Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm nghệ thuật của thạch lam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ THANH
Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 8
5. Bố cục khóa luận .................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA THẠCH
LAM........................................................................................................ 10
1.1. Vài nét về cuộc đời Thạch Lam......................................................... 10
1.2. Sự nghiệp văn chương Thạch Lam...................................................... 15
1.3. Vị trí Thạch Lam trong lịch sử văn học Việt Nam................................ 21
CHƯƠNG 2. NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
CỦA THẠCH LAM ................................................................................. 27
2.1. “ Văn chương phải gắn với hiện thực cuộc sống”................................. 30
2.2. “Sự thành thực chính là cái gốc của văn chương” ............................... 38
CHƯƠNG 3. TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM – TỪ QUAN NIỆM NGHỆ
THUẬT ĐẾN TÁC PHẨM....................................................................... 43
3.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Thạch Lam ............................................ 43
3.2. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam......................... 48
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Thạch Lam................................. 56
KẾT LUẬN.............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 64
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một cây bút truyện ngắn xuất sắc - Thạch Lam có một vị trí hết sức
quan trọng trong Tự Lực Văn Đoàn và trong văn chương Việt Nam. Mặc dù
ông ra đi khi tuổi đời còn trẻ song để lại một sự nghiệp văn chương rất có giá
trị. Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam bao gồm các thể loại : Tiểu thuyết,
tùy bút, bình luận văn học. Song đặc sắc nhất là thể loại truyện ngắn. Ông
được xem là một cây bút truyện ngắn đặc sắc, có đóng góp lớn trong văn
chương Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Trong thể loại truyện ngắn, ông đã chứng tỏ tài năng độc đáo của mình.
Ông có một lối văn giản dị, tinh tế mà đằm thắm tình người. Ngôn ngữ trong
những sáng tác của ông giàu tính dân tộc và trong sáng, đầy chất thơ. Vì vậy,
Thạch Lam đã đưa thể loại truyện ngắn đạt đươc những bước tiến lớn trong
văn học Việt Nam. Trong gần một thế kỷ qua, đã có không ít công trình
nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, cũng như đặc sắc văn chương Thạch Lam
và nhất là quan niệm nghệ thuật của ông. Quan điểm nghệ thuật còn được
hiểu chung là cách nhìn nhận, thể hiện vấn đề qua các tác phẩm.Với Thạch
Lam, quan niệm đó mang những nét độc đáo và đặc sắc, tạo nên phong cách
Thạch Lam.
Việc nghiên cứu tìm hiểu về Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam qua
truyện ngắn đem lại nhiều điểu bổ ích lí thú cả về lí luận lẫn thực tiễn. Nghiên
cứu đề tài này chúng tôi mong rằng đề tài sẽ giải mã được những lí do thành
công và tạo nên nét độc đáo trong sự nghiệp văn chương Thạch Lam.
2. Lịch sử vấn đề
Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn tiêu biểu trong giai đoạn 1930 –
3
1945. Tuy là một ngôi sao sớm vụt tắt, số lượng tác phẩm của Thạch Lam
không nhiều. Song các tác phẩm của ông rất có giá trị và được đánh giá cao.
Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách viết truyện và quan niệm nghệ thuật
của Thạch Lam luôn là đề tài vô tận cho các nghiên cứu khai thác. Viết về
Thạch Lam có khá nhiều tác giả tiêu biểu như Trần Trọng Đức, Thế Uyên,
Văn Giá, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hoành Khung, Phong Lê, Trần
Trọng Đức, Khái Hưng, Nguyễn Thành Thi, …Điều này càng khẳng định vị
trí của Thạch Lam trên văn đàn. Không chỉ vậy, cho đến nay văn Thạch Lam
vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng độc giả, được nhiều bạn đọc yêu
thích. Những trang văn của Thạch Lam thấm đẫm tình người còn in dấu trong
tâm trí bao thế hệ bạn đọc. Nó đem đến cho người đọc dư vị thơm tho, nhẹ
nhõm và mát dịu.
Thạch Lam có vai trò quan trọng trong Tự Lực Văn Đoàn. Trong cuốn
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm của Vũ Anh Tuấn hay cuốn Tự Lực Văn
Đoàn con người và văn chương của Phan Cự Đệ nhận định với lối viết nhẹ
nhàng, sâu lắng văn chương Thạch Lam có một giá trị hết sức đặc sắc và hấp
dẫn người đọc “Có thể khẳng định rằng mỗi truyện ngắn Thạch Lam đều
mang một vẻ đẹp có ý nghĩa văn hóa dài lâu” [2, tr.36].
Với Nguyễn Tuân trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân, ông nghiên cứu
chân dung Thạch Lam và có những nhận định về con người, cuộc đời văn
chương của Thạch Lam. Trong đó, ông đánh giá cao vị trí Thạch Lam trong
lòng bạn đọc. Trong văn chương Thạch Lam điều này thể hiện rất rõ. Những
hình ảnh bình dị, thân quen của chợ huyện, của đêm tối, của những kiếp
người nghèo khổ cứ ẩn hiện trong tâm trí người đọc khi nhắc về Thạch Lam.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã đánh giá
rất cao văn Thạch Lam. Ông khẳng định để viết nên những truyện ngắn đặc
sắc như vậy, thì không chỉ với ngòi bút tài hoa mà phải xuất phát từ chính tấm
4
lòng giàu tình cảm chân thành của Thạch Lam.
Nhà phê bình Phong Lê trong cuốn “ Người trong văn – chân dung và
tiểu luận”, nhận thấy trong văn Thạch Lam thấm đượm những tình cảm đằm
thắm, tinh tế của tình người. Đặc biệt khi ông viết về số phận con người, lòng
thương cảm của Thạch Lam với số phận bất hạnh của người phụ nữ thể hiện
rõ nhất như trong truyện : Hai lần chết, Ba mươi tết,...Đặc sắc nghệ thuật
truyện ngắn Thạch Lam là truyện không có cốt truyện, những gợi sâu xa,
những điểm chiếu nghệ thuật bằng “khoảng tối”. Thạch Lam nhìn cuộc đời ở
điểm khuất bằng lời văn nhuần nhụy, tinh tế, gọn và gợi những trạng thái của
sinh hoạt, xúc cảm, tâm hồn. Ông không dùng những câu văn to tát, cấu trúc
gấp gáp, phô diễn, cầu kì mà khơi sâu vào nội tâm tâm hồn, cảm giác trong
người đọc.
Trong cuốn Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những
năm 1930 – 1945 Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao, Trần Ngọc
Dung đã có những nghiên cứu về phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Tác
giả đi vào nghiên cứu Thạch Lam trên những phương diện sau: Thạch Lam –
một tâm hồn việt, Thạch Lam – tình huống trữ tình, các dạng kết cấu truyện,
nhân vật tâm trạng, một giọng điệu trần thuật nhỏ nhẹ, dịu dàng, chậm dãi,
ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam. Từ những nghiên cứu tác giả khẳng định
những giá trị riêng biệt phong cách Thạch Lam.
Nghiên cứu về Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam của Nguyễn Thành
Thi tìm hiểu khá hoàn thiện. Tác giả tìm hiểu trên phương diện: một số quan
niệm nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả biểu hiện trong truyện ngắn Thạch Lam,
nghệ thuật dựng và kể truyện, ngôn ngữ và giọng điệu. Cuối cùng ông đi đến
nhận xét, đưa ra lời bình về truyện ngắn Thạch Lam.
Với nhận xét của nhà nghiên cứu Phong Lê, văn Thạch Lam có tình
cảm đằm thắm, thiết tha. Nguyễn Thành Thi khẳng định truyện ngắn Thạch
5
Lam mang những nét đặc trưng. Song với Vũ Bằng trong cuốn Vũ Bằng – 14
nhà văn đồng nghiệp do Nguyễn Ánh Ngân biên soạn thì thấy truyện ngắn
Thạch Lam có những đặc sắc riêng biệt tạo nên phong cách Thạch Lam. Nó
nhẹ nhàng, bàng bạc mà mang đầy hy vọng tươi sáng: “Đặc trưng của Thạch
Lam là viết những cảnh đời đen tối, u sầu, nhân thế mà văn không đen tối u
buồn như Gorki của Nga hay như Nguyên hồng của ta” [15, tr.285].
Văn Thạch Lam là những trang văn trữ tình. Trong đó, toát lên vẻ đẹp
ngay trong từng câu chữ, hình ảnh, nhân vật. Trong cuốn Thạch Lam - văn
chương và cái đẹp hội tụ những bài viết nghiên cứu về Thạch Lam. Những tác
giả như Vương Trí Nhàn, Lê Dục Tú, Văn Giá, Nguyễn Hoành Khung, Thế
Lữ, Nguyễn Thành Thi, Phong Lê,…. Đều hướng tới khẳng định giá trị văn
chương Thạch Lam là những trang văn đẹp, đậm chất dân tộc, chan chứa tình
người.
Qua những nghiên cứu về con người, cuộc đời, vị trí và phong cách văn
chương của Thạch Lam, chúng ta có thể thấy ông có một vai trò rất lớn trong
văn chương Việt Nam. Văn chương ông trải qua thử thách thời gian nhưng
giá trị vẫn còn mãi với mọi thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau. “Thời gian sẽ
còn tiếp tục phán xét các giá trị. Nhưng có một điều không còn nghi ngờ gì
nữa: phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam là một giá trị thật, bền
vững và độc đáo.”[21, tr.146].
Đã có nhiều nghiên cứu, cũng như tranh luận về quan niệm văn chương
Thạch Lam từ trước tới nay. Tìm hiểu về phương diện quan niệm con người
trong sáng tác của Thạch Lam qua bài nghiên cứu của Lê Dục Tú. Chúng ta
có thể thấy, quan niệm con người của Thạch Lam có thể đúc kết trong nhận
xét: “ Với Thạch Lam dường như cuộc sống nghèo khổ vẫn không làm mất đi
ở con người niềm vui sống và hướng về những gì tốt đẹp”[2, tr.124]. Con
người trong sáng tác của Thạch Lam luôn có cái nhìn hướng về phía trước, hi