Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1814

Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa - Cam kết quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MINH TRANG

QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA:

CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA:

CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thuỳ Dƣơng

Học viên: Lê Thị Minh Trang

Lớp: 18CHQT_K31_NC, Khoá 31

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa: Cam kết

quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân và

chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các nội dung nêu trong

luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác, tin cậy.

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị

Thuỳ Dƣơng. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Lê Thị Minh Trang

DANH MỤC VIẾT TẮT

EPR Extended Producer

Responsibility

trách nhiệm mở rộng của

doanh nghiệp

EVFTA EU – Vietnam Free

Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự

do Việt Nam – EU

GATT General Agreement on

Tariffs and Trade

Hiệp định chung về Thuế

quan và Thương mại 1994

LUẬT BVMT Luật Bảo vệ môi trường

MFN The Most Favoured

Nation treatment đãi ngộ tối huệ quốc

NT National Treatment đãi ngộ quốc gia

TBT Technical Barriers to

Trade

Hiệp định về Hàng rào kỹ

thuật trong thương mại

WTO World Trade

Organization

Tổ chức Thương mại Thế

giới

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ

LIỆU NHỰA TẠI VIỆT NAM ................................................................................7

1.1. Sơ lƣợc chung về phế liệu nhựa ....................................................................7

1.1.1. Khái niệm về phế liệu nhựa.......................................................................7

1.1.2. Tác hại của phế liệu nhựa.........................................................................9

1.2. Nội dung và vai trò của cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa ..........11

1.2.1. Nội dung của cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa..........................11

1.2.2. Vai trò của quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.........................................13

1.3. Thách thức đối với ngành nhựa và hoạt động quản lý nhập khẩu phế

liệu nhựa tại Việt Nam........................................................................................15

1.3.1. Thách thức đối với ngành nhựa tại Việt Nam.........................................15

1.3.2. Thách thức đối với hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại

Việt Nam ...........................................................................................................17

1.4. Nội dung và vai trò của các nguyên tắc liên quan đến bảo vệ môi trƣờng

trong việc xây dựng cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa........................19

Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................29

CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC TRONG LUẬT THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA.....................30

2.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử............................................................30

2.1.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc...............................................................30

2.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia.....................................................................32

2.1.3. Ngoại lệ chung về môi trường.................................................................34

2.2. Nguyên tắc tự do hoá thƣơng mại ..............................................................36

2.2.1. Giảm biện pháp thuế quan ......................................................................36

2.2.2. Xoá bỏ hàng rào phi thuế quan...............................................................37

2.3. Nguyên tắc minh bạch .................................................................................46

Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................49

CHƢƠNG 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ NHẬP

KHẨU PHẾ LIỆU NHỰA TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CÁC CAM

KẾT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................50

3.1. Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa.......50

3.1.1. Biện pháp thuế quan................................................................................50

3.1.2. Biện pháp phi thuế quan .........................................................................51

3.1.3. Chế tài các hành vi vi phạm pháp luật....................................................59

3.2. Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quản lý nhập khẩu phế liệu

nhựa trong sự tƣơng quan với các cam kết quốc tế.........................................62

3.3. Một số giải pháp kiến nghị cho quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại

Việt Nam ..............................................................................................................68

3.3.1. Học tập kinh nghiệm về quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa tại một số

quốc gia.............................................................................................................69

3.3.2. Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

...........................................................................................................................71

3.3.3. Đầu tư công đoạn thu gom, phân loại cho tái chế - Nâng cao trách

nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu....................................................72

Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................74

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, nhựa trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Có thể nói, nó là

thành phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. So với các

ngành công nghiệp lâu đời như cơ khí, điện tử, hoá chất,... ngành nhựa Việt Nam có

tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tuy nhiên, lượng nguyên liệu nhựa nguyên

sinh không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đó. Vì vậy, nhập khẩu phế liệu

nhựa từ nước ngoài để cung cấp nguồn nguyên liệu tái sinh bổ sung là lựa chọn hữu

hiệu tạm thời cho hoạt động sản xuất của nước ta.

Bên cạnh đó, dưới sức ép từ bối cảnh khủng hoảng rác thải nhựa trên thế giới,

Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu và tái chế rác thải lớn nhất thế giới đã ban hành

lệnh cấm với các loại phế liệu nhựa. Điều này đã gây ra sự bất ngờ cho các nước

xuất khẩu. Trước nhu cầu tìm kiếm thị trường mới, các quốc gia láng giếng Trung

Quốc như Việt Nam chính là nơi lí tưởng để xuất khẩu chất thải, phế liệu kém chất

lượng. Theo thống kê của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tính

đến cuối tháng 4/2020, cảng Cát Lái còn tồn đọng đến hơn đến hơn 2.100 container

phế liệu (trên 90 ngày chưa thông quan); trong số đó có tới hơn 1.100 container phế

liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, số phế liệu này chủ yếu là màng nhựa, bao bì

các loại chưa băm cắt, lẫn tạp chất; vỏ xe cũ, rác thải.

Từ thực tế trên, việc xây dựng và thực thi các công cụ kiểm soát nhập khẩu phế

liệu nhựa là đòi hỏi mang tính cấp thiết để ngăn chặn nhựa phế liệu ô nhiễm, không

thể tái chế xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất

lượng cho hoạt động sản xuất trong nước cũng như giảm thiểu tình trạng tồn đọng các

tác hại nguy hiểm của phế liệu đối với môi trường và cuộc sống của người dân.

Vấn đề đặt ra là, các rào cản môi trường mà Việt Nam sử dụng phải được đặt

trong mối tương quan với thương mại quốc tế. Sự tuân thủ các hiệp định thương

mại mà Việt Nam là thành viên, thông qua việc giảm thiểu mức độ nghiêm ngặt các

công cụ quản lý để phế liệu nhựa tự do lưu thông sẽ dễ khiến môi trường bị ảnh

hưởng nghiêm trọng. Song, nếu áp đặt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan ở

một mức độ cao, Việt Nam có thể đối mặt với nhiều sự phản đối và khiếu kiện từ

các đối tác thương mại. Nhất là theo xu hướng hiện nay, vô số các hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới ra đời với các điều khoản cam kết mở cửa thị trường, phát

triển kinh tế ở mức độ sâu rộng hơn.

2

Thêm vào đó, phần lớn các nghiên cứu về cơ chế quản lý nhập khẩu phế liệu

nhựa của Việt Nam tập trung đơn lẻ ở các bài báo, tạp chí. Các bài viết chủ yếu nêu

thực trạng tồn đọng phế liệu trong nước mà chưa có sự đánh giá, so sánh với các

cam kết quốc tế hay đưa ra giải pháp cụ thể dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia.

Một số nghiên cứu về pháp luật nhập khẩu phế liệu nói chung được trình bày dưới

góc độ pháp luật môi nhưng cũng chưa có sự cập nhật mới về cơ chế quản lý để phù

hợp với sự phát triển của các hiệp định thế hệ mới hiện nay.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa: Cam kết

quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quản lý nhập khẩu phế liệu nói chung và phế liệu nhựa nói riêng là một vấn

đề cấp thiết được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm, nhất là trong hoạt động

thương mại quốc tế. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả thì vấn đề quản lý nhập

khẩu phế liệu nhựa chưa được khai thác nhiều mà chủ yếu được nghiên cứu dưới

góc độ pháp luật nhà nước về nhập khẩu phế liệu nói chung. Trong đó, có thể liệt kê

những tác giả và công trình tiêu biểu sau đây:

- Nhóm các luận văn, luận án:

Lê Thị Thuỷ (2006), Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam,

luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên

cứu, đánh giá thực trạng nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 – 2006

và những tác động tới kinh tế, môi trường. Đối tượng nghiên cứu luận văn hướng

tới là nhóm phế liệu sắt thép, nhựa, giấy ở phạm vi pháp luật quốc gia. Công trình

này đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nhập khẩu phế liệu ở giai đoạn chuẩn bị

gia nhập WTO để làm nền tảng so sánh với sự phát triển hiện nay. Tuy nhiên, cần

nhìn nhận luận văn được nghiên cứu ở thời gian khá lâu, do đó tính cập nhật đã

không còn phù hợp, nhất là khi hiện nay xuất hiện nhiều hiệp định thương mại thế

hệ mới với các yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế được đề cao hơn nữa.

Nguyễn Văn Phương (2007), Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu

phế liệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận án chủ yếu

tập trung phân tích, chỉ ra các quy định về nhập khẩu phế liệu nói chung dựa trên

pháp luật môi trường. Có thể nói, công trình là sự đánh giá sâu rộng, nhận diện các

khuyết điểm của Luật Bảo vệ môi trường 2005; đồng thời đề xuất kiến nghị, giải

pháp hữu hiệu. Trên thực tế, các nghiên cứu này đã được ghi nhận và bổ sung trong

3

Luật Bảo vệ môi trường 2014. Tuy nhiên, luận án được viết vào năm 2007, tính tới

thời điểm hiện nay thì đã rất nhiều luật, nghị định hướng dẫn đã hết hiệu lực. Bên

cạnh đó, đối tượng nghiên cứu trong luận án là hoạt động nhập khẩu phế liệu theo

pháp luật môi trường, nên cơ chế, công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa không

được phân tích cụ thể và cũng chưa có so sánh với các hiệp định thương mại quốc tế.

Tống Thị Huyền Trang (2018), Pháp luật môi trường về kiểm soát phế liệu

nhập khẩu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này nghiên

cứu cách kiểm soát, quản lý phế liệu nói chung theo quy định của pháp luật môi

trường. Nội dung nghiên cứu đã giúp tác giả có được thêm tư liệu tham khảo về

cách quản lý phế liệu nhựa theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, đồng thời chỉ ra các

bất cập trong việc thực hiện kiểm soát phế liệu nhập khẩu. Mặc dù vậy, đây cũng là

công trình nghiên cứu pháp luật quốc gia mà chưa có cái nhìn dưới khía cạnh pháp

luật thương mại quốc tế, nhất là khi phế liệu được xem là hàng hoá mua bán quốc

tế. Ở bình diện hẹp hơn, việc nhập khẩu phế liệu nhựa cũng chưa được đề cập.

- Nhóm các bài báo, báo cáo nghiên cứu, tạp chí khoa học:

Bùi Thị Phương Liên, Nguyễn Thanh Hải, Lê Hoàng Minh Nguyệt, Bế Thu

Trang (2020), Rào cản môi trường của Việt Nam trong quản lý hoạt động nhập khẩu,

đề tài khoa học cấp viện, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Đề tài khoa

học cấp viện nghiên cứu một cách đầy đủ các rào cản môi trường được sử dụng trong

quản lý nhập khẩu, từ các tác động cho đến các quy định của WTO và các hiệp định

về vấn đề này. Thông qua đó, đề tài đưa ra thực trạng chung cho tình trạng rào cản

môi trường tại Việt Nam và các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, nghiên cứu này có

đối tượng rất rộng, xoay quanh hoạt động nhập khẩu hàng hoá nói chung. Trong khi

đó, phế liệu nhựa là một hàng hoá nhập khẩu đặc thù, có những cam kết và điều kiện

nhập khẩu riêng biệt lại chưa được đề cập trong nội dung nghiên cứu này.

Trần Thị Thu Huyền (2019), “Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi

các FTA thế hệ mới”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1. Bài viết tập trung vào cam kết về

thuế xuất nhập khẩu trong các FTA thế hệ mới. Nội dung bài báo cung cấp xu

hướng mà các FTA thế hệ mới hướng tới chính là sự cam kết sâu hơn nữa, giảm

thiểu tối đa biện pháp thuế quan đối với hàng hoá trong thương mại quốc tế. Tuy

nhiên, bài viết chỉ tập trung vào một mảng nhỏ của công cụ quản lý nhập khẩu là

biện pháp thuế quan chứ không làm rõ biện pháp phi thuế quan cũng là một phần

của công cụ kiểm soát nhập khẩu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!