Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quảng Bình: nuôi cua biển sinh sản nhân tạo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
s¶n xuÊt chÕ biÕn - Tiªu thô s¶n phÈm
34 Tạp chí chăn nuôi số 7 - 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
QUẢNG BÌNH: NUÔI CUA BIỂN SINH SẢN NHÂN TẠO
Thu Huyền*
Đến nay, tỉnh Quảng Bình có gần 3.600 ha
nuôi trồng thủy sản, trong đó có gần 300ha nuôi
cua. Năm 2006, tỉnh Quảng Bình thực hiện
thành công đề tài khoa học sinh sản nhân tạo
của giống vào đầu tháng 8/2007, Trung tâm
Khuyến nông ngư đã đưa giống mới này vào
làm mô hình nuôi cua thương phẩm trong ao
nước mặn lợ đầu tiên.*
Theo những hộ nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình thì vốn đầu tư nuôi cua
không cao, một vụ nuôi chi phí khoảng từ 20 -
25 triệu đồng, thời gian nuôi chỉ trong vòng 3
tháng đối với giống cua to (cỡ giống: 2 cm/con)
và 4 tháng đối với giống cua nhỏ (cỡ giống: 1 -
1,5 cm/con). Khi cua đạt trọng lượng trên 250
gam là có thể thu hoạch nên đồng vốn dễ dàng
được quay vòng. Thức ăn dùng nuôi cua chủ
yếu là các loại cá tạp cho nên chi phí thức ăn
chiếm rất ít trong tổng chi phí sản xuất. Mặt
khác, việc nuôi cua đã tận dụng được diện tích
mặt nước sẵn có tại địa phương nên đây là một
đối tượng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, vào vụ mùa, các chủ nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là nuôi cua đều gặp khó khăn
khi tìm mua con giống, vì các trại giống trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình chưa sản xuất được, mà
chủ yếu dựa vào ươm nuôi cua giống sinh sản
tự nhiên. Vì thế, số lượng con giống không thể
đáp ứng được nhu cầu nuôi của các hộ. Hàng
năm trên một diện tích, các hộ nuôi phải thả
giống từ 2 đến 3 lần mới đạt mật độ tiêu chuẩn
3 con/m2
. Chính điều này, đã tác động đến quá
trình phát triển, sinh trưởng không đồng đều
của cua trong cùng một diện tích và làm ảnh
hưởng kết quả của vụ nuôi.
Trước những khó khăn đó, Sở Khoa học -
Công nghệ đã triển khai thực hiện đề tài khoa
* Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam
học: Sinh sản nhân tạo giống cua biển tại Quảng
Bình nhằm góp phần phát triển nguồn thủy sản
mới. Đề tài được giao cho Công ty Thịnh Phát
(huyện Quảng Trạch) thực hiện và mua giống
cua mẹ lấy tại sông Gianh được chọn làm đối
tượng để sinh sản nhân tạo. Sau một năm thực
hiện, con giống mẹ phát triển tốt. Đặc biệt, Công
ty đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo
cua giống với số lượng khoảng 5 vạn con/1 lần
sản xuất bình quân trọng lượng 3g/con. So với
con giống tự nhiên thì cua giống được sinh sản
bằng phương pháp nhân tạo có nhiều ưu điểm
hơn. Trước tiên, giống cua mẹ chọn để sinh sản
nhân tạo thường là giống khỏe mạnh, không di
dật, không bị sây sát đứt gãy chân hoặc càng...
Vì thế, cua giống sinh ra được kiểm soát về
dịch bệnh, nguồn gốc rõ ràng nên có độ an toàn
cao và giá thành lại rẻ hơn so với giống cua tự
nhiên. Chính sự thành công của việc sản xuất
giống cua biển sinh sản nhân tạo tại Quảng
Bình, đã tạo cho các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh
có một địa chỉ cung cấp nguồn cua giống đáng
tin cậy, có kiểm định chất lượng nghiêm ngặt.
Người dân có thể chủ động mua con giống với
số lượng lớn để sản xuất và đây là yếu tố góp
phần tăng diện tích nuôi cua thương phẩm đang
ngày càng phát triển trong tỉnh.
Trung tâm Khuyến ngư đã xây dựng mô
hình nuôi cua thương phẩm trong ao nước mặn
lợ do ông Nguyễn Khắc Sinh (ở thôn 2, Hạ
Trạch - Bố Trạch) thực hiện. Trên diện tích 0,5
ha, ông Sinh đã cho thả 15.000 cua giống do
Công ty Thịnh Phát cung cấp. Đến nay, cua
đang phát triển với tốc độ khá nhanh. Chỉ cần tỉ
lệ cua giống sống đạt 27% và trọng lượng trung
bình đạt 200g/con. Sản lượng dự kiến sẽ được
0,8 tấn, trừ chi phí sản xuất mô hình sẽ thu