Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
= = = =
TRIỆU THỊ THU
QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
= = = =
TRIỆU THỊ THU
QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành : QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số : 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ QUANG SƠN
TS. ĐÀO LAN HƢƠNG
HÀ NỘI - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Triệu Thị Thu
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƢỜNG XUYÊN..........................................................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .......................................................10
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................14
1.2.1. Công nghệ thông tin ...........................................................................14
1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học....................................15
1.2.3. Quản lí chuyên môn ...........................................................................17
1.2.4. Trung tâm giáo dục thường xuyên .....................................................18
1.2.5. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học........................21
1.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học..................................................21
1.3.1. Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học..................................21
1.3.2. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học..........................................24
1.3.3. Ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập ...27
1.3.4. Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng .......................30
1.4. Nội dung quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học.....................................30
1.4.1. Quản lí việc ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học..............31
1.4.2. Quản lí ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học (hỗ trợ phương pháp
và kĩ năng dạy học của GV).........................................................................32
1.4.3. Quản lí việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập.....34
iii
1.4.4. Quản lí việc ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng .........38
1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học
tại các trung tâm GDTX.....................................................................................39
1.5.1. Hiệu lực quản lí chuyên môn tại trung tâm GDTX............................39
1.5.2. Trình độ chuyên môn và CNTT của GV, nhà quản lí........................41
1.5.3. Hạ tầng kĩ thuật CNTT tại trung tâm GDTX.....................................42
1.5.4. Môi trường quản lí chuyên môn ở trung tâm GDTX.........................42
1.5.5. Đặc điểm nhận thức của học viên và trình độ tin học của học viên...42
Kết luận chƣơng 1...............................................................................................43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ......................................................................................45
2.1. Tình hình phát triển trung tâm GDTX tại Hà Nội...................................45
2.1.1. Qui mô và thành tựu...........................................................................45
2.1.2. Đặc điểm quản lí chuyên môn ở trung tâm GDTX............................50
2.1.3. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách
của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để ứng dụng CNTT trong DH ở
các trung tâm GDTX....................................................................................52
2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trung tâm GDTX của Hà
Nội.........................................................................................................................53
2.2.1. Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học..................................57
2.2.2. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học..........................................59
2.2.3. Ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập ...61
2.2.4. Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng .......................65
2.3. Thực trạng quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trung tâm
GDTX của Hà Nội...............................................................................................68
2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................68
2.3.2. Chọn mẫu ...........................................................................................69
iv
2.3.3. Kết quả khảo sát .................................................................................69
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại
các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên...............................................................81
2.4.1.Thuận lợi .............................................................................................81
2.4.2. Khó khăn trong việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH......................82
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH ..83
Kết luận chƣơng 2...............................................................................................85
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ......................................................................................87
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp..................................................87
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ......................................................87
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................87
3.1.3. Nguyên tắc chuyên môn hóa ..............................................................87
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................88
3.2. Các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm
GDTX ...................................................................................................................88
3.2.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV.......88
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào dạy học..91
3.2.3. Xây dựng hệ thống máy tính và mạng Internet thuận lợi để phục vụ
dạy học .........................................................................................................95
3.2.4. Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng
dụng CNTT ..................................................................................................99
3.2.5. Quản lí hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng
phòng học ĐPT...........................................................................................105
3.2.6. Giám đốc ra quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục
đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào dạy học ........................................108
v
3.2.7. Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng
CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX ..........................................110
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................113
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ..........115
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 115
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 117
3.4.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX ..............120
3.5. Thực nghiệm một số biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học
tại các trung tâm GDTX...................................................................................121
3.5.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................121
3.5.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................122
3.5.3. Chọn mẫu và địa bàn thực nghiệm...................................................122
3.5.4. Tổ chức thực nghiệm tác động (vòng 1) ..........................................123
3.5.5. Tổ chức thực nghiệm tác động mở rộng (vòng 2)............................133
Kết luận chƣơng 3.............................................................................................137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................141
PHỤ LỤC
vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTVH
CBQL
CLDH
Bổ túc văn hóa
Cán bộ quản lí
Chất lượng dạy học
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
DH Dạy học
ĐPT
GAĐT
Đa phương tiện
Giáo án điện tử
GADHTC Giáo án dạy học tích cực
GDTX
GĐ
GV
Giáo dục thường xuyên
Giám đốc
Giáo viên
HV Học viên
ICT
KHCN
Công nghệ thông tin và truyền thông
Khoa học công nghệ
PPDH Phương pháp dạy học
PMDH Phần mềm dạy học
QLGD
SGK
Quản lí giáo dục
Sách giáo khoa
TBDH
THCS
THPT
Thiết bị dạy học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
XHHT
XMC
Xã hội học tập
Xóa mù chữ
vii
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT, lượng tri thức của nhân loại tăng
nhanh như vũ bão. Chúng ta đã và đang bước vào kỷ nguyên của CNTT cùng với
nền kinh tế tri thức, trong xu thế toàn cầu hoá. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi
hoạt động của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi con người
phải có nhiều kỹ năng và thái độ tích cực để tiếp nhận và làm chủ tri thức, làm chủ
thông tin một cách sáng tạo. Đổi mới giáo dục và đào tạo đang diễn ra trên qui mô
toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc cho giáo dục thế giới cũng như ở Việt Nam
theo hướng hiện đại hóa, công nghệ hóa.
Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra
những quyết sách mang tầm vĩ mô, đó là tập trung đầu tư cho giáo dục. Điều này
được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: “Về giáo dục và đào
tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là
quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [25].
Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với quá trình DH, Đảng ta đã
đưa ra Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị ( Khoá VIII ) đó là: “Ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát
triển so với các nước đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển” [1]. Đồng thời trong chỉ
thị còn khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo
ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ
cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính
phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và
đào tạo” [1]. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 -2005 có nêu: “CNTT và đa
phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong
chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về
phương pháp dạy học” [6]. Chỉ thị còn tiếp tục nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong GD-ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng
2
CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập ở tất cả các môn học” [6].
Đặc biệt hơn cả là việc ứng dụng CNTT vào DH bước đầu đã đem lại hiệu
quả cho nên năm học 2008- 2009, Bộ GD-ĐT đã lấy tên là: "Năm học ứng dụng
CNTT". Trong chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐT cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh một cách
hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy
và học ở từng cấp học. Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới
phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở
dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí
nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học
điện tử (E-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy
tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet” [7].
Chúng ta nhận thấy, ứng dụng CNTT vào DH là xu thế tất yếu. Ngày nay
CNTT có thể được triển khai ứng dụng cho mọi cấp học, đặc biệt đối với giáo dục
thường xuyên (GDTX). Hệ thống GDTX có linh hoạt hơn về thời gian, độ tuổi, HV
có thể vừa học vừa làm, học từ xa có hướng dẫn. GDTX có vị trí quan trọng góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Mục tiêu của các trung
tâm GDTX nhằm xóa mù chữ, giúp HV hoàn thiện học vấn phổ thông và có điều
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn nghề nghiệp. Thậm chí HV sẽ tiếp tục
lựa chọn học nghề hoặc học lên các cấp cao hơn. Để đạt được mục tiêu đề ra, các
trung tâm GDTX cần phải quan tâm đến đội ngũ CBQL, GV. Bởi đội ngũ CBQL và
đội ngũ GV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo. Trong chỉ thị
40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng…” [2]. Để nâng cao chất lượng giáo
dục, trước tiên cần phải quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV,
chương trình, phương pháp giảng dạy và đặc biệt là công tác quản lí giáo dục ở các
cở sở giáo dục hiện nay.
Đội ngũ CBQL cần phải làm tốt công tác quản lí ứng dụng CNTT để phục vụ
quá trình DH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trung tâm
GDTX.
3
Những năm gần đây, đội ngũ CBQL tại các trung tâm GDTX đã có nhiều cố
gắng trong việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao vì
một số nguyên nhân như:
Do nhận thức và trình độ về CNTT của GV còn nhiều hạn chế. Đặc biệt
công tác quản lí của giám đốc trung tâm còn nhiều bất cập; do điều kiện ứng dụng
CNTT trong DH tại các trung tâm không đồng nhất về CSVC, TBDH, do vị trí địa
lý, điều kiện kinh tế xã hội...
Một nguyên nhân nữa đó là do tư duy của giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa
đổi mới, thậm chí ngại tiếp cận với CNTT nên họ chưa tập trung đầu tư thời gian,
công sức để ứng dụng CNTT vào DH.
Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí ứng dụng
CNTT trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà
Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lí việc ứng dụng CNTT vào DH tại các trung
tâm GDTX như một nhiệm vụ quản lí chuyên môn tại cơ sở giáo dục.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại các trung tâm GDTX
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH nhằm góp phần nâng cao chất
lượng DH tại các trung tâm GDTX
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại
các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại các trung tâm GDTX
được xem là một trong những nhiệm vụ quản lí chuyên môn gắn liền với quản lí
DH, quản lí tài chính, quản lí nhân sự, quản lí hành chính và quản lí công nghệ tại
cơ sở, tuân theo các yêu cầu DH và học tập thì chúng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến
việc ứng dụng CNTT vào DH, tạo thuận lợi để ứng dụng hiệu quả nhằm nâng cao
kết quả học tập.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm
GDTX.
6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm
GDTX trên địa bàn Hà Nội.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm
GDTX trên địa bàn Hà Nội.
6.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm một số biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong
DH tại một số trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm phương pháp luận và các tiếp cận sau:
- Quan điểm thực tiễn: Xem xét việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại các
trung tâm GDTX trong sự vận động, phát triển mạnh mẽ của môi trường DH hiện
đại. Đề xuất các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH xuất phát từ đặc điểm
và yêu cầu thực tế DH tại các trung tâm GDTX hiện nay.
- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH
trong mối quan hệ với các thành tố khác nhằm phát huy tối đa tác động của từng
thành tố góp phần nâng cao chất lượng DH tại các trung tâm GDTX.
- Tiếp cận chức năng quản lí: Các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong
DH tại các trung tâm GDTX được xây dựng dựa trên các góc độ quản lí. Đề tài của
chúng tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH ở
góc độ chức năng quản lí.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa... các tài liệu, các văn bản có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng khung lí thuyết cho GĐ trung tâm GDTX quản lí
ứng dụng CNTT trong DH.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát sư phạm.
Dự giờ các giờ dạy có ứng dụng CNTT của GV.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của đội ngũ
CBQL và GV về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong DH
5
Khảo sát trình độ ứng dụng CNTT trong DH của GV, về điều kiện CSVC,
TBDH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.
Đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lí của giám đốc đối với việc ứng
dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia về CNTT để tiến hành nghiên
cứu. Từ đó đánh giá thực trạng, rút ra các kết luận và đề xuất các biện pháp quản lí.
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp thực nghiệm
7.2.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác:
Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Ứng dụng CNTT vào DH sẽ nâng cao chất lượng DH.
8.2. Nội dung quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX bao gồm
quản lí ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; quản lí ứng dụng CNTT trong
quá trình DH; quản lí ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học
tập; quản lí ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.
8.3. Các điều kiện đảm bảo cho việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung
tâm GDTX: đầu tư CSVC, TBDH phải gắn kết với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT của GV, từ đó sẽ phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng
CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về quản lí ứng dụng CNTT trong DH tại các trung
tâm GDTX. Phát hiện thực trạng ứng dụng CNTT trong DH của GV và thực trạng
quản lí ứng dụng CNTT trong DH của GĐ trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất và khẳng định tính khả thi của hệ thống các biện pháp quản lí ứng dụng
CNTT trong DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.
- Thực nghiệm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT vào DH.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
6
Chương 2: Thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các
trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các
trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội