Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp nghề số 15 – binh đoàn 15
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHẠM ANH DŨNG
QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 15 – BINH ĐOÀN 15
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Đà Nẵng vào ngày
14 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chính sách phát triển giáo dục-đào tạo luôn được coi là “quốc
sách hàng đầu”, là nền tảng để phát triển toàn toàn diện các mặt, các
lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, đặc biệt nhằm giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa và bảo đảm cho nền kinh tế thị trường phát
triển ổn định và bền vững. Trước những thách thức mới của thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề xây dựng nguồn nhân lực có chất
lượng cao đã, đang và sẽ đặt ra cho nền giáo dục-đào tạo ở nước ta
phải không ngừng được đổi mới, cải cách và dần hoàn thiện cả về
chất và lượng. Cùng với quá trình đó, quản lý công tác thiết bị đào
tạo ngày được coi trọng và là một trong những yếu tố quyết định đến
chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng.
Trang thiết bị dạy học chính là công cụ, là phương tiện không
thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp giáo viên lựa chọn phương
pháp dạy học tối ưu nhất để đem lại hiệu quả cao trong quá trình
truyền thụ kiến thức cho học viên, trang thiết bị dạy học luôn song
hành cùng giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học.
Hàng năm các trường dạy nghề trong quân đội nói chung và
trường Trung cấp nghề số 15 – BĐ15 nói riêng được Nhà nước và
Bộ quốc phòng đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô
hình thực hành phục vụ công tác dạy học. Tuy nhiên việc đưa vào sử
dụng và quản lý sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng chưa được quan tâm và
thực hiện đúng mức, nhiều thiết bị dạy học được đầu tư nhưng chưa
khai thác hết công năng, sử dụng không đúng dẫn đến hư hỏng, tâm
lí giáo viên còn e ngại sử dụng, sợ hư hỏng liên đới trách nhiệm, quy
trình mượn trả thiết bị còn chưa tinh gọn, có một số giáo viên chưa
đủ năng lực sử dụng TBDH còn hạn chế. Việc lập kế hoạch đầu tư
2
mua sắm trang thiết bị dạy học chưa mang tính chiến lược ổn định và
lâu dài, còn trong tình trạng bị động, đối phó, không có tính đồng bộ
giữa TBDH cũ và mới, chưa có sự gắn kết giữa thiết bị dạy học với
thực tế sản xuất ngoài xã hội nên một số thiết bị mua về đã lỗi thời,
không còn phù hợp. Chất lượng, giá cả của các thiết bị dạy học còn
bỏ ngỏ. Những điều này gây ra sự cản trở cho sự phát triển, chất
lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.
Với những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý thiết bị
dạy học ở trƣờng Trung cấp nghề số 15 – BĐ15” là một yêu cầu
mang tính cấp thiết và có ý nghĩa lâu dài.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát về thực trạng công tác quản lý và sử dụng
thiết bị dạy học ở trường Trung cấp nghề số 15 - BĐ15 để từ đó đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học
ở nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Thiết bị dạy học tại trường Trung cấp nghề.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thiết bị dạy học tại trường Trung
cấp nghề số 15 – BĐ15.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý, lập kế hoạch mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học
tại trường Trung cấp nghề số 15 - BĐ15 chưa đạt hiệu quả cao, chưa
khai thác một cách hiệu quả. Nếu có các biện pháp cần thiết, khả
thi thì có thể nâng cao hiệu quả dạy và học góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp nghề số 15 – BĐ15.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở trường
Trung cấp nghề.
3
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học
ở trường Trung cấp nghề số 15 – BĐ15.
Đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường Trung
cấp nghề số 15 – BĐ15.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá các
văn bản, tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích điều tra: người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều
tra để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng quản lý thiết bị dạy học
nhằm chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu khoa học.
Nội dung điều tra: tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng
quản lý thiết bị dạy học; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân;
đồng thời khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện
pháp đề xuất.
Cách thức điều tra: xây dựng các bảng hỏi nhằm thu thập thông
tin từ các đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lý, giáo viên và viên
chức phụ trách thiết bị dạy học.
6.2.2. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
Tiến hành dự giờ giáo viên nhằm thu thập thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lí kết quả điều tra bằng
cách tính phần trăm (%) và tính giá trị trung bình nhằm phân tích,
đánh giá thực trạng làm cơ sở để đề ra biện pháp thích hợp.
4
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng thiết bị dạy
học ở một số khoa trong Trường gồm khoa Điện - Điện Tử, Khoa cơ
khí chế tạo, Khoa cơ khí động lực và Khoa Tin học ngoại ngữ. Quá
trình nghiên cứu cũng như kết quả của đề tài chỉ tiến hành áp dụng
trong phạm vị Trường Trung cấp nghề số 15 – BĐ15.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY
HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý chính là hoạt động có chủ đích giúp cho người đứng
đầu tổ chức phối hợp được sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm,
trong cộng đồng nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ
thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến
các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội
đặt ra cho ngành giáo dục.
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng
Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý làm cho Nhà trường thực hiện
có chất lượng về mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường phát
triển, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục.
5
1.2.4. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là hệ thống các đối tượng vật chất và tất cả
những phương tiện kỹ thuật được giáo viên, học viên sử dụng trong
quá trình dạy và học, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học.
1.2.5. Quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý để
xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các
TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
1.2.6. Các yêu cầu đối với TBDH hiện nay
- Tính khoa học sư phạm
- Tính nhân trắc học
- Tính thẩm mỹ
- Tính khoa học kỹ thuật
- Tính kinh tế
1.3. Cơ sở lý luận về thiết bị dạy học ở các trƣờng trung cấp nghề
1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của thiết bị dạy học ở trƣờng dạy nghề
Dạy nghề là dạy cho người học chủ yếu là các chức năng thực
hiện nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề, để tạo ra sản phẩm
theo nhu của xã hội. Quá trình dạy học nghề được cấu thành bởi
nhiều thành tố cốt lõi chủ yếu gồm: mục tiêu dạy học, nội dung dạy
học, phương pháp dạy học, chủ thể dạy học (giáo viên), đối tượng
dạy học (học viên), thiết bị dạy học.
Thiết bị dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ tích cực
nội dung và phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho dạy học theo
hướng tích cực, là cầu nối để giáo viên, học viên cùng phối hợp với
nhau chiếm lĩnh nội dung đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo.
6
1.3.2. Phân loại thiết bị dạy học
TBDH gồm 2 phần chính đó là phần cứng (Hardware) và phần
mềm (software), phần cứng là cơ sở thực hiện các nguyên lí thiết kế
để phát triển các loại thiết bị cơ, điện, điện tử,….theo các yêu cầu
biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện chiếu, radio, cassette,
ti vi, máy tính, mô hình thiết bị gọi là phần cứng.
Phần mềm là sử dụng nguyên lí sư phạm, tâm lí, khoa học vào
để xây dựng cho người học một khối lượng kiến thức hay cải thiện
cách ứng xử cho người học, ngoài ra phần mềm còn được hiểu là các
công cụ được các nhà phát triển giúp cho người học, giáo viên gọi tắt
là người sử dụng có thể sử dụng trên máy vi tính nhằm hỗ trợ đạt
được mục tiêu bài học một cách hiệu quả nhất.
1.4. Quản lý thiết bị dạy học
1.4.1. Yêu cầu của việc quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là một hoạt động quản lý bao gồm nhiều phần có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra quá trình thực hiện, đối với từng khâu thì có các yêu cầu cụ
thể khác nhau chính vì vậy cần phải làm tốt tất cả các khâu thì mới đạt
hiệu quả cao trong công tác quản lý, phát huy ưu điểm của TBDH trong
công tác phục vụ quá trình dạy học.
1.4.2. Nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học
- Phối hợp chặt chẽ giữa hành chính và chuyên môn
- Nguyên tắc tính khoa học và thực tiễn
- Nguyên tắc về tính đầy đủ và đồng bộ
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quản trong quản lý TBDH
1.4.3. Quản lý việc mua sắm trang thiết bị dạy học
7
Thực hiện quản lý công tác mua sắm trang thiết bị dạy học như
lập kế hoạch, tổ chức trang bị, sử dụng, kiểm tra, đánh giá dựa trên
các văn bản ban hành của nhà nước đã quy định.
a. Lập kế hoạch mua sắm TBDH
b. Tổ chức việc trang bị, sử dụng TBDH
c. Kiểm tra, đánh giá việc trang bị TBDH
1.4.4. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học
a. Lập kế hoạch việc sử dụng TBDH
CBQL cần xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH cho từng năm
học nhằm sử dụng các TBDH một cách hiệu quả và hợp lí nhất.
Đồng thời với việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH cần phải xây
dựng cả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về công
tác TBDH.
b. Tổ chức việc sử dụng TBDH
- Tổ chức giới thiệu danh mục
- Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn sử dung TBDH
- Phân công, phân nhiệm thật cụ thể rõ ràng người phụ trách
công tác thiết bị phù hợp với quy mô của nhà trường. Người phụ
trách công tác thiết bị phải đạt các tiêu chuẩn và hưởng các chế độ
theo quy định của Nhà nước
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm
trong việc sử dụng TBDH, viết sáng kiến kinh nghiệm về việc sử
dụng TBDH hiệu quả.
c. Chỉ đạo việc sử dụng TBDH
Chỉ đạo các Phòng, Khoa, Ban, GV lập kế hoạch sử dụng
TBDH trong kế hoạch bài dạy.
8
d. Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH
Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện
chương trình và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, cả khâu chuẩn bị
và khâu lên lớp. Kiểm tra đánh giá GV sử dụng và bảo quản TBDH.
Có các hình thức xử lí đối với việc làm hư hỏng, thất lạc…
1.4.5. Quản lý việc bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học
a. Lập kế hoạch bảo quản, sửa chữa TBDH
b. Tổ chức duy tu, bảo quản, sửa chữa TBDH
c. Chỉ đạo duy tu, bảo quản, sửa chữa TBDH
d. Kiểm tra, đánh giá duy tu, bảo quản, sửa chữa TBDH
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác trang bị TBDH và quản
lý TBDH
1.5.1. Cơ chế phân cấp quản lý
1.5.2. Chế độ chính sách dành cho cán bộ quản lý TBDH
1.5.3. Nguồn kinh phí dành cho trang bị TBDH
1.5.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên trách
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
TBDH là một trong những phương tiện quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, là nội dung và nguồn thông tin giúp
cho giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học viên.
Vì vậy, huy động mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống TBDH là
việc làm cấp bách và cần thiết.
Đối với người làm công tác quản lý muốn quản lý TBDH có hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong Nhà trường thì cần
phải nhận thức sâu sắc cơ sở lí luận của TBDH. Từ đó làm cơ sở cho
công tác quản lý, chỉ đạo và đề ra các quyết định quản lý cho sát với tình
hình thực tế của nhà trường và phù hợp với các cơ sở lí luận của TBDH.
9
Những vấn đề lí luận được tôi hệ thống hóa và phân tích ở
chương 1 là cần thiết. Nó sẽ là cơ sở để tôi khảo sát thực trạng và đề
xuất các biện pháp ở các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 15 – BĐ15
2.1. Khái quát quá trình khảo sát.
2.1.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát là làm rõ thực trạng quản lý TBDH ở trường
Trung cấp nghề số 15 – BĐ15 để từ đó chỉ ra được những vấn đề yếu
kém còn tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng TBDH, đề ra các
biện pháp thay đổi, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng TBDH ở nhà trường.
2.1.2. Nội dung, đối tƣợng và địa bàn khảo sát
Nội dung khảo sát về tình hình quản lý, sử dụng và bảo quản
sửa chữa TBDH ở trường Trung cấp nghề số 15 –BĐ15 bao gồm lấy
ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy và học viên đang
học tập tại nhà trường về các lĩnh vực như: xây dựng và quản lý kế
hoạch mua sắm, quản lý TBDH, sử dụng TBDH, công tác bảo dưỡng
sửa chữa TBDH ở nhà trường.
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát của tôi dựa trên phiếu các câu hỏi điều tra
được gửi cho 150 đối tượng trong đó có 10 cán bộ quản lý, 20 giáo
viên và nhân viên phụ trách thiết bị, 120 học viên ở trường Trung
cấp nghề số 15-BĐ15. Ngoài phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
tôi còn sử dụng phương pháp quan sát thực tiễn tình trạng quản lý
thiết bị dạy học ở nhà trường, tổng hợp số liệu lưu trữ từ các phòng,
ban, khoa, các cơ quan quản lý.
10
2.1.4. Tiến trình và thời gian khảo sát.
2.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của trƣờng
Trung cấp nghề số 15 - BĐ15
2.2.1. Quá trình thành lập trường
2.2.2. Cơ cấu tổ chức nhà trường
2.2.3. Đội ngũ giáo viên
2.2.4. Cơ sở vật chất
2.3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học của Trƣờng Trung cấp
nghề số 15 - BĐ15.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CB,GV,HV trƣờng TCN số 15
Mức độ nhận thức của hầu hết cán bộ, giáo viên và học viên là
rất tốt, có cái nhìn nhận tích cực về tầm quan trọng của việc sử dụng
thiết bị dạy học vào trong quá trình giảng dạy và học tập.
Đối với CBQL với 08 người chiếm tỉ lệ 80% ý kiến cho rằng
TBDH là rất cần thiết, 02 người chiếm tỉ lệ 20% cho rằng là cần
thiết. Đối với giáo viên 12 người cho rằng TBDH là rất cần thiết
chiếm tỉ lệ 60%, 06 người chiếm tỉ lệ 30% cho rằng chỉ ở mức cần
thiết, 02 giáo viên chiếm tỉ lệ 20% là những giáo viên dạy lí thuyết.
Đối với học viên là những người học nghề được khảo sát với
113 học viên cho rằng việc sử dụng TBDH trong quá trình học tập và
thực hành là rất cần thiết và cần thiết, nó là yếu tố quyết định đến kỹ
năng tay nghề sau này, kết quả khảo sát đạt tỉ lệ lần lượt là 22,8% và
71,4%, tuy nhiên vẫn còn 05 học viên cho rằng TBDH là bình
thường và 02 học viên cho rằng TBDH là không cần thiết chiếm tỉ lệ
lần lượt là 4,3% và 1,5%, đây là những học viên nằm trong số có học
lực yếu kém nên nhận thức của các em về việc sử dụng TBDH còn
hạn chế.
11
2.3.2. Thực trạng thiết bị dạy học ở trƣờng trung cấp nghề số 15
– BĐ15.
a. Thực trạng số lƣợng TBDH đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học
tập ở trƣờng Trung cấp nghề số 15
Đa số CBQL cho rằng TBDH ở trường Trung cấp nghề số 15-
BĐ15 lựa chọn TBDH ở mức đủ còn lại cho rằng TBDH ở mức
thiếu. Không có một CBQL nào cho rằng TBDH ở mức không có.
Không đồng quan điểm với CBQL và GV, học viên ở trường
Trung cấp nghề số 15-BĐ15 cho rằng thiết bị dạy học chủ yếu ở mức
đủ với 28 học viên lựa chọn, chiếm tỉ lệ 23%, 81 học viên lựa chọn
mức thiếu chiếm tỉ lệ 68.2%, 11 học viên cho rằng không có thiết bị
dạy học chiếm tỉ lệ 8,8%.
Các ý kiến nhận xét của CBQL, GV, HV có sự khác biệt tương
đối lớn, CBQL,GV dựa vào danh mục và thiết bị thực tế tại nhà
trường đa số cho rằng đủ, nhưng với học viên học nghề thì TBDH
dành cho học viên thực hành vẫn còn thiếu, nhiều học viên phải thực
hành chung trên một mô hình TBDH nên kết quả như vậy là chính
xác, đối với 02 GV cho rằng TBDH là không có là những giáo viên lí
thuyết tại các phòng học lí thuyết, ở các phòng này chưa có hệ thống
máy chiếu, âm thanh cố định.
b. Thực trạng về chất lƣợng TBDH ở trƣờng Trung cấp nghề số 15
Phần lớn các ý kiến đánh giá về chất lượng TBDH của cả
CBQL, GV, HV đều nằm ở mức trung bình. Ở CBQL có 06 người
được hỏi cho rằng TBDH ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 60%, 03
người được hỏi cho rằng TBDH ở mức khá chiếm 30%, 01 người
được hỏi cho rằng TBDH ở mức tốt chiếm tỉ lệ 10%, không có người
được hỏi nào cho rằng không biết. Ở GV có 12 người được hỏi cho
rằng TBDH ở mức trung bình chiếm 60%, 08 người được hỏi cho
12
rằng TBDH ở mức khá chiếm tỉ lệ 40%, Ở HV có 94 người được hỏi
cho rằng TBDH ở mức trung bình chiếm tỉ lệ 78,6%, 22 người được
hỏi cho rằng TBDH ở mức khá chiếm tỉ lệ 18,6% và 04 người được
hỏi cho rằng TBDH ở mức tốt chiếm tỉ lệ 2.8%.
c. Thực trạng bảo quản, mức độ hƣ hỏng của thiết bị dạy học
Ý thức sử dụng TBDH của CBQL, GV, HV chủ yếu chỉ đạt
mức bình thường, có một vài người chọn mức khá hoặc chưa tốt
nhưng không đáng kể.
Có 08 CBQL được hỏi cho rằng thiết bị dạy học hư hỏng đạt
mức nhiều chiếm 80%, 02 người được hỏi cho rằng mức độ hư hỏng
của thiết bị dạy học đạt mức bình thường chiếm tỉ lệ 20%, không có
người được hỏi nào cho rằng mức độ hư hỏng thiết bị dạy học ở mức
rất nhiều, rất ít, không có.
Ở giáo viên có 15 người được hỏi cho rằng mức độ hư hỏng
TBDH đạt mức nhiều chiếm tỉ lệ 75%, 03 người còn lại cho rằng
mức độ hư hỏng TBDH đạt mức bình thường chiếm tỉ lệ 15%, có 02
người được hỏi cho rằng mức độ hư hỏng của TBDH đạt mức rất ít
chiếm tỉ lệ 10%, không có người được hỏi nào cho rằng mức độ hư
hỏng của TBDH ở mức không có hay rất nhiều.
Ở học viên 53 người được hỏi cho rằng mức độ hư hỏng TBDH
đạt mức nhiều chiếm tỉ lệ 44.3%, có 63 người được hỏi cho rằng mức
độ hư hỏng của TBDH đạt mức bình thường chiếm tỉ lệ 52.8%. có 04
người là những giáo viên chủ yếu dạy lí thuyết chỉ sử dụng máy
chiếu, máy vi tính là chủ yếu, ít sử dụng các mô hình, dụng cụ trực
quan, TBDH được hỏi cho rằng mức độ hư hỏng của TBDH đạt mức
rất ít chiếm tỉ lệ 2.9%, không có người được hỏi nào cho rằng mức
độ hư hỏng của TBDH ở mức không có hay rất nhiều.