Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
PREMIUM
Số trang
158
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1132

Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pp

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THU HƢƠNG

QUẢN LÝ LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN

(THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG

THỜI CẬN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thái Nguyên, 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ THU HƢƠNG

QUẢN LÝ LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN

(THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG

THỜI CẬN ĐẠI

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã ngành: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên, 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các cứ liệu

nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa

từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan...................................................................................................... i

Mục lục..............................................................................................................ii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ HƢƠNG ƢỚC

CẢI LƢƠNG HUYỆN PHỔ YÊN.................................................................. 9

1.1. Khái quát về huyện Phổ Yên................................................................... 9

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................9

1.1.2 Lƣợc sử hình thành huyện Phổ Yên .................................................12

1.1.3 Dân cƣ và truyền thống.....................................................................15

1.1.4 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Phổ Yên

trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945.............................................................21

1.2 Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên ................................................... 26

1.2.1 Khái quát về hƣơng ƣớc....................................................................26

1.2.2 Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên ..............................................39

1.2.2.1 Hình thức văn bản của hƣơng ƣớc..............................................40

1.2.2.2 Nội dung cơ bản của hƣơng ƣớc.................................................42

Chƣơng 2. QUẢN LÝ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH LÀNG XÃ HUYỆN

PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG

THỜI CẬN ĐẠI ............................................................................................. 48

2.1. Khái niệm làng xã và quản lý làng xã ................................................... 48

2.1.1 Khái niệm làng xã .............................................................................48

2.1.2 Khái niệm quản lý làng xã ................................................................50

2.2 Quản lý kinh tế, hành chính làng xã huyện Phổ Yên qua hƣơng ƣớc cải

lƣơng thời cận đại......................................................................................... 51

2.2.1 Quản lý kinh tế..................................................................................51

2.2.1.1 Quản lý ruộng đất .......................................................................51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

2.2.1.2 Việc sƣu thuế ..............................................................................56

2.2.1.3 Việc chi thu.................................................................................59

2.2.1.4 Quản lý tài sản chung .................................................................61

2.2.1.5 Quản lý, bảo vệ sản xuất nông nghiệp........................................62

2.2.2 Quản lý hành chính ...........................................................................64

2.2.2.1 Quản lý bộ máy cấp xã, thôn .....................................................64

2.2.2.2 Quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở làng xã.............................................73

Chƣơng 3. QUẢN LÝ VĂN HÓA, XÃ HỘI LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ

YÊN QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI....................... 79

3.1 Quản lý văn hóa...................................................................................... 79

3.1.1 Việc giáo dục ....................................................................................79

3.2.2 Việc giữ vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng ................................................80

3.1.3 Việc cƣới xin, ma chay .....................................................................81

3.1.4 Việc khao vọng, hƣơng ẩm và vị thứ đình trung..............................86

3.1.5 Việc tế tự...........................................................................................88

3.2 Quản lý xã hội......................................................................................... 94

3.2.1 Việc canh phòng, giữ gìn an ninh trật tự ..........................................94

3.2.2 Việc cấp cứu ...................................................................................100

3.2.3 Việc giữ trật tự chốn công cộng......................................................102

3.2.4 Việc bài trừ đồi phong –bại tục ......................................................103

3.2.5 Việc kiểm soát ngƣời lạ đến làng ...................................................106

3.2.6 Việc kiện cáo ..................................................................................107

3.3. Một số nhận xét ................................................................................... 108

3.3.1 Từ góc độ quản lý Nhà nƣớc ..........................................................108

3.3.2 Từ góc độ tự quản làng xã ..............................................................112

KẾT LUẬN................................................................................................... 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 123

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo dòng chảy của lịch sử, có những thứ sẽ mất dần đi, nhƣng có

những thứ sẽ lại ngày càng phát huy đƣợc vai trò, thế mạnh của mình trong

thời đại mới và tồn tại mãi mãi. Cũng nhƣ vậy, mô hình tổ chức làng xã đã

xuất hiện từ sớm và vẫn còn tồn tại bền vững cho đến tận ngày nay.

Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã luôn đóng vai trò quan

trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, là cơ sở, là nền tảng của văn hóa, văn

minh Việt Nam. Bởi vậy, việc quản lý làng xã luôn là “điều trăn trở của mọi

thời đại” [15, tr. 9]. Các chính quyền nhà nƣớc, từ các triều đại phong kiến

cho đến chính quyền thực dân đô hộ và kể cả Nhà nƣớc ta hiện nay đều luôn

luôn cố gắng tìm ra những biện pháp tối ƣu để quản lý làng xã. Có quản lý

đƣợc làng xã với vị trí là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nƣớc, có ổn định

đƣợc xã hội làng xã nói riêng thì mới ổn định đƣợc xã hội quốc gia nói chung.

Ngƣợc dòng lịch sử, có thể thấy cha ông ta đã có những kinh nghiệm

hết sức quý báu trong vấn đề quản lý làng xã, thể hiện qua việc soạn thảo và

sử dụng hƣơng ƣớc. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, hƣơng ƣớc là

“cƣơng lĩnh tinh thần”, “cƣơng lĩnh về nếp sống” của một cộng đồng cƣ dân

Việt ở nông thôn, là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong làng, giữa

làng với Nhà nƣớc. Đây là một di sản văn hóa quý báu, một nguồn tài liệu có

giá trị nghiên cứu về nhiều mặt.

Thế nhƣng, số phận của hƣơng ƣớc cũng thăng trầm cùng các biến cố

lịch sử. Sau gần nửa thế kỉ bị đặt ngoài lề cuộc sống, kể từ sau năm 1989 đến

nay hƣơng ƣớc đã trở lại nguyên giá trị trong làng xã hiện đại. Đảng và Nhà

nƣớc ta đã “khuyến khích biên soạn hƣơng ƣớc để làm cơ sở tổ chức, quản lý

trên địa bàn” (Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng

Đảng khóa VII, 6/1993). Với hàng loạt các nghị quyết, thông tƣ, chỉ thị của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề này, phong trào “tái lập hƣơng ƣớc” đƣợc đẩy

mạnh trên cả nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nông thôn mới

do Đảng và Nhà nƣớc đề ra.

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc, Thái Nguyên nói chung và

huyện Phổ Yên nói riêng đã tích cực hƣởng ứng, thực hiện phong trào xây

dựng làng văn hóa. Với vị trí giao lƣu thuận lợi (phía Bắc giáp thành phố Thái

Nguyên, phía Nam giáp thành phố Hà Nội), cho nên so với nhiều huyện trong

tỉnh, Phổ Yên là nơi có nền kinh tế phát triển, trở thành một trong những

trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Trong tình hình tốc độ đô thị

hóa diễn ra nhanh chóng, việc bảo lƣu các giá trị truyền thống là điều rất cần

thiết. Song trên thực tế, kết quả trong phong trào xây dựng làng văn hóa ở

Thái Nguyên nói chung và Phổ Yên nói riêng còn khá khiêm tốn. Một trong

những nguyên nhân của thực trạng này là những hạn chế, bất cập trong việc

soạn thảo, ban hành hƣơng ƣớc mới. Các bản “Quy ƣớc làng văn hóa” đƣợc

biên soạn chủ yếu dựa trên những văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, khá xa

vời, cứng nhắc, nặng tính áp đặt đối với làng quê. Do đó, việc nghiên cứu, tìm

hiểu về “Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải

lương thời cận đại” sẽ góp phần khắc phục hạn chế và bổ sung cho hƣơng

ƣớc mới, để hƣơng ƣớc mới sẽ thực sự đi vào cuộc sống, góp phần cùng với

pháp luật điều chỉnh mối quan hệ làng xã. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về

“Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương

thời cận đại”, chúng ta sẽ rút ra đƣợc những bài học quý báu về vấn đề quản

lý hành chính và quản lý về mọi mặt trong đời sống sinh hoạt làng xã của Nhà

nƣớc trung ƣơng ở cấp địa phƣơng. Qua những bài học kinh nghiệm (với cả

những thành công và hạn chế) sẽ giúp chúng ta soi rọi vào quá trình cải cách

hành chính, cải cách tƣ pháp…ở cấp làng xã hiện nay, để có thể kế thừa và

phát huy di sản về quản lý làng xã của cha ông trong lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Với những ý nghĩa trên, đồng thời là một ngƣời con của quê hƣơng

Thái Nguyên, ngƣời viết chọn đề tài “Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái

Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại” làm vấn đề nghiên cứu cho

luận văn Thạc sĩ của mình. Với năng lực của bản thân và điều kiện mọi mặt

có hạn, chắc chắn luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong

nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để ngƣời

viết đƣợc học hỏi và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hƣơng ƣớc là sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với lịch sử làng xã

ngƣời Việt và một số nƣớc Đông Á khác nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc... Với vai trò là công cụ tự quản, điều chỉnh các mối quan hệ cộng đồng

làng xã, hƣơng ƣớc có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt của đời

sống làng xã. Nó trở thành “chìa khóa” giúp chúng ta tìm hiểu về chốn hƣơng

thôn trong các thời kỳ lịch sử đã qua. Do vậy mà hƣơng ƣớc đã trở thành một

đề tài lý thú, hấp dẫn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, thuộc nhiều

lĩnh vực khác nhau nhƣ lịch sử, văn hóa, dân tộc học, pháp lý, ngôn ngữ…

Ở nƣớc ta, có thể nói chƣa bao giờ hƣơng ƣớc lại đƣợc quan tâm và đề

cập đến nhiều nhƣ hiện nay. Hàng loạt các cuộc hội thảo bàn về hƣơng ƣớc lệ

làng đã đƣợc tổ chức nhƣ: “Mấy vấn đề về quản lý xã hội nông thôn hiện nay￾thực trạng và giải pháp”(2/1993), “Vai trò của hƣơng ƣớc mới trong việc xây

dựng nông thôn mới và quản lý Nhà nƣớc đối với việc ban hành hƣơng ƣớc

trong giai đoạn hiện nay”(1996), “Vai trò của hƣơng ƣớc mới tại nông thôn

đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”(1997), “Xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy

ƣớc làng văn hóa – thực trạng và giải pháp”(2001)... Đặc biệt, vào ngày

15/03/2011, tại thành phố Hà Tĩnh đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học với chủ

đề “Văn hóa quản lý làng xã” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

cùng với Đại học Nanzan (Nhật Bản), Viện Việt Nam học và khoa học phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Tại buổi tọa đàm, nhiều nhà

khoa học đã nêu kiến nghị: Cần coi quản lý làng xã là một nội dung của cải

cách hành chính công tại Việt Nam. Quản lý nông thôn, quản lý làng xã nói

riêng và đổi mới quản lý xã hội nói chung là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm nhằm đáp ứng thực tiễn của công cuộc cải cách hành chính, phát triển đất

nƣớc trong tình hình kinh tế hiện nay.

Do nội dung hết sức phong phú, hƣơng ƣớc đã đƣợc các học giả nghiên

cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tiếp cận hƣơng ƣớc trong mối quan hệ với cơ

cấu tổ chức làng xã, trên bình diện là một công cụ tự quản cũng đã có rất

nhiều tác giả với nhiều công trình khoa học nhƣ:

Tác giả Lê Hồng Phong với tác phẩm “Xã thôn Việt Nam” (NXB Văn –

Sử -Địa, 1959). Trong tác phẩm này, bên cạnh việc trình bày về những nghiên

cứu dân tộc học ở các xã thôn miền Bắc, miền Trung, miền Nam dƣới chế độ

phong kiến, tác giả đã tập trung nghiên cứu nội dung về chế độ công điền,

công thổ, chế độ sở hữu ruộng đất, bộ máy quản lý thôn xã đƣợc khảo sát

trong thời kỳ Pháp thuộc.

Năm 1994, hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã cho

xuất bản cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch

sử” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994). Trong tác phẩm này, các tác giả

đã dành hơn 30 trang phác thảo về kinh nghiệm quản lý làng xã qua các thời

kỳ lịch sử (trong đó có thời kỳ cận đại qua các hƣơng ƣớc cải lƣơng). Đồng

thời tác phẩm cũng gợi mở cho chúng ta một số điểm trong việc liên hệ chính

sách quản lý làng xã các thời kỳ trƣớc với giai đoạn hiện nay để rút ra một số

nhận xét, bài học.

Tác giả Bùi Xuân Đính với các tác phẩm: “Lệ làng phép nƣớc” (NXB

Pháp lý, Hà Nội, 1995) và “Hƣơng ƣớc và quản lý làng xã” (NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1988). Trong tác phẩm “Lệ làng phép nƣớc”, tác giả đã đề cập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

đến mối quan hệ hai chiều giữa lệ làng và phép nƣớc, qua đó phân tích những

giá trị pháp lý và tác động 2 mặt của lệ làng. Còn với tác phẩm “Hƣơng ƣớc

và quản lý làng xã”, tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của hƣơng ƣớc trong

quản lý làng xã, đƣa ra những gợi mở cho vấn đề xây dựng và phát huy vai trò

của hƣơng ƣớc mới trong quản lý làng xã hiện nay.

Năm 2003, Nguyễn Huy Tính đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ

Luật học với đề tài “Hƣơng ƣớc mới – một phƣơng tiện góp phần quản lý xã

hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay”(từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh). Luận án

phân tích những biến đổi lịch sử từ hƣơng ƣớc làng xã cổ truyền đến hƣơng

ƣớc mới, khẳng định hƣơng ƣớc mới là phƣơng tiện tự quản, tự điều chỉnh

hữu hiệu của làng xã, có quan hệ biện chứng với pháp luật, đồng thời tác giả

cũng đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện hƣơng ƣớc mới.

Năm 2006, cuốn “Làng Việt Nam – đa nguyên và chặt” của khoa Lịch

sử - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội) đƣợc xuất bản trên cơ sở tập hợp các bài viết tiêu biểu của GS Phan Đại

Doãn trong cả sự nghiệp nghiên cứu về làng xã cùng với nhiều bài viết khác

của các đồng nghiệp, bạn bè, học trò của ông. Đây đƣợc coi là công trình mới

nhất nghiên cứu về làng xã Việt Nam cho đến nay. Trong tác phẩm này,

chúng ta có thể tìm đọc một số bài viết liên quan ít nhiều đến đề tài, trong đó

có bài viết của tác giả Nguyễn Quang Ngọc: “Cấp thôn trong thiết chế chính

trị xã hội nông thôn Việt Nam”. Các bài viết trong tác phẩm này giúp ngƣời

viết có cơ sở để hiểu rõ hơn về sự hình thành làng xã trong lịch sử, đồng thời

cung cấp thêm nhiều tƣ liệu liên quan đến chính sách quản lý làng xã cũng

nhƣ mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và làng xã nói chung qua các thời kỳ lịch sử.

Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả

đã đƣợc tập hợp thành sách hoặc đăng rải rác trên các báo, tạp chí nghiên cứu

(Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nhà nƣớc và Pháp luật…) mà ở đây do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

điều kiện không cho phép nên ngƣời viết không thể nêu ra đầy đủ (xin đƣợc

trình bày ở phần Tài liệu tham khảo).

Có thể nói, các tác phẩm trên đây là những nguồn tài liệu hết sức quan

trọng, góp phần định hình hƣớng tìm hiểu cho đề tài. Đồng thời, cũng qua

việc nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu

đi trƣớc, ngƣời viết nhận thấy cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên

cứu chuyên biệt, cụ thể về “Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)

qua hương ước cải lương thời cận đại”. Vì vậy, đây chính là cơ sở, là yêu cầu

khá cao tạo động lực để ngƣời viết đi vào nghiên cứu đề tài của mình.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp quản lý làng xã của

cha ông ta đƣợc phản ánh trong hƣơng ƣớc của các làng xã thuộc huyện Phổ

Yên (Thái Nguyên) thời kỳ cận đại.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Huyện Phổ Yên (Thái Nguyên).

Về thời gian: Thời kỳ cận đại (tập trung nghiên cứu thời kỳ từ 1921

đến trƣớc 1945).

3.3. Nhiệm vụ của đề tài

Thứ nhất: Khái quát một số nét chung về hƣơng ƣớc và hƣơng ƣớc cải

lƣơng huyện Phổ Yên.

Thứ hai: Tìm hiểu các biện pháp quản lý làng xã của cha ông ta qua

nguồn tƣ liệu là hƣơng ƣớc huyện Phổ Yên thời kỳ cận đại.

Thứ ba: Đƣa ra một số nhận xét, đánh giá về kết quả của công cuộc

“cải lƣơng hƣơng chính” của thực dân Pháp trên địa bàn huyện Phổ Yên.

Đồng thời nhận xét, đánh giá về tính tự quản của các làng xã huyện Phổ Yên

thông qua hƣơng ƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

- Nguồn tài liệu chung:

Các sách chuyên khảo nhƣ: “Về hương ước lệ làng” (Lê Đức Tiết),

“Hương ước và quản lý làng xã” và “Lệ làng phép nước” (Bùi Xuân Đính),

“Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử”(Phan Đại

Doãn, Nguyễn Quang Ngọc), “Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay –

một số vấn đề và giải pháp” (Phan Đại Doãn), “Luật tục và phát triển nông

thôn hiện nay ở Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện nghiên cứu văn

hóa dân gian)...

Các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành (Nghiên cứu

Lịch sử, Nhà nƣớc và Pháp luật…)

- Nguồn tư liệu hương ước:

Bao gồm 33 bản hƣơng ƣớc của huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) ra đời

từ năm 1936 đến năm 1942 và một số bản quy ƣớc văn hóa của các xóm, phố

thuộc huyện Phổ Yên đƣợc tạo lập từ năm 2002 đến nay.

- Các văn bản của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng quy ƣớc làng

văn hóa và xây dựng làng văn hóa.

- Tư liệu điền dã .

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp lịch sử kết

hợp với phƣơng pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra có sử dụng phƣơng pháp

phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá... để có thể hiểu vấn đề một

cách sâu sắc và toàn diện hơn.

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn trình bày một cách hệ thống những biện pháp chủ yếu của cha

ông ta trong quản lý làng xã đƣợc thể hiện qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

của huyện Phổ Yên thời kỳ cận đại. Qua đó giúp cho những ngƣời trực tiếp

soạn thảo quy ƣớc làng văn hóa ở huyện Phổ Yên có cái nhìn đúng đắn và đầy

đủ hơn về hƣơng ƣớc cải lƣơng, biết chắt lọc, kế thừa những tinh hoa trong

quản lý làng xã của ông cha để vận dụng vào công cuộc đổi mới nông thôn ở

quê hƣơng hiện nay.

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về hƣơng

ƣớc cải lƣơng của huyện Phổ Yên thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám cho

nên nó có giá trị về mặt tƣ liệu, góp phần vào việc biên soạn lịch sử và địa chí

huyện Phổ Yên. Đồng thời, luận văn còn có một ý nghĩa thiết thực nữa là

cung cấp nguồn tài liệu bổ ích cho công tác giảng dạy lịch sử địa phƣơng.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng

Chƣơng 1: Khái quát về huyện Phổ Yên và hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện

Phổ Yên

Chƣơng 2: Quản lý kinh tế, hành chính làng xã huyện Phổ Yên (Thái

Nguyên) qua hƣơng ƣớc cải lƣơng thời cận đại

Chƣơng 3: Quản lý văn hóa, xã hội làng xã huyện Phổ Yên (Thái

Nguyên) qua hƣơng ƣớc cải lƣơng thời cận đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ HƢƠNG ƢỚC

CẢI LƢƠNG HUYỆN PHỔ YÊN

1.1. Khái quát về huyện Phổ Yên

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên,

trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21,19 đến 21,34 độ vĩ Bắc, 105,40 đến

105,56 độ kinh Đông; phía tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía

bắc, tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công

(tỉnh Thái Nguyên); phía đông và đông bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh

Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía nam giáp huyện Sóc Sơn

(thành phố Hà Nội). Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ

Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc.

Xƣa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.

1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Đất đai

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 258,87 km2 (trong đó, diện

tích đất nông nghiệp 124,99 km2, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện

tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 28,7% tổng diện tích tự nhiên; diện tích

đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26 km2, diện tích đất phi nông nghiệp là

51,67km2, diện tích đất ông cha sử dụng là 3,09 km2 ).

Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn

huyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2

đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở

Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém [18, tr. 956].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên nói chung và Phổ Yên nói riêng mang những đặc

điểm chung của khí hậu miền Bắc, đƣợc hình thành dƣới sự tác động kết hợp

của những nhân tố về nhiệt đới và gió mùa trong khu vực Đông Nam Á. Khí

hậu đƣợc chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì khô và lạnh, mùa hè thì nắng và

mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7 độ C, cao nhất là 39,6 độ C

vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ thấp nhất là 13,2 độ C vào các tháng 12, 1

năm sau, có gió từ biển Đông thổi vào đem đến cho địa phƣơng một lƣợng

mƣa phong phú. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.000mm đến 2.500mm,

độ ẩm không khí bình quân từ 79% đến 98,3% [18, tr. 953].

Điều kiện tự nhiên trong vùng là môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất nông

nghiệp với các loại cây trồng đa dạng (kể cả cây ngắn ngày và cây dài ngày),

cây nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng vùng là trung du và

miền núi, sự phân hoá mùa cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nhƣ

mùa đông có sƣơng muối, mùa hè thiếu nƣớc đất khô…

Sông ngòi

Phổ Yên có 2 con sông chảy qua:

"Một con sông từ cổng Thống Thƣợng chảy xuống đến địa phận xã

Hoàng Đàm dài 63 dặm, rộng 3 trƣợng, sâu 4 thƣớc. Có nhiều bãi đá ngầm,

thuyền bè đi lại khó khăn, chỉ chảy đổ vào sông Nguyệt Đức tỉnh Bắc Ninh"

[58, tr. 769].

"Sông Mão ở cách huyện Đại Từ 12 dặm về phía Bắc, nguồn từ sơn

phận hai xã Lục Dã và Điềm Điểm thuộc Châu Định, chảy về phía Đông Nam

qua các huyện Văn Lãng, Đại Từ và Phổ Yên đến huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc

Ninh cũng đổ vào sông Nguyệt Đức" [51, tr. 172].

Hai con sông kể trên hiện nay là sông Cầu và Sông Công. Sông Cầu xuôi

về phía Đông và Đông Nam của huyện, chủ yếu qua xã Tiên Phong, tạo ranh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!