Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị đổi mới sáng tạo: Tài liệu tham khảo / Nguyễn Văn Thụy, Nguyễn Đức Trung, Huỳnh Đăng Khoa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TS. NGUYỄN VĂN THỤY (Chủ biên)
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG (Đồng chủ biên)
ThS. HUỲNH ĐĂNG KHOA
QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022
ii
Page for blank
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
Tài liệu tham khảo
QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Biên soạn:
TS. Nguyễn Văn Thụy (Chủ biên)
PGS. TS., Nguyễn Đức Trung (Đồng chủ biên)
ThS. Huỳnh Đăng Khoa
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022
iv
Page of blank
v
LỜI MỞ ĐẦU
Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật,
công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Quá
trình đổi mới đi từ những ý tưởng sáng tạo của con người dựa trên nền tảng tri
thức và thực tiễn. Đổi mới là quá trình doanh nghiệp chuyển hóa các ý tưởng
sáng tạo thành các sản phẩm và quy trình mới để đáp ứng những sự thay đổi
cả bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp nhằm thương mại hóa các ý
tưởng. Đặc biệt trong bối cảnh sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh
với các nhân tố ảnh hưởng đa dạng từ môi trường, kinh tế, công nghệ,..đòi hỏi
các doanh nghiệp phải chủ động trong hoạt động của mình.
Thế kỷ 21 đã tạo nên sự thay đổi về phương thức cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, các công ty định hướng tập trung vào việc tạo nên những giá trị
mới cho khách hàng thông qua năng lực sáng tạo, những thay đổi này đã làm
thay đổi căn bản những cách thức tiếp cận và tổ chức công tác quản trị trong
tổ chức. Doanh nghiệp có nhiều đổi mới sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn
doanh nghiệp ít đổi mới. Các doanh nghiệp chủ động đưa sản phẩm mới ra thị
trường sẽ thu hút được khách hàng bởi những tính năng độc đáo có thể đạt
được lợi nhuận tương đối cao và bền vững.
Với mong muốn cung cấp một góc nhìn tổng quát của quá trình đổi mới
sáng tạo của doanh nghiệp và là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy.
Nhóm tác giả gồm TS. Nguyễn Văn Thụy - PGS.TS. Nguyễn Đức Trung (đồng
chủ biên) và ThS. Huỳnh Đăng Khoa tham gia biên soạn. Cuốn sách này được
bố cục gồm 7 chương gồm: Chương 1. Tổng quan về quản trị đổi mới sáng tạo;
Chương 2. Quản trị quá trình đổi mới sáng tạo; Chương 3. Sáng tạo; Chương
4. Quản trị ý tưởng; Chương 5. Chiến lược đổi mới sáng tạo; Chương 6. Đổi
mới từ thị trường; và Chương 7. Xây dựng tổ chức đổi mới.
vi
Nhóm biên soạn chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của lãnh đạo Trường Đại
học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân
hàng, Khoa Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện để nhóm hoàn thành cuốn
sách này. Mặc dù, đã rất cố gắng biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những hạn chế bởi quá trình đổi mới,
sáng tạo luôn diễn ra. Rất mong nhận được những sự góp ý của người đọc để
cuốn sách ngày càng hoàn thiện.
Trân trọng!
vii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................v
CHƯƠNG 1........................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO .................................1
Mục tiêu chương:...........................................................................................1
1.1. Tổng quan về đổi mới sáng tạo..............................................................1
1.1.1. Khái niệm sáng tạo ............................................................................1
1.1.2. Khái niệm phát minh .........................................................................2
1.1.3. Khái niệm đổi mới sáng tạo...............................................................4
1.2. Phân loại đổi mới sáng tạo.....................................................................6
1.3. Quản trị đổi mới sáng tạo ......................................................................7
1.3.1. Khái niệm quản trị đổi mới sáng tạo .................................................7
1.3.2. Vai trò quản trị đổi mới sáng tạo.......................................................9
1.3.2.1. Áp lực cạnh tranh và sự sống còn của doanh nghiệp .................9
1.3.2.2. Ảnh hưởng của đổi mới lên doanh nghiệp .................................9
1.3.2.3. Những kết quả của quá trình đổi mới.........................................9
1.4. Các mô hình quản trị đổi mới sáng tạo ..............................................11
1.4.1. Mô hình đổi mới sáng tạo đóng.......................................................11
1.4.2. Mô hình đổi mới sáng tạo mở .........................................................11
1.4.3. Siêu đổi mới ....................................................................................13
Câu hỏi thảo luận.........................................................................................16
CHƯƠNG 2......................................................................................................17
QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO .......................................17
Mục tiêu chương:.........................................................................................17
2.1. Đổi mới: nền tảng cốt lõi......................................................................18
2.1.1. Những sự thay đổi trong một chủ đề ...............................................20
2.1.2. Vấn đề quy mô ................................................................................21
2.1.3. Bối cảnh quốc gia, khu vực, địa phương.........................................22
2.1.4. Mạng lưới và hệ thống ....................................................................22
2.1.5. Những tổ chức dựa trên dự án.........................................................23
2.2. Các mô hình quản trị đổi mới .............................................................24
2.2.1. Mô hình Cầu kéo – Công nghệ đẩy (Technology Push – Demand Pull)
..............................................................................................................................24
2.2.2. Mô hình Stage - Gate.......................................................................25
viii
2.2.3. Mô hình nghiên cứu dựa trên tình huống (Case-study)...................26
2.2.4. Mô hình các thế hệ đổi mới.............................................................27
2.3. Liệu có thể quản trị được đổi mới?.....................................................28
2.4. Các yếu tố đánh giá thành công của đổi mới .....................................31
2.4.1. Chiến lược (Strategy) ......................................................................31
2.4.2. Thời gian (Timing)..........................................................................31
2.4.3. Học tập tổ chức................................................................................32
2.4.4. Quản lý tích hợp ..............................................................................32
2.4.5. Năng lực quản lý đổi mới................................................................32
Câu hỏi thảo luận.........................................................................................33
CHƯƠNG 3......................................................................................................34
SÁNG TẠO ......................................................................................................34
Mục tiêu chương:.........................................................................................34
3.1. Tổng quan về sự sáng tạo.....................................................................35
3.1.1. Khái niệm sáng tạo ..........................................................................35
3.1.2. Sáng tạo cá nhân..............................................................................35
3.1.3. Phương pháp thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân.....................................35
3.2. Nhóm sáng tạo.......................................................................................38
3.2.1. Khái niệm ........................................................................................38
3.2.2. Phân loại nhóm sáng tạo..................................................................38
3.2.3. Quá trình làm việc của nhóm sáng tạo ............................................40
3.2.3.1. Định hình đội nhóm..................................................................41
3.2.3.2. Xác định tầm nhìn dự án ..........................................................42
3.2.3.3. Hình dung viễn cảnh tương lai .................................................43
3.2.3.4. Xác định các mục tiêu đột phá và các yếu tố thành công quan
trọng..................................................................................................................44
3.2.3.5. Giai đoạn sáng tạo ....................................................................45
3.2.3.6. Xác định các quy trình cốt lõi và tuân thủ các cam kết............45
3.3. Tư duy sáng tạo hệ thống trong tổ chức.............................................46
3.3.1. Khái niệm tư duy sáng tạo hệ thống................................................46
3.3.2. Phỏng vấn chuyên gia......................................................................48
Câu hỏi thảo luận.........................................................................................50
CHƯƠNG 4......................................................................................................51
QUẢN TRỊ Ý TƯỞNG ...................................................................................51
Mục tiêu chương:.........................................................................................51
ix
4.1. Các quy tắc quản trị ý tưởng...............................................................51
4.1.1. Khái niệm quản trị ý tưởng .............................................................51
4.1.2. Kết quả một số nghiên cứu về quản trị ý tưởng trên thế giới..........52
4.1.3. Các nguyên tắc quản trị ý tưởng......................................................54
4.2. Các mô hình quản trị ý tưởng .............................................................56
4.2.1. Mô hình quản trị ý tưởng thuộc bộ phận Nhân sự ..........................56
4.2.2. Mô hình quản trị ý tưởng thuộc bộ phận Marketing .......................56
4.2.3. Mô hình quản trị ý tưởng thuộc bộ phận Nghiên cứu và phát triển 56
4.3. Rủi ro và thách thức của quản trị ý tưởng.........................................56
4.4. Ứng dụng quản trị ý tưởng trong tổ chức ..........................................57
Câu hỏi thảo luận.........................................................................................60
CHƯƠNG 5......................................................................................................61
CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO .........................................................61
Mục tiêu chương:.........................................................................................61
5.1. Vai trò của chiến lược đổi mới sáng tạo .............................................62
5.2. Mối quan hệ giữa Chiến lược kinh doanh và chiến lược đổi mới....64
5.3. Thiết kế chiến lược đổi mới sáng tạo ..................................................65
5.3.1. Phân tích bối cảnh đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ..................65
5.3.1.1. Những năng lực trong sản xuất và nghiên cứu.........................65
5.3.1.2. Cách thức tổ chức các hoạt động quản trị, kiểm soát doanh nghiệp
..........................................................................................................................66
5.3.1.3. Học tập từ các hệ thống đổi mới của nước ngoài.....................66
5.3.2. Cấu trúc chiến lược đổi mới sáng tạo..............................................68
5.3.2.1. Cấu trúc chiến lược “Rationalist”.............................................69
5.3.2.2. Cấu trúc chiến lược gia tăng “Incermentalist” .........................71
5.3.4. Các học thuyết có liên quan đến xây dựng chiến lược đổi mới sáng
tạo .........................................................................................................................73
5.3.4.1. Mô hình “5 lực” về cạnh tranh ngành của Michael Porter.......73
5.3.4.2. Các chiến lược chung cho các công ty theo cấu trúc chiến lược
“Rationalist” .....................................................................................................74
5.3.4.3. Hệ quả của cấu trúc chiến lược “Rationalist” ..........................75
5.3.4.4. Đánh giá việc áp dụng mô hình Porter vào chiến lược đổi mới
..........................................................................................................................76
5.3.4.5. Mô hình năng lực động ............................................................78
5.3.4.6. Chiến lược đổi mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ............79
Câu hỏi thảo luận.........................................................................................80
x
CHƯƠNG 6......................................................................................................81
ĐỔI MỚI TỪ THỊ TRƯỜNG........................................................................81
Mục tiêu chương:.........................................................................................81
6.1. Tác động của thị trường lên đổi mới ..................................................82
6.2. Khác biệt hóa sản phẩm.......................................................................86
6.3. Phát triển sản phẩm chiến lược...........................................................91
6.3.1. Phân khúc thị trường tiêu dùng ...................................................91
6.3.2. Phân khúc thị trường doanh nghiệp.............................................94
6.4. Thương mại hóa sản phẩm đổi mới..................................................101
6.4.1. Thương mại hóa những sản phẩm công nghệ ...............................101
6.4.2. Khai thác tài sản trí tuệ..................................................................103
6.5.3. Thương mại hóa những sản phẩm phức tạp ..................................107
6.6. Dự đoán sự lan tỏa của đổi mới.........................................................115
6.6.1. Những đặc điểm của một sự đổi mới ảnh hưởng đến sự lan tỏa...116
6.6.2. Quá trình của sự lan tỏa.................................................................117
Câu hỏi thảo luận: .....................................................................................126
CHƯƠNG 7....................................................................................................128
XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐỔI MỚI .............................................................128
7.1. Tầm nhìn và vai trò của lãnh đạo trong việc đổi mới .....................128
7.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đổi mới.......................................134
7.2.1. Cấu trúc đơn giản ......................................................................137
7.2.2. Quan liêu máy móc....................................................................137
7.2.3. Hình thức phân chia theo bộ phận.............................................138
7.2.4. Quan liêu chuyên nghiệp...........................................................139
7.2.5. Cấu trúc linh hoạt ......................................................................139
7.2.6. Cấu trúc định hướng – sứ mệnh ................................................140
7.3. Đào tạo và phát triển để đổi mới.......................................................142
7.4. Sự tham gia của mọi người trong đổi mới........................................144
7.5. Làm việc nhóm để đổi mới.................................................................156
7.6. Xây dựng văn hóa tổ chức hướng tới đổi mới..................................160
7.7. Xây dựng tổ chức học tập ..................................................................165
Câu hỏi thảo luận.......................................................................................169
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................170
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Mục tiêu chương:
Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể:
1. Hiểu được các khái niệm cơ bản về đổi mới và sáng tạo
2. Hiểu rõ các hình thức đổi mới sáng tạo của tổ chức
3. Nắm bắt được các hoạt động quản trị đổi mới sáng tạo
4. Nắm bắt được các mô hình đổi mới sáng tạo của tổ chức
1.1. Tổng quan về đổi mới sáng tạo
1.1.1. Khái niệm sáng tạo
Sáng tạo là một khái niệm trừu tượng, hiện nay chưa có học giả nào đưa ra một
định nghĩa rõ ràng và thống nhất về quan điểm chung liên quan đến sáng tạo (Diliello
& Houghton, 2006). Khái niệm phổ biến và mọi người chấp nhận rộng rãi là ý kiến của
Plucker và cộng sự (2004), định nghĩa “Sáng tạo là sự tương tác giữa năng khiếu, quá
trình và môi trường để tạo ra một cá nhân hoặc tổ chức tạo ra một sản phẩm mới và
hữu ích, phù hợp với bối cảnh xã hội”.
Theo Simonton (2013), “Sự sáng tạo được xem như một khái niệm nguyên bản,
hữu ích và gây ngạc nhiên cho cá nhân hoặc xã hội”. Còn Kreitner & Kinicki (2004)
định nghĩa “sáng tạo là quá trình sử dụng trí tưởng tượng và các kỹ năng để phát triển
một ý tưởng, sản phẩm, đối tượng hoặc quy trình mới hoặc độc đáo”. Do đó, ba loại
sáng tạo chính được thể hiện rõ trong định nghĩa này:
- Điểm mới hoàn toàn chưa từng có được tạo ra (creation)
- Điểm mới được tạo ra bằng việc kết hợp những cái đã có (synthesis)
- Điểm mới được tạo ra bằng việc thay thế hoặc cải tiến một thứ hiện có
(modification).
2
Ngoài ra, theo Amabile (1988), vẫn có một số định nghĩa đã đánh giá tính sáng
tạo giống như là một đặc điểm của một cá nhân hay một tổ chức. Từ đây, các nhà khoa
học đã áp dụng và phát triển sự đổi mới theo quan điểm mới chủ yếu tập trung vào sản
phẩm hoặc các quy trình để tạo ra sản phẩm (Amabile, 1988; Shalley, 1991; Woodman
và cộng sự, 1993; Zaltman và cộng sự, 1973).
Theo Oldham & Cummings (1996), “Sáng tạo là những sản phẩm, ý tưởng hoặc
quá trình đáp ứng hai điều kiện: mới và hữu ích cho một tổ chức.” Theo đó, một sản
phẩm hoặc một ý tưởng hoặc một quá trình mới và đem lại lợi ích cho tổ chức được
xem là sự đổi mới. Cái mới được tạo ra ở đây có thể là bằng cách kết hợp các tính năng
hoặc thuộc tính hiện có hoặc tạo các tính năng hoặc thuộc tính mới. Tính hữu ích của
tổ chức có thể được thể hiện qua việc giúp tổ chức xử lý các vấn đề và hoàn thành các
mục tiêu đã đề ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Amabile & Pillemer (2012) đã định nghĩa “Sáng tạo là một sản phẩm, kết quả
hoặc giải pháp mới phù hợp với các nhiệm vụ có kết thúc mở”. Theo quan điểm trên,
sản phẩm hoặc kết quả không chỉ phải đăc biệt và mới mẽ mà cần phải có giá trị, khả
năng có thể thực hiện được và phù hợp với một nhóm yêu cầu cụ thể. Việc này cũng
nên là một nhiệm vụ nhiều lựa chọn, nơi sự sáng tạo được hình thành và chọn lọc từ các
phương án để thay đổi phù hợp chứ không phải là những giải pháp rõ ràng duy nhất để
giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, sản phẩm hay kết quả mới này cũng cần phải được
những chuyên gia trong lĩnh vực này công nhận. Định nghĩa trên có thể coi là tương đối
đầy đủ và tạo tiền đề, cơ sở cho những nghiên cứu về sau liên quan đến sáng tạo.
Qua các khái niệm rất đa dạng về sáng tạo được phân tích trên nhiều khía cạnh,
có thể thấy rằng sáng tạo bắt nguồn từ ý tưởng và áp dụng vào các giải pháp, quy trình
hoặc sản phẩm mới, mang lại tính hữu ích cho một cá nhân hoặc tổ chức để hỗ trợ một
cá nhân hoặc tổ chức thực hiện được những mục tiêu cụ thể và sự sáng tạo này phải
thích hợp với hiện trạng thực tế. Ngoài ra, sự sáng tạo cần phải được các chuyên gia
trong lĩnh vực đó chấp nhận và phải có lợi, thích hợp với mục tiêu được đặt ra ban đầu.
1.1.2. Khái niệm phát minh
Khi đề cập đến phát minh sáng chế là một khái niệm mà đã có nhiều tác giả của
nhiều lĩnh vực đề cập đến. Tuy nhiên, trong tài liệu này chỉ làm rõ đến khái niệm phát
minh sáng chế dưới góc nhìn quản trị:
3
“Phát minh là việc tạo ra các sản phẩm và quy trình mới thông qua việc phát
triển kiến thức mới hoặc từ sự kết hợp mới của kiến thức hiện có. Hầu hết các phát minh
là kết quả của những ứng dụng mới đối với kiến thức hiện có” (Grant & Grant, 2002).
Đây là bước cầu nối hoặc bước trung gian giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động ứng
dụng vào thực tiễn. Hoạt động phát triển một số công cụ hoặc quy trình hữu ích (đổi
mới) là một phần kết quả từ chính giai đoạn này.
Định nghĩa của Rogers (1995), phát minh là sự xuất hiện đầu tiên của một ý
tưởng cho một sản phẩm hoặc quy trình mới. Đôi khi phát minh và đổi mới có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau khiến chúng ta khó mà phân biệt được. Phát minh sẽ là điều kiện
cần để dẫn đến đổi mới. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, xuất hiện một độ trễ đáng kể
giữa cả hai yếu tố này. Trên thực tế, độ trễ từ vài thập kỷ trở lên không phải là hiếm để
dẫn từ phát minh thành một sự đổi mới thành công. Những độ trễ như vậy cho thấy các
yêu cầu khác nhau trong việc đề xuất các ý tưởng và thực hiện chúng trong thực tế.
Trước hết, trong khi các phát minh có thể được tiến hành ở bất cứ đâu, ví dụ như trong
các trường đại học, thì các đổi mới chủ yếu xảy ra ở các công ty trong lĩnh vực thương
mại. Để có thể biến một phát minh thành một đổi mới, một công ty thường cần kết hợp
nhiều loại kiến thức, năng lực, kỹ năng và nguồn lực khác nhau. Ví dụ: công ty có thể
yêu cầu kiến thức sản xuất, kỹ năng và cơ sở vật chất, hiểu biết thị trường, hệ thống
phân phối hoạt động tốt, đủ nguồn lực tài chính, v.v. Theo đó, vai trò của người đổi
mới, ví dụ, người hoặc đơn vị tổ chức chịu trách nhiệm kết hợp các yếu tố cần thiết có
thể hoàn toàn khác với vai trò của nhà phát minh.
Độ trễ dài hơn giữa phát minh và đổi mới cũng có thể liên quan đến thực tế trong
nhiều trường hợp, một số hoặc tất cả các điều kiện để thương mại hóa có thể bị thiếu.
Có thể chưa có đủ nhu cầu hoặc có thể không thể sản xuất vì một số đầu vào quan trọng
hoặc các yếu tố bổ sung chưa sẵn có. Ví dụ, mặc dù Leonardo da Vinci được cho là đã
có một số ý tưởng khá tiên tiến về máy bay, nhưng chúng không thể thực hiện trong
thực tế do thiếu vật liệu, kỹ năng sản xuất và - trên hết là thiếu nguồn điện. Trên thực
tế, việc hiện thực hóa những ý tưởng này phải chờ đến sự phát minh và thương mại hóa
thành công sau đó của động cơ đốt trong. Do đó, từ ví dụ này cho thấy, nhiều phát minh
đòi hỏi phải có các phát minh bổ sung khác hỗ trợ để thành công ở giai đoạn đổi mới.
4
Một yếu tố phức tạp khác là phát minh và đổi mới là một quá trình liên tục. Ví
dụ, chiếc xe hơi như chúng ta biết ngày nay đã được cải tiến hoàn toàn so với lần đầu
tiên được thương mại hóa thành công, thông qua việc kết hợp một số lượng lớn các phát
minh, cải tiến khác nhau. Do đó, những gì chúng ta nghĩ về một phát minh thường là
kết quả của một quá trình kéo dài liên quan đến nhiều phát minh có liên quan với nhau.
Tóm lại, từ các quan điểm của các nhà nghiên cứu, trong tài liệu này: Phát minh
là việc tạo ra các sản phẩm và quy trình mới thông qua việc phát triển kiến thức mới
hoặc từ sự kết hợp mới của kiến thức hiện có. Hoạt động này có sự hỗ trợ, bổ sung từ
nhiều phát minh trước đó. Tuy nhiên phát minh chỉ mới dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm
và quy trình mới còn chưa đề cập đến việc có thể thương mại hóa thành công được hay
không. Phát minh thường gắn liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết
và khoa học ứng dụng.
1.1.3. Khái niệm đổi mới sáng tạo
Hiện nay khái niệm đổi mới sáng tạo là một khái niệm khá mới mẻ và được nhiều
học giả nghiên cứu về lĩnh vực này quan tâm.
Theo định nghĩa của từ điển: “Đổi mới (theo tiếng Latin - innovare): làm cho
một cái gì đó mới mẻ.” (Từ điển Oxford)
Theo Roberts (1988) cho rằng đổi mới bao gồm 2 thành phần chính:
(1) Sự ra đời của một ý tưởng hoặc phát minh
(2) Chuyển đổi phát minh đó thành một hoạt động kinh doanh hoặc ứng
dụng hữu ích
Theo khía cạnh khai thác cơ hội: “Đổi mới là một quá trình biến những ý tưởng
mới thành cơ hội và đặt chúng vào thực tiễn ứng dụng rộng rãi.” (Tidd và Bessant,
2020)
Định nghĩa Đổi mới mang tính công nghiệp hóa: “Thiết kế kỹ thuật, sản xuất,
quản lý và những hoạt động thương mại tham gia liên quan đến việc marketing của một
sản phẩm mới hoặc cải thiện sản phẩm hay là thương mại hóa lần đầu một quy trình
mới hoặc một quy trình đã được cải tiến” (Freedman, 1982)
5
Những biến đổi trong công nghệ bí quyết: “Đổi mới không chỉ đề cập đến các
tiến bộ lớn trong công nghệ hoặc thương mại hóa ý tưởng mà còn đề cập đến việc tận
dụng thay đổi quy mô nhỏ.” (Rothwell và Gardiner, 1985)
Theo tổ chức UK DTI Innovation Unit (1994) đã định nghĩa đổi mới một cách
ngắn gọn và cô đọng: “Đổi mới là việc khai thác thành công những ý tưởng mới.”
Ngoài ra, sách xanh của Ủy ban châu Âu về đổi mới sáng tạo (1995) đã chỉ ra
rằng thuật ngữ đổi mới thường được sử dụng để diễn đạt kết quả của quá trình đổi mới
(tức là một sản phẩm mới, quy trình mới, dịch vụ hoặc điều kiện làm việc mới). Một sự
đổi mới ở nghĩa này có thể là một sự đổi mới tận gốc/đột phá hay một cải tiến sản phẩm,
một quy trình hoặc sự cải tiến dịch vụ hay là một sự thích nghi. Drucker (1991) đề cập
rằng: “Sự đổi mới mang tính hệ thống; tập trung; đòi hỏi kiến thức mới và sự thay đổi
trong nhận thức.”
- Định nghĩa nhấn mạnh đầu vào cho quá trình đổi mới
Rogers (1983) định nghĩa “đổi mới là một ý tưởng, phương pháp mới hoặc là
đối tượng được cảm nhận như là điều mới bởi một cá nhân hoặc một bộ phận phù hợp
khác.”
Chương trình nghiên cứu cải tiến ERSC 1995-2000 đã thông qua định nghĩa về
sự đổi mới là: “việc khai thác thành công những ý tưởng mới.”
Peters (2010) trong tài liệu về hội thảo “Triển khai trong việc tìm kiếm sự xuất
sắc” đã đề cập như sau: “Đổi mới: đơn giản là một ý tưởng mới tốt. Nó có thể đến từ
các công ty hay nhà vô địch, từ các công ty liên kết hoặc khách hàng, từ các dây chuyền
lắp ráp hoặc bến cảng, từ bàn tiếp tân hoặc phòng họp.”
- Định nghĩa nhấn mạnh đầu ra từ quá trình đổi mới
Smith và Ainsworth (1989) nói rằng: “theo nghĩa rộng nhất, sự đổi mới sáng tạo
bao gồm những ý tưởng phát minh và khám phá, nhưng hơn thế nữa. Đó là bất cứ điều
gì từ việc cung cấp các giải pháp mới, độc đáo có thể sử dụng cho các vấn đề, cơ hội
hoặc thách thức - dù nhỏ hay lớn. Một số ví dụ cụ thể như: có thể sử dụng một cách mới
cho một sản phẩm cũ; một sản phẩm mới từ công nghệ hiện hữu; một chiến lược
marketing mới lạ.”
Tóm lại, dù có nhiều định nghĩa của các nhà khoa học cũng như các tổ chức uy
tín khi đề cập về khái niệm đổi mới sáng tạo, thì bản chất của việc đổi mới sáng tạo là