2.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các mục
tiêu cụ thể quy hoạch 75
3.3.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của nội
dung quy hoạch 76
3.4.
Kết quả khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các điều
kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch 77
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực
để phát triển KT-XH. Những thành tựu phát triển KT-XH trong 10 năm vừa qua và
Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi
mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong
thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa
phương phát triển giáo dục.
Xây dựng quy hoạch phát triển GD&ĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của các cấp quản lý giáo dục. Luật Giáo dục 2005 khẳng định: Nội dung quản lý nhà
nước về giáo dục bao gồm trước hết là việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lực,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở Bắc Tây nguyên, với diện
tích tự nhiên 9.676,5 km2. Hiện nay dân số toàn tỉnh hơn 520 ngàn người, dân tộc
thiểu số chiếm trên 53%; có 28 dân tộc sinh sống, trong đó có 07 dân tộc tại chỗ: Xơ
Đăng, Ba Na, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hre.
Toàn tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường, thị trấn, gồm: Khu vực
I có 25 xã, phường, thị trấn; khu vực II có 28 xã; khu vực III có 49 xã, có 54 xã được
phê duyệt đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020; có 66 thôn đặc biệt khó
khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Trên địa bàn tỉnh có 03
huyện nghèo thụ hưởng Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số
275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Kon Tum đã đạt
được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm
của ngành: mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục từng bước được kiện toàn và
tăng lên ở hầu hết các cấp học, bậc học; đội ngũ CBQL, giáo viên được bổ sung, bồi
dưỡng và chuẩn hoá; chất lượng giáo dục đại trà đã có những chuyển biến tích cực,
chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm; thành quả xóa mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi được duy trì, giữ vững; công tác phổ cập giáo dục Tiểu học,
Trung học cơ sở được đẩy mạnh và đạt được mục tiêu đề ra; hoàn thành phổ cập giáo
dục MN cho trẻ 5 tuổi; công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, tạo sự gắn kết
giữa ngành giáo dục với các lực lượng xã hội nhằm chung sức chăm lo sự nghiệp giáo
dục và đào tạo, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chất lượng giáo dục được giữ vững và từng bước nâng cao; giáo dục văn thể mỹ,