Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quốc hội Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
QUỐC HỘI
VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
HÀ NỘI - 2005
LỜI GIỚI THIỆU
Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 60 năm Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946 -2006) và kỷ niệm 5 năm ngày
thành lập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (2000-2005), dưới sự chỉ đạo
của Văn phòng Quốc hội Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp biên soạn và
xuất bản cuốn sách “Quốc hội Việt Nam – những vấn đề lý luận và
thực tiễn”.
Là diễn đàn về nhà nước, pháp luật và chính sách, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp đã hướng trọng tâm hoạt động vào nghiên cứu, thông
tin những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của Quốc hội. 5
năm qua – khoảng thời gian chưa phải là dài đối với một tạp chí khoa
học, nhưng trên các số ra hàng tháng và các số chuyên đề đã có tới
hàng trăm bài, với hàng ngàn trang viết về Quốc hội của các tác giả là
những nhà lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước, các nhà khoa học, nhà
quản lý, luật gia và những người làm công tác thực tiễn. Có thể tự hào
rằng, đây là kết quả mà không nhiều tạp chí có được. Điều này góp
phần làm nên bản sắc, diện mạo riêng của Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp.
Những bài viết về Quốc hội trên Tạp chí trong 5 năm qua luôn bám
sát quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam, đưa ra nhiều luận
điểm khoa học và bài học thực tiễn, góp phần vào quá trình đổi mới
của Quốc hội, nhất là trong những dịp sửa đổi Hiến pháp năm 1992,
ban hành Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 và các Nghị quyết của
Quốc hội về quy chế hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc
2
hội. Những bài viết này được các đại biểu Quốc hội, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm và đánh giá
cao. Nhiều vấn đề được nêu trong các bài viết đã đi vào cuộc sống,
được chấp nhận và được hiện thực hóa bằng những mô hình tổ chức
và quy trình hoạt động mới của Quốc hội. Nhiều vấn đề đã và đang
tiếp tục được nghiên cứu để vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
Ngoài ra, những bài viết này cũng góp phần vào quá trình hoàn
thiện lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học chính trị - pháp lý.
Vì vậy, việc tập hợp có hệ thống và chọn lọc những bài viết về
Quốc hội đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp trong 5 năm qua
vào cuốn sách Quốc hội Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn là một việc làm cần thiết. Cuốn sách sẽ như một công trình khoa
học về Quốc hội Việt Nam. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ được các
đồng chí lãnh đạo, các đại biểu Quốc hội, những người làm công tác
thực tiễn cũng như các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và mọi đối
tượng quan tâm đến Quốc hội đón nhận như một tài liệu tham khảo
hữu ích.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2005
TS. Bùi Ngọc Thanh
ỦY VIÊN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
3
MỤC LỤC
Lời giới thiệu 2
Phần I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỐC HỘI
VÀ LỊCH SỬ QUỐC HỘI
Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội ở nước ta
hiện nay 11
Trần Ngọc Đường
Quyền lực của Quốc hội 23
Phạm Văn Hùng
“Quyết” ở Quốc hội 35
Nguyễn Sĩ Dũng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc tổ chức và xây dựng Quốc hội thực hiện
quyền lực của nhân dân 39
Phạm Văn Hùng
Bàn về tính đại diện nhân dân của Quốc hội 61
Nguyễn Quang Minh
4
Những bước đổi mới Quốc hội trong lịch sử lập hiến Việt Nam và vấn đề
tăng cường tổ chức, hoạt động của Quốc hội ở nước ta hiện nay 71
Lê Minh Thông
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức cơ
quan lập hiến và sự ra đời của Quốc hội đầu tiên ở Việt Nam 93 1
Trần Duy Khang
Đồng chí Nguyễn Văn Linh với đổi mới hoạt động của Quốc hội 118 1
Nguyễn Như Du
Đồng chí Võ Chí Công với đổi mới hoạt động của Quốc hội 125
Nguyễn Như Du
Đổi mới - từ những việc cụ thể 131
Trần Ngọc Vừng
Phần II
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUỐC HỘI
Đại biểu Quốc hội chuyên trách hay chuyên nghiệp? 136
Nguyễn Sĩ Dũng
Đại biểu Quốc hội chuyên trách: Một số suy nghĩ về tăng cường năng lực
hoạt động 141
Ngô Đức Mạnh
5
Lời hứa trang trọng của đại biểu quốc hội trước nhân dân 150
Nguyễn Vân Bình
Chương trình hành động đại biểu Quốc hội 154
Nguyễn Đình Tập
Một số yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội 160
Đặng Đình Luyến
Đại biểu Quốc hội với việc sử dụng thông tin tư vấn 168
Vũ Minh Hồng
Quốc hội và Chính phủ - một số luận điểm về tổ chức 175
Ngô Huy Cương
Kiện toàn tổ chức bộ máy quốc hội 187
Trịnh Đức Thảo
Hoàn thiện tổ chức và đổi mới nội dung hoạt động của các cơ quan chuyên
môn của Quốc hội 193
Bùi Ngọc Thanh
Vị trí, vai trò và chức năng của đoàn đại biểu Quốc hội 204
Nguyễn Hoài Nam
Về mô hình cơ quan giúp công tác xây dựng luật, pháp lệnh 216
Nguyễn Văn Thuận
6
Phần III
HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội 228
Mai Hồng Quỳ
Để tiến tới chuyên nghiệp 240
Nguyễn Đức Lam
Quốc hội khóa X: 5 năm - cái nhìn của những người trong cuộc 257
NCLP
Thủ tục làm việc của Quốc hội: những yêu cầu và nguyên tắc chung 272
Nguyễn Đức Lam
Dân chủ - từ một kỳ họp 287
Khánh Vân
Quốc hội Việt Nam với các diễn đàn nghị viện đa phương 293
Nguyễn Chí Dũng
Đổi mới các công đoạn làm luật và đưa luật vào cuộc sống 303
Nguyễn Văn An
Một số vấn đề về nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội 309
Nguyễn Văn Yểu
Tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội 320
Nguyễn Đình Quyền
7
Một số suy nghĩ về đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội 332
Ngô Đức Mạnh
Một số vấn đề về sáng kiến lập pháp 343
Ngô Trung Thành
Tăng sự cẩn trọng trong hoạt động lập pháp của Quốc hội 356
Nguyễn Đăng Dung
Thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp,
luật, pháp lệnh 363
Hoàng Văn Tú
Trao đổi về quy trình quyết định các vấn đề quan trọngtrong hoạt động của
Quốc hội 378
Nguyễn Quốc Thắng
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm quyền quyết định tài
chính - ngân sách của Quốc hội 383
Đặng Văn Thanh
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan
của Quốc hội 391
Trần Ngọc Đường
Về giám sát của quốc hội 408
Nguyễn Thái Phúc
Hoạt động giám sát của quốc hội các nước và ở nước ta 418
Lê Thanh Vân
8
Trao đổi về hoạt động giám sát của Quốc hội 432
Hoàng Duy – Hoàng Minh Hiếu
Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với văn bản pháp luật 442
Bùi Xuân Đức
Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách 452
Nguyễn Chí Dũng
Một vài suy nghĩ về hoạt động chất vấn của Quốc hội 467
Trần Tuyết Mai
Hoạt động chất vấn - Nhìn từ thực tế một kỳ họp Quốc hội 473
Nguyên Thành
Bỏ phiếu tín nhiệm - Bàn về thủ tục khả thi 480
Vũ Văn Nhiêm
9
Phần I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUỐC HỘI VÀ LỊCH SỬ QUỐC HỘI
10
Phần I
Lý luận chung về Quốc hội và lịch sử Quốc hội
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY∗
PGS, TS. Trần Ngọc Đường **
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Phó Trưởng Ban Công tác lập pháp
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
1. Đặc trưng cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
1.1 Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là sự lãnh đạo đối với cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân
Theo Hiến pháp, Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Vị trí đặc biệt đó
thể hiện sâu sắc hai tính chất sau đây:
- Một là, Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhân dân.
- Hai là, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Ở nước ta, “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Như vậy,
nhân dân là chủ thể mang quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên, muốn sử dụng
∗
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2/2005. **Hiện là Giáo sư, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng Ban Công tác lập
pháp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Văn
phòng Quốc hội.
11
Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Quốc hội ở nước ta hiện nay
quyền lực Nhà nước của mình, nhân dân phải được tổ chức lại dưới hình
thức Nhà nước. Quốc hội chính là cơ quan Nhà nước cao nhất, thông qua
đó nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước của mình. Thông qua Quốc hội, ý
chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước thể hiện bằng các đạo luật
mang tính bắt buộc chung. Cũng thông qua Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước,
thành lập Chính phủ, bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan này tổ chức và hoạt
động theo chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội giám sát toàn bộ mọi hoạt động
của bộ máy Nhà nước.
Với vị trí đặc biệt nói trên của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước ta, đòi
hỏi phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với vị trí đó, bảo đảm
phát huy được vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, bảo đảm cho ý chí của Đảng và lòng dân do
Quốc hội đại diện là thống nhất với nhau, Quốc hội mạnh và thực quyền
chính là Đảng mạnh.
1.2 Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là sự lãnh đạo đối với một thể
chế tạo lập nền tảng chính trị - pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của
Nhà nước và xã hội ta
Quốc hội nước ta ra đời và tồn tại trước hết là để tạo lập nền tảng chính
trị - pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước và xã hội. Nhờ vai trò
này mà toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được xây dựng,
củng cố và hoàn thiện dựa trên nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc.
Hơn nửa thế kỷ qua với 11 khóa Quốc hội, ở nước ta đã có bốn bản Hiến
pháp và nhiều đạo luật, pháp lệnh, trong đó có những bộ luật lớn như Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân
sự, … làm nền tảng chính trị - pháp lý không những cho tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nước mà còn là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát
triển các quan hệ kinh tế hiện nay. Chỉ tính riêng Quốc hội các khóa trong
12
Phần I
Lý luận chung về Quốc hội và lịch sử Quốc hội
thời kỳ đổi mới đã thông qua được 93 bộ luật và đạo luật và Uỷ ban thường
vụ Quốc hội thông qua 124 pháp lệnh.
Như vậy, thực tiễn chỉ ra rằng, muốn xây dựng và củng cố vững chắc
nền tảng chính trị - pháp lý của đất nước không thể không ngừng chăm lo
xây dựng và củng cố Quốc hội, phát huy vai trò của Quốc hội trong việc
thực hiện các chức năng lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề
trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Để giữ vững vai trò đó, đòi hỏi không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng để Quốc hội phát huy được đầy đủ vai trò nói trên.
1.3 Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là sự lãnh đạo đối với một thể
chế vừa là Nhà nước vừa là nhân dân
Khác với các cơ quan nhà nước khác, Quốc hội có hai tư cách: Quốc hội
vừa có tư cách nhân dân vừa có tư cách nhà nước. Với tư cách là nhân dân,
trong quá trình hoạt động của mình, Quốc hội luôn thể hiện ý chí, nguyện
vọng của nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân trong mối quan hệ với các
cơ quan Nhà nước khác. Đồng thời, thông qua Quốc hội, nhân dân lại có
điều kiện tham gia trực tiếp một cách rộng rãi, có hiệu lực và có hiệu quả
vào các hoạt động của Nhà nước.
Với tư cách là Nhà nước, Quốc hội chính là nhân dân được thống nhất
lại dưới hình thức Nhà nước, được nhân dân ủy quyền thực hiện quyền lực
Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác và với chính
mình. Vì thế, có thể nói, Quốc hội vừa là nơi thực hiện và thể hiện chế độ
dân chủ đại diện (dân chủ thông qua ủy quyền) và vừa là nơi thể hiện và
thực hiện dân chủ trực tiếp (thông qua Quốc hội, nhân dân thể hiện trực tiếp
ý chí của mình). Sự kết hợp giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, một
mặt được thể hiện và thực hiện thông qua hoạt động của người đại biểu
nhân dân trong và ngoài kỳ họp, mặt khác còn thông qua tính tích cực của
nhân dân trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội. Quốc hội cũng là
nơi để nhân dân lao động “học” và “tập làm” dân chủ. Vì thế, xây dựng và
phát huy vai trò của Quốc hội phải được coi là một quy luật phát triển của
13
Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Quốc hội ở nước ta hiện nay
Nhà nước dân chủ. Đúng như V.I.Lênin đã nói, không thể quan niệm một
nền dân chủ mà lại không có cơ quan đại diện1
.
Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với
tính nhân dân và tính nhà nước kết tinh trong tổ chức và hoạt động của
Quốc hội, bảo đảm cho hoạt động của Quốc hội thể hiện mạnh mẽ quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân, vừa thể hiện ngày càng sâu sắc nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội phù hợp với ý chí
và nguyện vọng của nhân dân chính là nơi nhân dân thừa nhận và đánh giá
sự lãnh đạo của Đảng.
1.4 Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là sự lãnh đạo đối với một tổ
chức thể hiện sinh động hình ảnh “nhân dân thu nhỏ”2
và hiện thân của
sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân được thống nhất lại
dưới hình thức Nhà nước
Sở dĩ Quốc hội kết tinh được những tinh hoa đó, bởi vì từ khi ra đời cho
đến nay, Quốc hội được xây dựng, củng cố và phát triển dựa trên cơ sở xã
hội rất rộng lớn, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong cộng đồng nhân
dân và dân tộc Việt Nam.
Với quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và chế độ bầu cử tự do, tiến
bộ, thành phần đại biểu được bầu vào Quốc hội qua các khóa ngày càng thể
hiện chân thực hình ảnh “nhân dân thu nhỏ”. Ngoài đại biểu của các giai
cấp công nhân và nông dân; nhiều nhân sĩ trí thức, nhiều nhà hoạt động tôn
giáo, nhiều người thuộc tầng lớp trên đã được bầu vào Quốc hội. Điều đó
nói lên Quốc hội nước ta không chỉ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất của riêng giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mà còn là
của cả cộng đồng nhân dân với các giai cấp tầng lớp khác nhau trong xã
hội, thể hiện sâu sắc bản chất nhân dân của Nhà nước ta. Đúng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Đó là một truyền thống quý báu của
1
V.I. Lênin: Tuyển tập, tập 33, tr. 57. 2
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946.
14