Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị học: Tài liệu dành cho học viên cao học / Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Thụy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN VĂN TIẾN – NGUYỄN VĂN THỤY
QUẢN TRỊ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, năm 2020
ii
Page for blank
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
QUẢN TRỊ HỌC
(Tài liệu dành cho học viên cao học)
Biên soạn:
TS. NGUYỄN VĂN TIẾN (Chủ biên)
TS. NGUYỄN VĂN THỤY (Đồng chỉ biên)
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2020
iv
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học quản trị luôn là yếu tố đặt nền móng cho sự phát triển của các tổ chức,
doanh nghiệp và tập đoàn nói riêng và các nền kinh tế nói chung. Chúng ta có thể thấy
ngay từ xa xưa đã có những nỗ lực có tổ chức dưới sự trông coi của những người chịu
trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát để chúng ta có được những công
trình vĩ đại lưu lại đến ngày nay như Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc hoặc Kim
Tự Tháp ở Ai Cập… Vạn Lý Trường Thành, công trình được xây dựng trước công
nguyên, dài hàng ngàn cây số xuyên qua đồng bằng và núi đồi một khối bề cao 10
mét, bề rộng 5 mét, công trình duy nhất trên hành tinh chúng ta có thể nhìn thấy từ trên
tàu vũ trụ bằng mắt thường. Chúng ta sẽ cảm thấy công trình đó vĩ đại biết chừng nào,
và càng vĩ đại hơn, nếu ta biết rằng đã có hơn một triệu người làm việc tại đây suốt hai
chục năm trời ròng rã. Ai sẽ chỉ cho mỗi người phu làm gì? Ai là người cung cấp sao
cho đầy đủ nguyên liệu tại nơi xây dựng?… Chỉ có sự quản trị mới trả lời được những
câu hỏi như vậy. Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của
quá trình nầy là sử dụng có hiệu quả nguồn lực có giới hạn. Hoạt động quản trị là để
cùng làm việc với nhau vì mục tiêu chung, và các nhà quản trị làm việc đó trong một
khung cảnh bị chi phối bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức.
Với mong muốn là tài liệu dành cho học viên cao học, cuốn sách được thiết kế
tập trung vào những vấn đề cơ bản trong khoa học quản trị với 5 chương. Những lý
thuyết cơ bản của khoa học quản trị cần được phân tích, chia sẻ một cách đơn giản và
co đọng để giúp sinh viên, học viên và cả nhân viên, các nhà quản trị nắm bắt và vận
dụng chúng một cách hiệu quả nhằm đem lại giá trị cao nhất cho bản thân và tổ chức.
Hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ
của lãnh đạo Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Khoa học
và Công nghệ Ngân hàng, Khoa sau Đại học đã tạo điều kiện để hoàn thành tài liệu này.
Mặc dù, nhóm biên soạn đã có nhiều sự cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những
vấn đề thiếu sót trong quá trình biên soạn. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý đến
nhóm tác giả để có thể hoàn thiện hơn trong kho tàng tri thức.
Trân trọng!
Thay mặt nhóm tác giả
v
MỤC LỤC
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC.....................................................1
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ...................................................................................1
1.2. HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ .....................................................................................3
1.3. TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA QUẢN TRỊ................4
1.4. CẤP BẬC, KỸ NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ.......................6
1.5. CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ...............................................................................13
1.6. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC..........................................15
1.7. QUẢN TRỊ SỰ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG ......................................35
vi
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................................37
CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH ...........................................................39
2.1. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA HOẠCH ĐỊNH ...................................39
2.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HOẠCH ĐỊNH ..................................................40
2.3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.......................................................................44
2.4. HOẠCH ĐỊNH TÁC NGHIỆP........................................................................52
2.5. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP............................53
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................................55
vii
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC ...................................................................58
3.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
58
3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC...........59
3.3. THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC ....................................................................65
3.4. CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC....................................................................68
viii
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................................74
CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO ................................................................76
4.1. LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO .............................................76
4.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ VÀ QUÁ TRÌNH ĐỘNG VIÊN..........83
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................................90
CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT...............................................................92
5.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CÔNG TÁC KIỂM SOÁT ..........................92
5.2. CÁC NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT................................................................93
5.3. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT .............................................................................93
5.4. CÁC LOẠI KIỂM SOÁT.................................................................................95
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................98
1
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ
Thuật ngữ quản trị sử dụng trong tài liệu này được hiểu là một phương thức hoạt
động hướng đến mục tiêu sẽ hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những
người khác. Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết
hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu. Sự thành công của các tổ chức đến từ hiệu
quả quản trị các hoạt động bên trong và từ khả năng nắm bắt, ứng phó tốt với những
thay đổi của môi trường. Quản trị đã giúp quá trình phối hợp hoạt động của các thành
viên hướng đến mục tiêu chung diễn ra tốt đẹp, thông qua đó tổ chức đạt được mục tiêu
của mình. Như vậy trong bất cứ tổ chức nào, dù là công ty kinh doanh, nhà máy sản xuất
hay một tổ chức đoàn thể nào cũng cần phải triển khai các hoạt động quản trị.
Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, chúng tôi
xin liệt kê một số như sau:
Kootz, Donnell và Weihrich (1994) đã định nghĩa: “Quản trị là việc thiết lập và
duy trì một môi trường nơi mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm, có thể
hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt các mục tiêu của nhóm”. Như vậy, quản trị
là quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những
người khác để đạt được các kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt
được. Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với
nhau thành tổ chức.
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực
hiện mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường.
Theo Kreitner Cassidy (2012) thì “quản trị là tiến trình làm việc với và thông qua người
khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm của tiến
trình nay là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn”. Theo đó,
quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị;
đối tượng quản trị tiếp nhận tác động của chủ thể quản trị; mục tiêu của quản trị phải
2
được đặt ra cho cả chủ thể lẫn đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện tác
động quản trị.
Hitt, Black và Poter (2012) đã định nghĩa “quản trị là một tiến trình sắp xếp và
sự dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhằmđạt mục tiêu của tổ chức”. Quan điểm này
quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát công việc và những nỗ
lực của con người, đồng thời vận dụng một cách hiệu quả mọi tài nguyên để hoàn thành
các mục tiêu đã định.
Từ các khái niệm trên có thể đưa ra một số nhận xét:
- Phương thức quản trị: Là các hoạt động cơ bản hay chức năng quản trị mà nhà
quản trị sử dụng để tác động vào các lĩnh vực quản trị nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức, bao gồm các chức năng như hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát.
- Con người: Nếu mỗi cá nhân tự hoạt động thì không có hoạt động quản trị, lúc
này hoạt động của họ hoàn toàn mang tính cá nhân, phục vụ lợi ích cá nhân, chứ không
hướng đến một tổ chức nào và cũng chẳng có ai quản trị ai. Vậy hoạt động quản trị chỉ
xảy ra khi:
+ Một số người kết hợp với nhau thành tổ chức (điều kiện cần).
+ Do tính cần thiết của hoạt động quản trị (điều kiện đủ). Vì nếu không có điều
kiện này, mọi người trong tổ chức sẽ chẳng biết làm gì, khi nào sẽ làm và làm như thế
nào…, từ đó tạo ra tình trạng lộn xộn, giống như hai người cùng chèo một chiếc thuyền,
thay vì phải chèo về một hướng thì hai người lại chèo hai hướng khác nhau khiến chiếc
thuyền chỉ đứng ỳ một chỗ, không thể di chuyển. Những hoạt động khiến hai người cùng
chèo để chiếc thuyền tiến về một hướng chính là hoạt động quản trị.
- Tổ chức: Là thực thể có mục đích riêng với các thành viên và một cơ cấu mang
tính hệ thống (như doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…). Tất cả các tổ chức đều có
ba đặc tính chung:
+ Phải xác định được mục đích: Đó là mục tiêu hay hệ thống các mục tiêu. Mục
tiêu là kết quả mong đợi sẽ đạt được sau một thời gian nhất định.