Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy chế về công tác kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quy chế về công tác kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài
Chuyên đề: Giới thiệu văn bản pháp quy
Tạp chí số: Tạp chí Số 19 (Số 435)
Năm xuất bản: 2008
Ngày 19 tháng 09 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quyết định 1190/QĐ-BKH
ban hành quy chế về công tác kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thực hiện.
Nội dung kiểm tra
Về thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư: Việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
của các cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn
thi hành Luật; Việc ban hành các văn bản luật hướng dẫn theo thẩm quyền và việc thực hiện các quy
định của pháp luật về đầu tư; Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; Sự phù hợp của
chính sách với điều kiện kinh tế - xã hội; Việc tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; Đánh
giá việc xây dựng kế hoạch, thu hút đầu tư.
Về triển khai hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Việc thực
hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; thực hiện các nội dung đăng ký kinh doanh
quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Tiến độ góp vốn, triển khai
dự án; Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; Lao động tiền lương của người lao động và người sử
dụng lao động;...Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài: Việc thực hiện mục tiêu đầu tư; Tiến độ triển
khai dự án; Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện các nghĩa vụ tài chính; Lao động và tình
hình sử dụng lao động.
Hình thức kiểm tra
Kiểm tra thông qua báo cáo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ủy quyền. Nội dung và thời hạn báo cáo phải quy định cụ thể trong văn bản gửi tới đối tượng
được kiểm tra. Thời gian cho đối tượng được kiểm tra chuẩn bị báo cáo ít nhất là 07 ngày làm việc, kể
từ ngày được yêu cầu kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể quy định cụ
thể thời gian cho đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo.
Kiểm tra thông qua sơ kết, tổng kết; họp, giao ban do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc đơn vị được Bộ
trưởng ủy quyền quyết định. Cơ quan, đơn vị được kiểm tra báo cáo tại hội nghị giao ban hoặc gửi báo
cáo sơ kết, tổng kết theo yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Kiểm tra thông qua làm việc với các cơ quan được kiểm tra, trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư có thể mời cơ quan được kiểm tra làm việc trực tiếp tại trụ sở Bộ hoặc cơ quan được kiểm
tra.
Thành lập đoàn kiểm tra
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì dự thảo Đề cương triển khai kiểm tra
và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, trong đó nêu rõ tên
đối tượng được kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; phạm vi, hình thức, nội dung và thời gian kiểm tra;
trách nhiệm của đoàn kiểm tra, của đơn vị kiểm tra và các đơn vị liên quan.
Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng đoàn kiểm tra trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Thủ
trưởng đơn vị được Bộ trưởng ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi tiết, gồm: Mục đích, yêu cầu,