Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 - 1/1973)
PREMIUM
Số trang
174
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
794

Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 - 1/1973)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Bé GI¸O DôC vµ ®µo t¹o bé quèc phßng

viÖn lÞch sö qu©n sù viÖt nam

NguyÔn thÞ chinh

QU¢N Vµ D¢N MIÒN B¾C CHèNG CHIÕN TRANH

PH¸ HO¹I LÇN THø HAI CñA §Õ QUèC Mü

(4/1972 - 1/1973)

Chuyªn ngµnh : LÞch sö ViÖt Nam

M· sè : 62 22 03 13

LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: - PGS, TS NguyÔn §×nh Lª

- PGS, TS TrÇn Ngäc Long

Hµ Néi – 2014

2

Bé GI¸O DôC vµ ®µo t¹o bé quèc phßng

viÖn lÞch sö qu©n sù viÖt nam

NguyÔn thÞ chinh

QU¢N Vµ D¢N MIÒN B¾C CHèNG CHIÕN TRANH

PH¸ HO¹I LÇN THø HAI CñA §Õ QUèC Mü

(4/1972 - 1/1973)

LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö

Hµ Néi - 2014

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. ......................................................................................................... 01

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 07

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................... 07

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU............................. 25

CHƢƠNG 2: ĐẾ QUỐC MỸ MỞ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI

MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG LAO

ĐỘNG VIỆT

NAM.................................................................................................................26

2.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ TRƢỚC CUỘC CHIẾN

TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ. ................. 26

2.2. ÂM MƢU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ

QUỐC MỸ VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM .................. 53

CHƢƠNG 3: QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CUỘC

CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ........ 64

3.1. QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH TRẢ KHÔNG QUÂN VÀ HẢI QUÂN

MỸ ..................................................................................................................... 64

3.2. ĐÁNH BẠI CUỘC TẬP KÍCH ĐƢỜNG KHÔNG CHIẾN LƢỢC CUỐI

THÁNG 12-1972 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ. ................................................................. 97

CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ KINH

NGHIỆM.......................................................................................................... 119

4.1. NHẬN XÉT................................................................................................... 119

4.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ....................................................................................... 131

4.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM.............................................................................. 134

KẾT LUẬN. ..................................................................................................... 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................... 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 155

PHỤ LỤC......................................................................................................... 172

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong cuộc KCCMCN, việc quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến

tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 – 1-1973) có vai trò rất

quan trọng, góp phần cùng với thắng lợi của quân và dân miền Nam làm

chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh. Dù đã nỗ lực tối đa nhưng Mỹ vẫn

không thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị, quân sự như đã

tính toán.

Chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống

chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đặc biệt là thắng lợi của trận “ Điện Biên

Phủ trên không” đã trực tiếp dẫn đến Hiệp định Paris. Đó là thắng lợi quyết

định của công cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Mảng đề tài chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chiến tranh phá

hoại miền Bắc lần thứ hai nói riêng cũng như cuộc chiến đấu của quân và

dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh này đã được đề cập ở nhiều công

trình nghiên cứu. Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranh phá

hoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiên cứu về

hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội dung về chống

chiến tranh phá hoại, về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại

miền Bắc của đế quốc Mỹ ở từng địa phương, đơn vị, ngành trong lực lượng

vũ trang. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này

cũng rất đa dạng. Có công trình tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành lịch sử Việt Nam; có công trình là

dạng những báo cáo, những công trình tổng kết chiến tranh nhân dân của

một đơn vị hay một ngành trong lực lượng vũ trang hoặc địa phương miền

Bắc trong cuộc chiến đấu này ...

Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng xung quanh mảng đề tài về

quân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế

5

quốc Mỹ, đặc biệt là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến

lược đường không cuối năm 1972 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với giới

nghiên cứu. Trên ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn: Quân và dân miền Bắc

chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 -

1/1973), làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ lịch sử của mình. Thực

hiện thành công đề tài này không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có

ý nghĩa thực tiễn.

Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt

của Trung ương Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng; Kết quả nghiên cứu của

luận án sẽ đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là

nghệ thuật tác chiến phòng không.

Về mặt thực tiễn: Trong tình hình hiện nay, những tranh chấp về chủ

quyền lãnh thổ (về biển đảo, về nhận dạng vùng phòng không,...) diễn biến

hết sức phức tạp, gây ra những “điểm nóng” chứa đựng nhiều nguy cơ bùng

phát tại nhiều khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Đó là những thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt. Nếu chiến

tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam, có thể địch sẽ triển khai từ nhiều

hướng: trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúc trên

phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu hoặc

trong suốt quá trình chiến tranh. Rất có khả năng đối phương sẽ đánh phủ

đầu giành quyền làm chủ chiến tranh để phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc

phòng, đánh qụy khả năng chống trả của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các

lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không,... Qua đó, địch sẽ

gây sức ép về chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính

trị do chúng đặt ra. Trong bối cảnh hiện nay, khi các vấn đề bảo vệ chủ

quyền của Tổ quốc đang được đặt ra cấp thiết, việc chuẩn bị các phương án

tác chiến trên không, trên chiến trường sông biển được coi là vấn đề sống

còn trong công cuộc phòng vệ quốc gia.

6

Vì thế, giá trị lịch sử của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

miền Bắc luôn là thực tiễn sinh động, có tính thời sự sâu sắc. Đó cũng là cơ

sở lí luận và thực tiễn quý báu để ngày nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu vận

dụng, bổ sung hoàn thiện những cách đánh mới phù hợp, nhằm bảo vệ độc

lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Nghiên cứu, tái hiện một cách hệ thống và toàn diện cuộc chiến đấu của

quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ

(từ tháng 4-1972 - 1-1973). Qua đó làm sàng rõ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

cũng như những đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ

thuật tác chiến đường không, đường biển nói riêng; rút ra những kinh nghiệm

lịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

2.2. Nhiệm vụ

- Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu về quá trình quân và dân miền Bắc

chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

- Làm rõ bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế trước khi đế quốc Mỹ

tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai.

- Phân tích, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến

tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và chủ trương đối phó của Đảng ta.

- Phục dựng cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh

phá hoại lần hai của Mỹ.

- Trên cơ sở giải quyết những nhiệm vụ trên, luận án rút ra một số nhận

xét, ý nghĩa, kinh nghiệm từ cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống

chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mỹ.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại

lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 - 1-1973) gắn với bối cảnh của cuộc

chiến đấu ở miền Nam, diễn biến ở Hội đàm Paris (phân tích những tác động

7

của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của quân và dân

miền Bắc đối với tình hình chiến sự miền Nam, đối với cuộc đàm phán Paris,

đối với vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế).

3.2. Phạm vi

- Về nội dung: Thực chất của chiến tranh phá hoại miền Bắc là chiến

tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ đối với hậu phương miền Bắc và cuộc

chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh ngăn chặn.

Chiến tranh ngăn chặn của Mỹ nhằm mục đích: đánh phá tiềm lực kinh

tế, quốc phòng, làm suy yếu miền Bắc, bao vây cô lập, cắt đứt nguồn viện

trợ từ ngoài vào và ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; Làm

lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, buộc miền

Bắc phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ.

Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc là cuộc chiến đấu chống

chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã quán triệt

đường lối chính trị, quân sự của Đảng; vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa làm

nhiệm vụ đối với tiền tuyến, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh trả

cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là chiến

dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô

lớn chủ yếu bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12-1972.

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973,

tức là từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền

Bắc lần thứ hai đến khi Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn, không

điều kiện mọi hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc. Để thấy rõ được tính

lôgic của vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng có mở rộng phạm

vi nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian trên.

- Về không gian: toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải miền Bắc Việt Nam,

trong đó, tập trung chủ yếu ở các địa phương “trọng điểm đánh phá” của

đế quốc Mỹ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ

An, Thanh Hóa,...

8

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

- Các văn kiện của BCT, BCHTWĐ, QUTW, nghị quyết của đảng bộ

các địa phương miền Bắc có liên quan.

- Công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo

Đảng, Nhà nước và Quân đội.

- Tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ Đảng, Nhà nước, Quân đội.

- Một số công trình tổng kết, lịch sử của các cơ quan nghiên cứu Trung

ương, của các địa phương, đơn vị.

- Một số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luận

văn, luận án có liên quan đến đề tài.

- Hồi kí của các nhà lãnh đạo, chỉ huy tác chiến thời kì này.

- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các học

giả nước ngoài. Hồi kí của các tướng lĩnh, phi công Mỹ từng tham chiến ở

Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử

kết hợp phương pháp lôgic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác

như: phân tích, thống kê, so sánh,... để giải quyết các vần đề liên quan đến nội

dung của luận án.

5. Đóng góp của luận án

- Hình thành tập hợp tư liệu về cuộc chiến ngăn chặn và chống ngăn

chặn từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973.

- Phục dựng được một cách khách quan và chân thực cuộc chiến đấu của

quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

- Đưa ra một số đánh giá về tác động của cuộc chiến đấu cũng như chiến

thắng của quân và dân miền Bắc đến cục diện chiến tranh, đến kết quả Hội

nghị Paris.

9

- Một số kinh nghiệm được luận án đúc kết có ý nghĩa thiết thực, có thể

vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào công tác giáo dục truyền

thống và phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử KCCMCN.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án

gồm 4 chương.

Chương 1: Tổng quan.

Chương 2: Đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ

hai và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam.

Chương 3: Quân và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại

lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

Chương 4: Nhận xét, ý nghĩa lịch sử và một số kinh nghiệm

10

Chƣơng 1

TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Như đã nêu ở trong Lí do chọn đề tài, nghiên cứu vấn đề quân và dân

miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ luôn được

giới khoa học, nhất là sử học, đặc biệt quan tâm. Vấn đề này được các nhà

khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ và đạt kết quả ở nhiều mức độ khác

nhau. Liên quan đến đề tài có thể chia ra thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu trong nước. Ở nhóm

công trình này có thể phân thành ba mảng: 1) Những nghiên cứu về chiến

tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ; 2)

Những nghiên cứu về lịch sử KCCMCN, trong đó có đề cập đến cuộc chiến

đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai; 3) Những nghiên cứu trực tiếp về

chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu

của quân và dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại đó.

- Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về chiến

tranh Việt Nam, trong đó có phần liên quan đến đề tài luận án.

Các công trình nghiên cứu trên được thể hiện dưới nhiều hình thức: công

trình tổng kết, nghiên cứu chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí khoa

học chuyên ngành, kỷ yếu các hội thảo khoa học, các khóa luận tốt nghiệp,

luận văn cao học và luận án tiến sĩ.

1.1.1. Nhóm các công trình xuất bản trong nƣớc

1.1.1.1. Những nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến

tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ

Trước hết phải kể đến một số tác phẩm viết về cuộc KCCMCN và chiến

tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bắc như: Lê Duẩn: Về chiến

tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); Võ

Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập 2 (Nxb

11

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến

tranh bảo vệ Tổ quốc (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979), Nắm vững

đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972); Văn Tiến Dũng: Về cuộc Kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996)... đây là mảng

công trình viết về chiến tranh nhân dân nói chung. Trong các tác phẩm này,

tính khái quát thực tiễn và tổng kết lý luận về chiến tranh nhân dân chống

chiến tranh phá hoại đã được thể hiện, trong đó có đề cập đến cuộc chiến

tranh phá hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống

lại cuộc chiến tranh phá hoại đó. Trong các công trình kể trên chủ yếu đề cập

những nhận thức chung về chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dân

chống chiến tranh phá hoại.

Trong hai bộ sách tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp và tổng kết

về cuộc KCCMCN của Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT: Chiến

tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2000); Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước -

thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) đề cập có phần

sâu hơn đến nội dung quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại miền

Bắc của đế quốc Mỹ.

Các công trình này đã nêu khái quát về cuộc chiến đấu của quân và dân

miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Những nhận định,

đánh giá về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trong những

công trình này là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu về vấn đề đề tài

luận án đề cập.

1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần

thứ hai

Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này tương đối nhiều, vì hậu

phương miền Bắc là một phần không thể tách rời của cuộc KCCMCN. Những

12

nghiên cứu này bao gồm các công trình lịch sử Đảng, lịch sử của lực lượng vũ

trang, lịch sử kháng chiến của các địa phương...

Năm 2013, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Nxb Chính trị

quốc gia cho tái bản bộ sách: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-

1975), gồm 9 tập, trong đó tập VII mang tiêu đề Thắng lợi quyết định năm

1972. Trong cuộc KCCMCN của dân tộc, năm 1972 có vị trí đặc biệt quan

trọng, tạo ra bước ngoặt lớn của kháng chiến với những thắng lợi có tính chất

quyết định trên cả hai miền Nam - Bắc, cả đấu tranh quân sự, chính trị và

ngoại giao. Nội dung tập sách này tập trung nghiên cứu cuộc tiến công chiến

lược năm 1972 (trong đó có các vấn đề như bối cảnh tình hình năm 1971-

1972, quyết tâm chiến lược của Đảng, diễn biến của cuộc tiến công,...); miền

Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc, chiến trường

Đông Dương... Là công trình viết riêng về cuộc KCCMCN trong năm 1972

nên cuộc đấu tranh của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần

thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc có được đề cập đến.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 - 1975), tập II của Viện Nghiên

cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1995), có một phần đề cập đến đề tài của luận án. Đó là phản ánh một

cách khái quát quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh

của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc

Mỹ. Do cách tiếp cận vấn đề của công trình dưới góc độ chuyên ngành lịch sử

Đảng, nên nội dung này được nghiên cứu dưới hình thức chủ trương của Đảng

Lao động Việt Nam và quá trình tổ chức, chỉ đạo quân và dân miền Bắc

chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

Trong các bộ sách viết về cuộc KCCMCN trên một số địa bàn trọng

điểm của chiến tranh phá hoại miền Bắc như Thủ đô Hà Nội - Lịch sử kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội,

1991); Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955 - 1975), tập II (Ban Chấp hành

Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, 1996); Lịch sử Đảng bộ tỉnh

13

Thanh Hóa, tập II, 1954 - 1975 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), Quân

khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 (Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội, 1995), Quân khu IV – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước (1954 – 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999)... đề cập khá cụ

thể, sinh động về một số sự kiện, hoạt động tiêu biểu của các địa phương trên

trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Do phạm vi nghiên

cứu là từng địa phương nên các công trình ít phân tích những tác động của cuộc

chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai đến

chiến trường miền Nam, đến Hội nghị Paris.

Cuộc chiến đấu của hai lực lượng Không quân và Hải quân nhân dân

Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc diễn ra

ác liệt. Những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc chiến đấu này

đã được xuất bản; trong số đó có thể kể đến một số cuốn như: Lịch sử Không

quân nhân dân Việt Nam (1955 - 1977) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

1993). Trong công trình này có hẳn Chương VI: Mặt trận trên không năm

1972, phản ánh cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, sự đoàn kết hiệp đồng của

các lực lượng phòng không ba thứ quân trong cuộc chiến đấu chống chiến

tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; giới thiệu những trận

đánh ác liệt trên không từ tháng 4 đến tháng 10 và mặt trận trên không 12

ngày đêm cuối năm 1972.

Năm 2005, Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản cuốn Lịch sử Hải quân nhân

dân Việt Nam (1955 - 2005). Chương bốn của sách có chủ đề Tham gia đánh

thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, góp phần đánh bại một

bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972).

Nội dung chương này tập trung phản ánh cuộc chiến đấu của Hải quân Việt

Nam được thể hiện trên các mặt: xây dựng lực lượng bảo vệ vùng biển miền

Bắc; hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường miền Nam;

đánh trả bước leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ hai,... Có nhiều sự kiện,

14

nhiều trận chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Hải quân Việt Nam được

giới thiệu khá chi tiết và tương đối đầy đủ trong công trình này.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về cuộc cuộc KCCMCN,

trong đó có nội dung liên quan đến chủ đề của luận án, như: Hoạt động công

binh đánh phá giao thông địch trong chiến tranh chống Mỹ (1960 - 1975) của

Bộ Tư lệnh Công binh (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984); Lịch sử Bộ

Tham mưu phòng không trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, (Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999); Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt

Nam, (1954-1975), tập II, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999), Lịch sử

Bộ đội tên lửa phòng không (1965 – 2005), (Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội, 2005)...

Đây là những tài liệu quan trọng, cung cấp những tư liệu quí và khá tin

cậy phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình phát triển của lực lượng vũ

trang. Tuy nhiên, do mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu nên các công

trình này không tập trung đi sâu vào nội dung về quân và dân miền Bắc chống

chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh phá hoại

miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá

hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống lại cuộc

chiến tranh phá hoại đó.

- Nhóm các công trình này chủ yếu được thể hiện dưới dạng các bài viết

đăng trên tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo liên quan trực tiếp đến đề

tài luận án (bao gồm cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai). Liên quan tới

chủ đề chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, thời

gian qua, có một số bài đăng trên các Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Quốc

phòng toàn dân, Tạp chí Lịch sử Đảng,…trong đó, đáng chú ý là các bài:

“Hai thắng lợi chiến lược “đánh cho Mỹ cút”” (Đại tướng Văn Tiến Dũng,

Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5-1992), “Từ kinh nghiệm của trận 16-4-1972

đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” (Đặng Hồng Thiều, Tạp chí Quốc

15

phòng toàn dân, số 12-1997); “Quân dân miền Bắc đập tan chiến dịch phong

tỏa bằng thủy lôi và tàu chiến của đế quốc Mỹ, năm 1972” (Nguyễn Hữu

Đạo, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10-2012); “Chuyển hậu phương miền Bắc

sang thời chiến, sẵn sàng đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế

quốc Mỹ” (Đặng Thị Thanh Trâm, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-

2012),…Trong mỗi bài viết về chủ đề này đã trình bày khái quát hoặc đề

cập tới một số khía cạnh thuộc về chiến tranh phá hoại miền Bắc, trên từng

mặt và ở từng địa bàn cụ thể.

- Thực hiện Chỉ thị về “Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân” của

QUTW và Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã xuất bản cuốn

Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, gồm

hai tập (Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1982-1983). Tập 1 của cuốn

sách tập trung phân tích làm rõ đặc điểm của tình hình chiến trường hai miền

Nam - Bắc trước khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước. Đồng thời,

khái quát diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh

phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Điểm đáng lưu ý trong công trình này là

thông qua việc trình bày theo tiến trình thời gian đó, vấn đề chiến tranh nhân

dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ được thể hiện ở từng

giai đoạn với những hoàn cảnh lịch sử tác động cụ thể. Nội dung cuốn sách

tập trung vào chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền

Bắc trong cuộc KCCMCN. Trong đó, công trình tập trung chủ yếu mảng

chiến phá hoại bằng không quân nên cuộc chiến đấu của quân và dân miền

Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai mới được đề cập ở một mức độ

nhất định.

Tập 2 của cuốn sách tập trung đúc kết, luận giải 9 bài học kinh nghiệm

lớn về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế

quốc Mỹ, trong đó có các bài học: về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh

thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; về nắm vững đường lối quân sự

của Đảng, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!