Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

qui chế pháp lý chung về đấu thầu trong xây lắp và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn
MIỄN PHÍ
Số trang
101
Kích thước
529.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1673

qui chế pháp lý chung về đấu thầu trong xây lắp và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

Bất cứ một xã hội nào muốn phát triển một cách phồn vinh thì cũng đều cần

có một cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã

hội. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, hoạt động đầu tư, xây dựng cơ

bản được đánh giá là ngành kinh tế kỹ thuật hết sức quan trọng của đất nước, bởi lẽ

nó liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, lại được sử dụng một nguồn tài chính,

nguồn nhân lực hết sức to lớn.

Nếu như trước đây, nguồn vốn cho đầu tư, xây dựng thuộc về ngân sách nhà

nước, nhưng từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động của

ngành xây dựng cũng có sự phát triển tương ứng. Nguồn vốn này có thể thuộc tất cả

các thành phần kinh tế khác nhau (Ngân sách Nhà nước, kinh tế tư nhân, vay từ nước

ngoài…)

Là công ty TNHH một thành viên, công ty Cavico Việt Nam xây dựng Cầu

Hầm là một trong số ít các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thành công trong lĩnh

vực kinh doanh đầu tư xây dựng cơ bản – một lĩnh vực được coi là thế mạnh của

các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước, với hàng loạt các công trình trọng điểm

Quốc gia được đánh giá chất lượng cao như công trình thủy điện Đại Ninh, Thủy

điện Buôn Kuốp, Thủy điện Bản Vẽ, Thủy điện Bắc Bình….

Với vai trò là công ty con, được thừa hưởng nhiều nguồn lực, vật lực và kinh

nghiệm quản lý của Tổng công ty Cavico Việt Nam, trong những năm qua Cavico

Việt Nam xây dựng Cầu Hầm là đơn vị đi đầu về sản lượng và lợi nhuận. Đây thực

sự là môi trường tổ chức hợp lý với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo đã góp

phần dựng nên thương hiệu: Nhà đầu tư, nhà thầu chuyên nghiệp Cavico Việt Nam.

Quá trình học tập tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân, được tiếp thu những

kiến thức về pháp luật trong kinh doanh dưới nhiều lĩnh vực: Mua bán xuất nhập

khẩu hàng hóa, kinh doanh Bảo Hiểm, tín dụng ngân hàng…. Trong đó, lĩnh vực em

thấy hứng thú và hấp dẫn nhất là kinh doanh đầu tư xây dựng cơ bản. Chính bởi lẽ

đó, em đã chọn công ty TNHH Cavico Việt Nam xây dựng Cầu Hầm là nơi thực tập

của mình.Thời gian thực tập tại công ty Cavico Việt Nam xây dựng Cầu Hầm đã

giúp em trưởng thành hơn trong tư duy cũng như kinh nghiệm thực tế.

Xuất phát từ những lý do trên em đã quyết định chọn đề tài cho chuyên đề tốt

nghiệp của mình :

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

1

Chuyên đề tốt nghiệp

“Qui chế pháp lý chung về đấu thầu trong xây lắp và thực tiễn áp dụng tại

công ty TNHH Cavico Việt Nam xây dựng Cầu Hầm”.

 Mục tiêu chọn đề tài:

Khi chọn đề tài này, dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật về đấu thầu của

Việt Nam, em muốn đi sâu, tập chung tìm hiểu các quy định pháp luật về đấu thầu

trong xây lắp nói riêng. Từ đó phân tích các nhân tố nhằm tăng các khả năng cạnh

tranh của nhà thầu, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật

về đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam nói chung

và tăng khả năng cạnh tranh để thắng thầu đối với công ty Cavico Việt Nam xây

dựng Cầu Hầm – nơi em thực tập nói riêng.

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Các qui chế pháp lý về đấu thầu là một đề tài có nội dung hết sức rộng và

phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Nếu căn cứ vào nội dung, đấu thầu được chia ra

làm năm loại: đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hóa, đấu thầu

trong xây lắp, đấu thầu đối với gói thầu có quy mô nhỏ, đấu thầu lựa chọn đối tác để

thực hiện dự án. Do đặc điểm hoạt động đấu thầu của công ty Cavico Việt Nam xây

dựng Cầu Hầm nơi em thực tập chỉ áp dụng thực hiện trong lĩnh vực xây lắp, do đó

chuyên đề sẽ đi sâu phân tích vấn đề về đấu thầu trong xây lắp.

 Kết cấu đề tài:

Về mặt kết cấu, ngoài Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu

tham khảo thì chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đấu thầu xây dựng và đấu thầu

trong xây lắp

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy chế pháp lý về đấu thầu trong xây lắp

tại công ty TNHH Cavico Việt Nam xây dựng Cầu Hầm

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy chế pháp lý

về đấu thầu trong xây lắp và quá trính áp dụng tại công ty

 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyên đề đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu khoa học, cụ thể như: so sánh, tổng hợp, phân tích kết hợp với các

phương pháp thống kê, phân tích kinh tế. Phù hợp với từng vấn đề, từng nội dung

nghiên cứu cụ thể mà để tài sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp nhiều phương pháp nhằm

làm rõ nội dung của đề tài.

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

2

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ ĐẤU THẦU TRONG XÂY LẮP

1.1. Một số khái niệm liên quan trong đấu thầu xây dựng

1.1.1. Dự án

Theo nghĩa chung nhất, Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn

nhau nhằm tạo ra một sản phẩm đơn chiếc trong giới hạn cho phép về không gian

và nguồn lực. Theo quy định tại Điều 4.7 của Luật đấu thầu ngày 29.11.2005 của

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ: “ Dự án là tập hợp

các đề xuất để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu

hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.”

Sản phẩm của dự án thường là kết quả lao động mang tính trọn vẹn như một

đoạn đường hay một cây cầu, một bộ phận hoàn chỉnh của một công trình khoa học,

một công trình xây dựng, lắp đặt, vận hành thiết bị làm thay đổi chất lượng của một

thực thể (như dự án xóa đói giảm nghèo, dự án xóa mù chữ, dự án thu hoạch mùa

vụ của một khu vực canh tác). Các dự án mang tính đơn chiếc, đặc thù, tính chuẩn

mực. Mỗi dự án là một đối tượng tương đối độc lập về nguồn lực, trách nhiệm,

quyền hạn và được diễn ra trong một khuôn khổ thời gian nhất định. Khi khuôn khổ

thời gian đó chấm dứt thì dự án đó cũng tự động chấm dứt. Có dự án chỉ diễn ra

trong một khoảng thời gian ngắn (như xây dựng một cây cầu lớn trong vòng 4 năm)

nhưng có những dự án phải diễn ra trong nhiều năm (ví dụ như xây dựng một đập

thủy lợi ngăn nước trong 10 năm).

1.1.2. Chủ đầu tư

Theo điều 4.9 của Luật đấu thầu năm 2005 quy định Chủ đầu tư là người sở

hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp

quản lý và thực hiện dự án.

Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước hoặc dự án có cổ phần chi

phối hay cổ phần đặc biệt của Nhà nước thì chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhà

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

3

Chuyên đề tốt nghiệp

nước (Tổng công ty, công ty), cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội hoặc một ban quản lý dự án được người có thẩm quyền đầu tư giao trách

nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chủ đầu tư là các bên liên

doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh), là hội đồng quản trị (đối

với xí nghiệp liên doanh), là tổ chức cá nhân, người nước ngoài bỏ toàn bộ vốn đầu

tư (đối với liên doanh 100% vốn nước ngoài và dự án BOT).

1.1.3. Bên mời thầu

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh

nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp

luật về đấu thầu.

1.1.4. Gói thầu

Gói thầu là một phần dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là

toàn bộ dự án; gói thầu có thể mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối

lượng mua sắm một lần với mua sắm thường xuyên.

1.2 Đấu thầu xây dựng

Trên thực tế hiện nay tồn tại nhiều quan niệm, cách hiểu về đấu thầu. Xuất

phát từ Từ điển Tiếng Việt, “Đấu thầu” được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọ công

khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận. Theo đó, thì

“đấu thầu” là cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức kinh tế và tài chính.

Đấu thầu xây dựng được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu - nhà xây dựng

có tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu - đáp ứng đủ các yêu cầu của bên mời

thầu.Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đấu thầu xây dựng.

 Theo quan điểm của nhà thầu

Đứng trên quan niệm của nhà thầu thì khái niệm đấu thầu được hiểu là một

phương thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu với các điều kiện và khả năng về

năng lực tài chính, kỹ thuật, tiến độ đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của Bên mời

thầu, có cơ hội dành được hợp đồng thực hiện các công việc của gói thầu.

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

4

Chuyên đề tốt nghiệp

Đây là phương thức chủ yếu để có được dự án giúp cho doanh nghiệp tồn tại

và phát triển. Tính chất của đấu thầu đối với nhà thầu là quá trình cạnh tranh với các

nhà thầu khác về khả năng tiến hành công tác xây dựng bảo đảm các yêu cầu về

chất lượng, tiến độ, chi phí để dành được thực hiện dự án mà bên mời thầu đưa ra.

Có thể nói đây là quá trình hết sức khó khăn, nhạy cảm và nhiều rủi ro có thể

xảy ra. Trong quan hệ giữa bên mời thầu và nhà thầu, có nhiều quan hệ được nảy sinh

cần được sự điều chỉnh của pháp luật để tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh đó là:

Quan hệ giữa bên mời thầu với các bên tham gia đấu thầu. Ở đây muốn nhấn mạnh

là, ở mỗi cuộc đấu thầu đều có vận “may”, “rủi”, mà có Nhà thầu trúng thầu, có Nhà

thầu không trúng thầu.

 Theo quan niệm của Bên mời thầu

Đấu thầu là hình thức (Quá trình) lựa chọn nhà thầu tốt nhất đáp ứng được

các yêu cầu về kinh tế, về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công và chi phí xây dựng

công trình. Quan niệm này cũng như theo Điều 4.2 của Luật đấu thầu năm 2005 quy

định “ đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu

để thực hiện gói thầu thuộc các dự án được quy định bắt buộc phải đấu thầu trên cơ

sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch, và hiệu quả kinh tế”. Có thể hiểu

đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.

Như vậy, đứng trên quan điểm của Nhà thầu và chủ thầu (Bên mời thầu)

thì“Đấu thầu” là cuộc thi tuyển trong hoạt động xây dựng giữa các nhà thầu thỏa

mãn các yêu cầu cuả chủ đầu tư, từ đó lựa chọn Nhà thầu thích hợp nhất.

 Theo quan niệm trong quản lý đầu tư và xây dựng

Tại Điều 43 Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 8-7-1999 ban hành Quy

chế quản lý đầu tư và xây dựng quy định “ Nhà nước khuyến khích đấu thầu đối với

tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của các công trình sản xuất kinh doanh hoặc

văn hóa- xã hội, không phân biệt nguồn vốn”. Như vậy, đấu thầu chính là phương

thức quản lý của việc lập và thực hiện dự án đầu tư, thông qua đó lựa chọn được

nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của dự án trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, minh bạch

trong quá trình đấu thầu. Xét theo quan điểm này, đấu thầu là sự tham dự của 3 chủ

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

5

Chuyên đề tốt nghiệp

thể có liên quan đến dự án (công trình xây dựng). Theo đó, Chính phủ sẽ phân công

cho các bộ, nghành ở TW và đã phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý thực

hiện các dự án xây dựng cơ bản. Các cơ quan quản lý dự án đóng vai trò là bên mời

thầu và theo phương thức đấu thầu, tiến hành chọn nhà thầu có nhiều ưu điểm nhất

để giao thực hiện dự án.

 Quan niệm theo Quan hệ hợp đồng

Nếu đứng trên giác độ các quan hệ kinh tế, dân sự hiện nay chủ yếu được

thực hiện bằng hình thức hợp đồng, thì trong hoạt động đấu thầu, suy cho cùng đó

là quan hệ hợp đồng giữa bên mua (Bên mời thầu) và bên bán (Các nhà thầu). Tuy

nhiên, đây là quan hệ đặc biệt xảy ra trong đó chỉ có một người mua và nhiều người

bán. Trong quy trình về hoạt động đấu thầu, kể cả của các tổ chức tài chính quốc tế

như Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), của các nước

trên thế giới cũng như của Việt Nam, thì các công việc trong quy trình đấu thầu, xét

đến cùng đều dẫn tới việc thương thảo ký kết hợp đồng giữa các Bên là quan hệ hợp

đồng. Đây cũng là sự thể hiện bước hoàn thiện về mặt pháp lý các giao dịch kinh tế,

dân sự, thương mại… trong nền kinh tế thị trường.

Xét về bản chất đấu thầu là phương thức lựa chọn đối tác. Sau khi đấu thầu,

bên mời thầu xếp hạng được một danh sách ưu tiên giao kết hợp đồng. Người trúng

thầu là người đứng đầu danh sách được ưu tiên thương thảo, ký kết đầu tiên. Nếu

không thành, sẽ đến lượt người tiếp theo. Còn pháp luật về hợp đồng không điều

chỉnh việc lựa chọn đối tác, mà đó là quyền tự do của các chủ thể giao kết hợp đồng.

Pháp luật về hợp đồng chỉ điều chỉnh khi đã xác định được các đối tác giao kết.

Hình thức của hợp đồng giao kết thông qua đấu thầu phải bằng văn bản. Hợp

đồng chỉ có hiệu lực khi được người có thẩm quyền phê duyệt. Các hình thức giao

kết đối với hợp đồng theo nguyên lý thông thường có thể bằng văn bản, lời nói,

hoặc hành vi cụ thể.

Quá trình thương thảo trong đấu thầu, nhà thầu trúng thầu bị ràng buộc về

nội dung chào hàng của mình. Hai bên có quyền thương thảo, nhưng không được

làm giá cao hơn giá trúng thầu đã được phê duyệt. Phần lớn những nội dung của

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

6

Chuyên đề tốt nghiệp

chào hàng đã được bên mời thầu dự tính chấp nhận. Đối với hợp đồng giao kết theo

nguyên lý thông thường các bên hoàn toàn tự do trong việc xác định về nội dung.

Bên đưa ra đề nghị cũng bị ràng buộc về nội dung đề nghị đối với bên được đề nghị.

Một điểm khác biệt có thể thấy rõ giữa hai hình thức hợp đồng này đó là các

điều khoản quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, trong đấu thầu là bắt buộc, nhưng

không quá 10% giá trị hợp đồng; trong khi đó quy định này là không bắt buộc, do các

bên tự thỏa thuận trong hợp đồng giao kết theo nguyên lý thông thường.

Tóm lại, các quan điểm trên được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, có

thể rút ra khái niệm về đấu thầu, đó là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng cơ bản

các yêu cầu của bên mời thầu nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch

và hiệu quả kinh tế của gói thầu. Có thể nói đây là biện pháp hiệu quả nhất để khắc

phục tiêu cực trong các hoạt động kinh tế như mua bán, xây dựng vv…

1.2.1. Phân loại các hình thức đấu thầu

Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà đấu thầu được phân chia thành nhiều

loại:

- Dựa vào hình thức lựa chọn nhà thầu người ta phân thành đấu thầu rộng

rãi và đấu thầu hạn chế

Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu

tham dự. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các dự án sau đây phải áp dụng hình

thức đấu thầu rộng rãi bao gồm:

- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển,

bao gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đầu tư xây dựng;

+ Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

+ Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, qui hoạch

xây dựng đô thị, nông thôn;

+ Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;

+ Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

7

Chuyên đề tốt nghiệp

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động

thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội –

nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải

tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư

của doanh nghiệp nhà nước.1

Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu bên mời thầu phải công bố công khai các

thông tin mời ứng thẩu trên tờ báo về đấu thầu trên 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông

tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế thì còn phải đăng tải đồng thời trên

một tờ báo Tiếng Anh được phát hành rộng rãi trong nước. Sau khi đăng tải theo

quy định trên, có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sau

thời hạn 10 ngày kể từ ngày đăng tải lần đầu tiên thông mời nộp hồ sơ quan tâm,

bên mời thầu sẽ phát hành miễn phí cho các nhà thầu có nhu cầu tham dự thầu.

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham

gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho các nhà thầu cho một hoặc một số nhà

thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Quá trình xét thầu được thực hiện công khai và bình đẳng. Nhà thầu nào có

giá thầu hợp lý thuộc phạm vi giá của Chủ đầu tư dự kiến (giá trần) và thỏa mãn các

điều kiện mà chủ đầu tư đề ra thì nhà thầu đó sẽ trúng thầu. Đây là hình thức chủ

yếu được áp dụng trong đấu thầu nói chung và đấu thầu trong xây lắp nói riêng.

Do số lượng người dự thầu là khá đông, vì vậy bên mời thầu có cơ hội để lựa

chọn nhà thầu có đủ tư cách, năng lực tham gia dự án. Nhưng cũng chính vì vậy,

nên chi phí đánh giá hồ sơ đấu thầu cũng rất tốn kém, trong khi đó chi phí của

người đi vay là phải sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất. Hơn nữa, đối với

những dự án đòi hỏi có yêu cầu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt mà chỉ có

một số nhà thầu mới đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi chủ đầu tư phải tiến hành sơ

tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách, năng lực tham gia dự thầu.

1

Xem Điều 1, Điều 18 của Luật đấu thầu ngày 29-11-2005.

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

8

Chuyên đề tốt nghiệp

 Đấu thầu hạn chế

Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, trước khi phát hành hồ sơ mời

thầu, chủ đầu tư sẽ phê duyệt danh sách nhà thầu được coi là có đủ năng lực và kinh

nghiệm để mời tham gia đấu thầu.Trên cơ sở đó Bên mời thầu sẽ gửi thư mời thầu

tới các nhà thầu trong danh sách đó, tuy nhiên phải mời tối thiểu 5 nhà thầu, trường

hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem

xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức

lựa chọn khác.

Theo quy định tại Điều 19 của Luật đấu thầu (ban hành ngày 29-11-2005)

đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho

gói thầu;

+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu

có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng

yêu cầu của gói thầu.

Việc xét thầu và công nhận trúng thầu giống như hình thức đấu thầu rộng rãi.

- Dựa vào quốc tịch của Nhà thầu có đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế.

Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của

bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu mà có sự tham gia của các nhà thầu nước

ngoài và nhà thầu trong nước. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được thực hiện trong các

trường hợp: gói thầu thuộc dự án ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế

hoặc nhà thầu trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu,

hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.

- Dựa vào phương thức áp dụng đấu thầu được phân chia thành nhiều loại

khác nhau

 Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ

Theo phương thức này, nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật

và đề xuất về tài chính vào chung một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

9

Chuyên đề tốt nghiệp

Việc mở thầu được tiến hành một lần. Hình thức này được áp dụng cho những dự án

không lớn (gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp).

 Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ

Đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu

hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật

và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.Việc mở thầu

được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật được mở để đánh giá trước, đề

xuất về tài chính của tất cả nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng

yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ

thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được

mở để xem xét, thương thảo.

 Phương thức đấu thầu hai giai đoạn

Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu

thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật

công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề

xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi

với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;

Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham

gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ

thuật, đề xuất tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.

 Phương thức chỉ định thầu- chào hàng cạnh tranh - tự thực hiện

+ Chỉ định thầu

Đây là hình thức không tổ chức đấu thầu mà chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng

yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.

Hình thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:

++ Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục

ngay (ví dụ như xảy ra hiện tượng sụp đổ một cây cầu nào đó mà cần khắc phục

ngay để phục vụ cho việc đi lại).

SV. Đào Thị Mai Lớp: Luật kinh doanh 45

10

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!