Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quốc Tử Giám ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quốc Tử Giám
Văn miếu là nơi thờ cúng Khổng Tử cùng môn đệ và các danh nho đời sau (như
Chu văn An) có công truyền bá, giữ gìn Chính đạo (đạo Nho) để tỏ đạo học có
nguồn gốc, Xuân Thu nhị kỳ vua thân đến tế.
Quốc tử giám thoạt đầu là chỗ dậy các Hoàng tử sau mở rộng cho con các quan đại
thần rồi con nhà bình dân ai thông tuệ cũng được vào học (1).
Quốc Tử Giám ở Thăng-long dựng ngay sau Văn Miếu. Năm 1802 vua Gia-Long
bãi Quốc Tử Giám Thăng-long, đem lập lại ở Phú-xuân. Và để đền bù cho dân Hàthành đã dựng Khuê văn các (2) trong Văn Miếu, trước hồ Thiền-quang, kế bên
những tấm bia đề danh Tiến sĩ các khoa nhà Lê và Nguyễn sơ. Hà-nội ngày nay
tuy không còn Quốc Tử Giám nhưng vẫn giữ cái tên "nhà Giám" để trỏ Văn Miếu.
Quốc Tử Giám cũng như Văn Miếu và Khoa cử đều xuất phát từ Trung quốc. Nhà
Đường đặt ra Quốc Tử Giám coi việc học chính, quản lĩnh sáu học quán là : Quốc
Tử Giám, Thái học, Tứ môn học, Luật học, Thư học, Toán học. Đứng đầu Quốc
Tử Giám là Tế tửu, Tư nghiệp làm Phó. Con quan, tùy phẩm trật của cha, và con
nhà bình dân học ở học quán khác nhau. Lại có hai văn quán riêng cho con các
hoàng thân quốc thích.
Đời Minh ở Nam kinh, Bắc kinh đều có Quốc Tử Giám, các quan Tế tửu, Tư
nghiệp, Bác sĩ lo việc giáo tập. Minh Thái Tổ đặt ra Quốc tử học, ngoài học văn
chương còn tập luyện chính trị, hàng năm lấy nhiều sinh viên ra làm quan (3).
I- Quốc Tử Giám Thăng Long
1070 Dựng Văn Miếu ở Thăng long.
1076 Xây Quốc Tử Giám ở phía sau Văn Miếu làm nơi học tập cho Hoàng Thái
tử.
1087 Dựng gác Bí thư chứa sách vở hiếm.
1253 Trần Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh đô cho con nhà quyền quý vào
học, sau mở rộng cho con nhà bình dân người nào tuấn tú cũng được học. Lập
Giảng vũ đường, xuống chiếu gọi học giả vào giảng Tứ Thư, Ngũ Kinh (4).
1434 Thi học sinh trong nước, lấy đỗ trên 1000 người, chia làm ba hạng : hạng
nhất và nhì đưa vào Quốc Tử Giám, hạng ba cho về nhà lộ học. Đều miễn dao
dịch.
Cho các Giám sinh và Sinh đồ ở huyện được mang mũ áo và cho Giáo thụ Quốc
Tử Giám cùng giáo chức ở các lộ được đội mũ cao sơn, trước đây đội mũ thái cổ
(5).
1483 Đầu triều Lê, nhà Thái học vẫn theo nếp cũ nhà Trần, quy chế phần nhiều
còn thiếu sót. Nay hạ lệnh sửa rộng ra, xung quanh có tường bao. Đằng trước nhà
Thái học dựng Văn Miếu, có điện Đạt thành thờ Khổng Tử, đông, tây giải vủ thờ