Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
PHẠM THỊ VÂN HUYỀN
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
2. PGS.TS. MAI THANH QUẾ
HÀ NỘI, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu minh chứng trong luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Vân Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong một thời
gian dài. Để hoàn thành luận án không chỉ bằng sự nỗ lực bản thân mà tác
giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc,
Khoa Sau đại học, Khoa Tài Chính Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện và
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án; các
Thầy, Cô giáo đã cung cấp cho tác giả phương pháp nghiên cứu, kiến thức
chuyên môn trong suốt khoá học; các Thầy, Cô giáo trong hội đồng các cấp
đã đóng góp cho tác giả những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành
luận án; các cán bộ quản lý doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng đã nhiệt
tình giúp đỡ trong quá trình tác giả tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến hai giảng viên hướng dẫn là
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền và PGS.TS Mai Thanh Quế đã tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện và động viên tác
giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Phạm Thị Vân Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................xi
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.........................................................................................................16
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG .......................................................................................16
1.1 Khái quát về doanh nghiệp xây dựng ....................................................16
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp xây dựng .....................................................16
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng................................................17
1.2 Quản trị tài chính của doanh nghiệp xây dựng.....................................21
1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp.........................................21
1.2.2 Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng ...........................24
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng................26
1.2.4 Nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng ......30
1.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị tài chính doanh nghiệp xây
dựng..............................................................................................................51
1.2.6 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
xây dựng .......................................................................................................54
1.3 Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số doanh nghiệp xây dựng
trên thế giới – Bài học đối với doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng
Việt Nam..........................................................................................................58
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số doanh nghiệp xây dựng
trên thế giới ..................................................................................................58
iv
1.3.2 Những bài học đối với doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt
Nam..............................................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................64
CHƯƠNG 2.........................................................................................................66
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM .............................................66
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ......66
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp niêm yết ngành
xây dựng Việt Nam......................................................................................67
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt
Nam..............................................................................................................68
2.2 Thực trạng quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành
xây dựng Việt Nam.........................................................................................71
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết
ngành xây dựng Việt Nam ...........................................................................72
2.2.2 Nội dung quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành
xây dựng Việt Nam......................................................................................75
2.2.3 Kết quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết ngành xây
dựng Việt Nam...........................................................................................107
2.3 Đánh giá tổng hợp thực trạng quản trị tài chính tại các doanh
nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam...............................................122
2.3.1 Những kết quả đạt được ....................................................................122
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân........................................................124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................131
CHƯƠNG 3.......................................................................................................132
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM...........132
3.1. Định hướng phát triển ngành xây dựng Việt Nam............................132
v
3.1.1 Chiến lược phát triển và quy hoạch xây dựng quốc gia....................132
3.1.2 Định hướng phát triển ngành Xây dựng ...........................................134
3.2 Quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện quản trị tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng Việt Nam...................................136
3.2.1 Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản trị tài chính ..............136
3.2.2 Thực hiện quản trị tài chính toàn diện, tạo sự phối kết hợp đồng bộ
giữa các các nội dung quản trị tài chính với tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp ..............................................................................................137
3.2.3 Việc hoàn thiện quản trị tài chính phải phù hợp với trình độ phát
triển của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng...............................137
3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị tài chính tại các doanh nghiệp
niêm yết ngành xây dựng Việt Nam ...........................................................138
3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ..................................................138
3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích và lập kế hoạch tài chính..145
3.3.3 Nâng cao chất lượng lựa chọn và quản lý tài sản đầu tư..................151
3.3.4 Điều chỉnh cơ cấu vốn và đa dạng hóa hình thức huy động vốn,
hoạch định cơ cấu vốn tối ưu .....................................................................158
3.3.5 Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi
phí xây lắp, tăng cường quản lý khoán chi phí ..........................................164
3.2.6 Xây dựng chính sách cổ tức phù hợp................................................169
3.3.7 Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính và hoạt động công bố
thông tin của doanh nghiệp ........................................................................173
3.3.8 Đầu tư hơn nữa công nghệ phục vụ quản trị tài chính......................175
3.4. Một số kiến nghị ....................................................................................177
3.4.1 Đối với Chính phủ và các Ban, Ngành liên quan .............................177
3.4.2 Đối với Tổng hội xây dựng Việt Nam ..............................................181
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................182
KẾT LUẬN.......................................................................................................183
vi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................185
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............193
PHỤ LỤC .........................................................................................................195
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
CFO Giám đốc tài chính
CT Công trình
CSH Chủ sở hữu
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNXD Doanh nghiệp xây dựng
DNNY Doanh nghiệp niêm yết
EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
EPS Lợi nhuận trên cổ phần
FEM Mô hình tác động cố định
EOQ Mô hình đặt hàng hiệu quả
HĐQT Hội đồng quản trị
IRR Lãi suất hoàn vốn nội bộ
JIT Mô hình đặt hàng đúng lúc
KH&CN Khoa học và công nghệ
NPV Giá trị hiện tại thuần
NV Nguồn vốn
NVL Nguyên vật liệu
PI Chỉ số sinh lời
Pooled OLS Hồi quy bình phương nhỏ nhất
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
ROA Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
viii
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK Thị trường chứng khoán
VLXD Vật liệu xây dựng
XD Xây dựng
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
STT Tên hình, sơ đồ Trang
Hình 1.1: Tổ chức bộ phận tài chính độc lập trong mô hình tổ chức............. 27
Hình 1.2: Tổ chức bộ phận tài chính và bộ phận kế toán nằm trong phòng tài
chính - kế toán............................................................................... 28
Hình 1.3: Mô hình Baumol............................................................................. 35
Hình 1.4: Mô hình Miller – Orr...................................................................... 36
Hình 1.5: Mô hình Stone ................................................................................ 37
Hình 1.6: Sự thay đổi hàng tồn kho theo mô hình EOQ............................ 38
Hình 2.1:Tăng trưởng tổng tài sản của các DNNY ngành XD Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2015 ........................................................................... 69
Hình 2.2: Tổ chức bộ máy quản trị tài chính CTCP XD công trình ngầm.... 72
Hình 2.3: Bộ máy quản trị tài chính công ty cổ phần Vinaconex6................ 73
Hình 2.4: Tỷ trọng Phải thu NH/TSNH của DNNY ngành XD giai đoạn
2011 – 2015 .................................................................................... 76
Hình 2.5: Tỷ trọng TSCĐ/TSDH của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 –
2015 ................................................................................................ 80
Hình 2.6: Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 –
2015 ................................................................................................ 87
Hình 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính tại các DNNY thuộc những ngành khác
nhau năm 2015 ............................................................................... 89
Hình 2.8: Tình hình chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các DNNY ngành XD
giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................. 105
Hình 2.9: Khả năng thanh toán của các DNNY thuộc những ngành khác nhau
năm 2015 ...................................................................................... 108
x
Hình 2. 10: Chỉ tiêu hệ số nợ của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015
...................................................................................................... 110
Hình 2.11: Tỷ lệ nợ/ tổng nguồn vốn của DNNY thuộc những ngành khác
nhau năm 2015 ............................................................................. 111
Hình 2.12: Tỷ số sinh lợi của DNNY thuộc những ngành khác nhau năm
2015 .............................................................................................. 113
Hình 3.1: Quy trình phân tích tài chính tại các DNNY ngành XD.............. 146
Hình 3.2: Quy trình ra quyết định chính sách cổ tức của DNNY ngành XD
...................................................................................................... 170
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng biểu Trang
Bảng 2.1: Quy mô tài sản của các DNNY ngành XD Việt Nam giai đoạn
2011 – 2015 .................................................................................... 69
Bảng 2.2: Tỷ trọng TSNH/TS của các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 –
2015 ................................................................................................ 75
Bảng 2.3: Kết cấu Hàng tồn kho ngày 31/12/2015 của 15 DNNY ngành XD
........................................................................................................ 78
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của các DNNY ngành XD giai đoạn 2011 –
2015 ................................................................................................ 86
Bảng 2.5:Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ của 15 DNNY ngành XD .................... 88
Bảng 2.6: Kết cấu nợ ngắn hạn của 15 DNNY ngành XD ngày 31/12/2015 91
Bảng 2.7:Kết cấu nợ vay ngân hàng của 15 DNNY ngành XD ngày
31/12/2015...................................................................................... 92
Bảng 2.1 : Tỷ lệ vốn CSH/Tổng NV của 15 DNNY ngành XD năm 2015…92
Bảng 2.9: Tình hình lợi nhuận của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 – 2015
...................................................................................................... 102
Bảng 2.10: Tình hình chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của một số DNNY ngành
XD giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................... 106
Bảng 2.11: Chỉ tiêu khả năng thanh toán tại các DNNY ngành XD giai đoạn
2011 - 2015................................................................................... 107
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các DNNY ngành XD giai đoạn
2011 – 2015 .................................................................................. 109
Bảng 2.13: Tỷ số giá thị trường của DNNY ngành XD giai đoạn 2011 - 2015
...................................................................................................... 111
Bảng 2.14:Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của DNNY ngành XD giai đoạn 2011-
2015 .............................................................................................. 113
xii
Bảng 2.15: Tóm tắt các biến độc lập ............................................................ 117
Bảng 2.16: Kết quả thống kê các biến.......................................................... 117
Bảng 2.17: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................. 118
Bảng 2.18: KQ kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình FE và RE ...... 118
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định VIF phát hiện đa cộng tuyến....................... 119
Bảng 2.20: Kết quả kiểm định tự tương quan theo thời gian ....................... 119
Bảng 2.21: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi........................... 120
Bảng 2.22: Kết quả ước lượng hồi quy tác động cố định sau khi khắc phục
các lỗi của mô hình....................................................................... 120
Bảng 2.23: Tổng hợp KQ kiểm định tác động của QTTC đến ROA của DNNY
ngành XD...................................................................................... 121
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định
tài chính đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được các mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính được hình thành để nghiên
cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình
thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính
đúng đắn. Quản trị tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài
chính, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh
doanh, duy trì cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, kiểm
tra giám sát toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gia tăng giá trị
cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, quản trị tài chính luôn giữ vị trí quan
trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Cùng với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,
ngành Xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Hiện nay số doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam chiếm
khoảng 12% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, tạo việc làm cho khoảng 3,2
triệu lao động và là ngành có lực lượng lao động cao thứ 4 cả nước [4]. Doanh
nghiệp niêm yết ngành xây dựng mặc dù chiếm số lượng khoảng 5% tổng số
doanh nghiệp ngành xây dựng nhưng lại sử dụng tới hơn 13% tổng nguồn vốn.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng đã có sự nỗ lực
cố gắng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả hoạt
động các doanh nghiệp này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp niêm yết
thuộc một số ngành khác, khả năng thanh toán vốn bằng tiền của các doanh
nghiệp còn thấp; cơ cấu nguồn vốn mất cân đối với nợ phải trả chiếm hơn 70%
tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 80% tổng nợ, hiệu quả sử dụng