Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên với các tỉnh miền núi phía Bắc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------
VŨ THANH THÁI
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN-LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN
VỚI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------
VŨ THANH THÁI
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN-LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN
VỚI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở đầu 1 – 9
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 – 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản 12 – 22
1.3. Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo nghề 22 – 31
1.4. Những nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nghề 31 – 36
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo của
Trƣờng cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên
2.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển Trường cao đẳng nghề
Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên
37 – 38
2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của trường 38 – 40
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo của trường 40 – 52
2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo 52 - 60
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa
trƣờng cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên với các tỉnh miền
núi phía bắc
3.1. Các quan điểm định hướng cho việc đề xuất biện pháp 61 – 63
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường cao đẳng
nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên với các địa phương
63 – 79
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biên pháp 79 – 81
Kết luận và Khuyến nghị
1. Kết luận 82
2. Khuyến nghị 83
Tài liệu tham khảo 84 – 85
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCH TW Ban chấp hành Trung ương
CB Cán bộ
CBGV Cán bộ giáo viên
CNH - HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá
CNKT3 Công nhân kỹ thuật 3
CT-HSSV Công tác học sinh sinh viên
CP Cổ phần
CSVC Cơ sở vật chất
Đoàn TNCSHCM Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
GD - ĐT Giáo dục - đào tạo
GV Giáo viên
HSSV Học sinh sinh viên
KH Kế hoạch
KTX Ký túc xá
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
TN Thái Nguyên
TP Thành phố
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
QLXH Quản lý xã hội
KHCN Khoa học công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Từ cuối thế kỷ XX cho đến nay sự phát triển nhanh như vũ bão của
khoa học - kỹ thuật và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri
thức đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống và xã
hội trong đó có giáo dục và đào tạo.
Xã hội hiện đại với đặc trưng là toàn cầu hoá, thông tin, trí tuệ với cuộc
cách mạng kỹ thuật số đã làm đảo lộn nhận thức về mục tiêu, về mô hình và
khả năng giáo dục đào tạo. Quá trình chuyển đổi tư tưởng từ người dạy làm
trung tâm sang người học làm trung tâm vừa là cơ sở có tính nền tảng, vừa
phải gắn liền với quá trình đổi mới cả về lý luận và thực tiễn công tác giáo
dục - đào tạo trong đó có vấn đề quản lý giáo dục - đào tạo.
Hiện nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con
người, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò
quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Các
nhà kinh tế đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động
giáo dục và đào tạo là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng
trưởng khinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Nhờ có sự ưu tiên đầu tư
cho giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong thời
gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển.
Ở Việt Nam, trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước
ta ngày càng nhấn mạnh vấn đề này. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng
CSVN khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ ở trình độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề theo nhu cầu của thị trường lao
động và có thể tiếp tục học bổ sung hoặc nâng cấp trình độ lên cao nếu có nhu
cầu và điều kiện.
Trong vòng 1 thập kỷ gần đây chúng ta đã chuyển dần từ mô hình giáo
dục đào tạo khép kín sang mô hình giáo dục mở với hệ thống tạo điều kiện
học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học, thực
hiện liên kết đào tạo giữa các nhà trường với các tổ chức kinh tế xã hội khác.
Công tác quản lý giáo dục đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học cũng đã
được đổi mới một bước để thích ứng với mô hình và cơ chế mới. Tuy nhiên
thực tiễn cho thấy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở
nước ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về mặt năng lực, kỹ năng nghề nghiệp.
Sản phẩm đào tạo của các trường cao đẳng, đại học chưa đáp ứng được yêu
cầu của đời sống xã hội do còn tách rời giữa các cở đào tạo với các tổ chức sử
dụng sản phẩm đào tạo và với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Những
năm gần đây đã xuất hiện sự liên kết trong quá trình đào tạo sinh viên của một
số trường cao đẳng, đại học với các tổ chức kinh tế, xã hội bên ngoài có nhu
cầu về sử dụng nguồn nhân lực song vẫn còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn,
bất cập vì thiếu những nghiên cứu cơ bản về mặt lý luận trong đó có cả lý
luận về quản lý giáo dục đào tạo.
Ở Việt Nam, các nhà giáo dục học, tâm lý học tiêu biểu như: Nguyễn
Lân, Đức Minh, Hà Thế Ngữ, Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy
Tuyên, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Quang Uẩn … đã có những đóng góp nhất
định trong lĩnh vực lý luận và thực tiễn đổi mới công tác giáo dục đào tạo.
Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, quản lý nhà trường cũng đã có đóng góp về
mặt lý luận của nhiều nhà nghiên cứu có tâm huyết như Phạm Ngọc Quang,
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Khánh Bằng và một số người
khác. Mấy năm gần đây tại các cơ sở đào tạo như: Khoa Quản lý giáo dục
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Viện quản lý giáo dục, Khoa Giáo dục sư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
phạm Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa tâm lý sư phạm Đại học sư phạm Thái
Nguyên… những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý đào tạo
ở các nhà trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học đã thu hút hàng trăm
học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ. Những nghiên cứu đã dẫn ra ở
trên đã có những đóng góp nhất định về lý luận quản lý giáo dục đào tạo ở
Việt Nam hiện nay, đề xuất được những giải pháp quản lý phù hợp, có tính
khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tuy nhiên theo nhận thức
của chúng tôi để nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo giữa các trường với các tổ
chức bên ngoài và xã hội thì còn ít công trình nghiên cứu đề cập đến, còn
thiếu tính hệ thống về mặt lý luận nhất là trong công tác quản lý đào tạo.
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên được thành
lập từ năm 1965 mà tiền thân là Trường công nhân kỹ thuật 3. Sau hơn 46
năm trưởng thành và phát triển đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh
vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng quy mô, ngành nghề đào
tạo, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, nhà trường
còn bắt đầu thực hiện liên kết trong quá trình đào tạo giữa nhà trường và các
tỉnh miền núi phía bắc - Nơi có nhu cầu sử dụng sản phẩm đào tạo của trường
để phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển của địa phương.
Liên kết đào tạo là kết quả đổi mới cả về nhận thức và hành động của
nhà trường trong công tác đào tạo, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để gắn
nhà trường với thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo và đặc biệt là chủ động giải quyết vấn đề đầu ra - công ăn
việc làm cho học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên thực
tiễn liên kết đào tạo trong mấy năm qua cho thấy:
- Còn khó khăn, lúng túng trong việc xây dựng lại mô hình đào tạo, đặc
biệt là cơ chế liên kết trong đào tạo, quản lý đào tạo nhằm thực hiện có hiệu
quả mục tiêu đào tạo đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Việc bố trí, sử dụng và điều động giáo viên đi giảng dạy ở các tỉnh
gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở một số Khoa có nhiều lớp đào tạo theo nhu
cầu của địa phương và cơ cấu nghề của Nhà nước.
- Trong lĩnh vực quản lý đào tạo cũng có nhiều bất cập về mặt phân cấp
quản lý, phối hợp quản lý.
- Công tác tuyển sinh và giới thiệu việc làm còn có những khó khăn.
- Phần lớn các biện pháp quản lý công tác đào tạo là những biện pháp
sử dụng trong mô hình cũ, chưa được đổi mới trong điều kiện thực hiện liên
kết đào tạo nên bất cập, kém hiệu quả.
- Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với việc liên kết đào tạo giữa các
trường và các địa phương chưa cụ thể, chưa rõ ràng.
- Định hướng nghề nghiệp trong quá trình liên kết đào tạo đáp ứng yêu
cầu của địa phương còn bất cập.
Từ những lý do về mặt lý luận và thực tiễn như đã trình bày ở trên đã
thôi thúc tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp. Vấn đề liên kết đào tạo,
đặc biệt là liên kết đào tạo với các tỉnh miền núi lại là vấn đề mới, có nhiều
khó khăn song là vấn đề cần thiết, là vấn đề có tính chất nền tảng đảm bảo
cho Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên tồn tại và phát
triển trong bối cảnh trong nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý đào tạo của nhà trường
để từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo
ở Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên với các tỉnh miền
núi phía bắc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý đào tạo ở Trường
Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên trong liên kết đào tạo với địa
phương miền núi phía Bắc.