Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lí nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------o0o------
LÊ THỊ LIÊN HƯƠNG
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------o0o------
LÊ THỊ LIÊN HƯƠNG
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ XUÂN SANG
HÀ NỘI - 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN
LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
.................................................................................................................. 6
1.1. Những vấn đề chung về quản lý nguồn lực tài chính........................... 6
1.2. Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước.17
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC ................................. 28
2.1. Thực trạng về nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà
nước giai đoạn 2013 -2017..................................................................... 28
2.2. Thực trạng quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ
nhà nước tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước ....................................... 33
2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh
vực lưu trữ nhà nước.............................................................................. 45
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC............ 51
3.1. Phương hướng đổi mới quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh
vực lưu trữ nhà nước.............................................................................. 51
3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh
vực lưu trữ nhà nước.............................................................................. 53
KẾT LUẬN.............................................................................................. 76
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tài liệu lưu trữ không
những có ý nghĩa lớn lao trong các hoạt động thực tiễn của các thế hệ hiện
tại mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các thế hệ tương lai. Ở Việt Nam, tài
liệu lưu trữ chứa đựng những thông tin có giá trị trong quá khứ của lịch sử
dân tộc Việt Nam, tài liệu lưu trữ đã và đang có những đóng góp thiết thực
trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và ngày nay, trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, Luật Lưu trữ ra đời càng khẳng định: Tài liệu lưu trữ
quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Vai trò quan trọng đó của tài liệu lưu trữ được thể hiện
trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Việc gìn giữ tài liệu lưu trữ là gìn
giữ di sản đặc biệt của dân tộc cho muôn đời sau. Ngày nay, nước ta đang
trong quá trình đổi mới, phát triển lĩnh vực lưu trữ cần phải có các bước đi
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Với mục tiêu
phục vụ công chúng trong hiện tại và của nhiều thế hệ mai sau, lĩnh vực lưu
trữ cần phải được đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư nguồn lực tài chính cho
phát triển trong lĩnh vực lưu trữ là rất cần thiết.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang dành một phần
nguồn lực tài chính từ ngân sách cho phát triển lĩnh vực lưu trữ. Nhờ đó, công
tác bảo quản tài liệu lưu trữ ngày càng được cải thiện về môi trường bảo quản,
khắc phục hạn chế các nguy cơ huỷ hoại và ngày càng phát huy giá trị trong
đời sống xã hội. Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Căn cứ vào nguồn lực tài
chính có được sẽ quyết định đầu tư bao nhiêu cho hoạt động lưu trữ, từ đó
phân bổ sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả đó đã góp phần
quan trọng vào công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, hành
chính nhà nước, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội,…Tuy nhiên, việc nhận
2
thức về tầm quan trọng của công tác quản lý lưu trữ nhà nước đến nay vẫn
còn nhiều bất cập, đặc biệt công tác quản lý nguồn lực tài chính trong lĩnh
vực lưu trữ nhà nước còn nhiều hạn chế như: chưa phát triển đồng bộ trong
toàn bộ hệ thống lưu trữ nhà nước, nhiều nơi tình trạng tài liệu đang bảo quản
trong môi trường chưa bảo đảm do thiếu điều kiện cơ sở vật chất; tài liệu lưu
trữ chưa phát huy đầy đủ giá trị trong thực tiễn …
Vì vậy, để góp phần tăng cường quản lý chặt chẽ và có hiệu quả nguồn
lực tài chính trong lĩnh vực lưu trữ - một trong các lĩnh vực được đầu tư từ
nguồn ngân sách và một số các nguồn nguồn lực tài chính hợp pháp khác, tôi
chọn đề tài: "Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ
nhà nước" làm luận văn tốt nghiệp.
Quản lý nguồn lực tài chính đã được một số công trình nghiên cứu
khoa học nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Nhưng lần đầu tiên đề tài về
quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển trong lĩnh vực lưu trữ nhà nước
được nghiên cứu, phân tích và luận giải một cách có hệ thống và có sử dụng
kết quả của một số công trình khoa học trước đây.
2. Tình hình nghiên cứu
Nguồn lực tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng, thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy nó luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của
nhiều tác giả, của các cấp, các ngành. Đã có rất nghiều công trình nghiên cứu
đề cập đến vấn đề này ở các góc độ và hình thức khác nhau.
Những vấn đề lý luận cơ bản giới thiệu một cách có hệ thống về lý luận và
thực tiễn, các nội dung cơ bản của nguồn lực tài chính nói chung được trình
bày ở cuốn Giáo trình Quản lý Công tác giả PGS.TS Phan Huy Đường, Giáo
trình lý thuyết phát triển bền vững tác giả PGS. TS Bùi Văn Dung, Nguyễn
Hoài Nam, Hoàng Thị Thúy Vân, Giáo trình Phân tích chính sách kinh tế tác
giả PGS.TS Phạm Văn Dũng.
3
Ngoài ra còn rất nhiều đề tài nghiên cứu đối với các đối tượng khác nhau
của nhiều tác giả khác nhau về nguồn lực tài chính cho các lĩnh vực như giáo
dục, y tế, lao động, xây dựng….
Nhìn chung các công trình nói trên đã nêu lên được tầm quan trọng, thực
trạng và đề xuất giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
nguồn lực tài chính phù hợp với các đối tượng mà các tác giả đã đề cập. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài "Quản lý
nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước" vì vậy đề tài tôi
chọn hoàn toàn không trùng lắp với bất cứ công trình nào đã có trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng cơ chế quản lý nguồn lực tài
chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước, trên cơ sở đó luận văn đã đề
xuất các giải pháp đổi mới quản lý nguồn lực tài chính, về kế hoạc hóa lĩnh
vực lưu trữ, huy động nguồn lực tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, kết quả sử dụng nguồn lực tài chính
cho phát triển lĩnh vực lưu trữ góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu
lưu trữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển
lĩnh vực lưu trữ nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động quản lý nguồn lực tài chính cho
công tác lưu trữ của các tổ chức lưu trữ nhà nước thuộc các cơ quan trung
ương, địa phương trong bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, số
liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được sử dụng nhiều từ nguồn thông
tin tại cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lưu trữ ở cấp trung ương là Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ giai đoạn 2013-2017.
4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cở sở vận dụng các lý thuyết về quản lý
nhà nước về kinh tế, kinh tế học của các chuyên gia trong và ngoài nước và
các quy định của pháp luật Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: dùng lý luận để đánh giá thực tiễn, ứng dụng
lý luận và nhận thức thực tiễn vào khoa học quản lý nhà nước; phương pháp
phân tích, tổng hợp, dự báo, thống kê số liệu được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu.
Dữ liệu sử dụng vào luận văn bao gồm những thông tin về quản lý
nhà nước về lĩnh vực lưu trữ, về tài liệu lưu trữ và nguồn lực tài chính cho
phát triển lĩnh vực lưu trữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước giai đoạn
2013 - 2017.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
6.1. Luận văn đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về nguồn lực tài chính
phát triển từ nguồn lực tài chính, hoạt động lưu trữ và quản lý nguồn lực tài
chính từ nguồn lực tài chính để phát triển trong lĩnh vực lưu trữ nhà nước.
6.2. Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số triều đại trước và
một số nước trên thế giới về quản lý nguồn lực tài chính từ nguồn lực tài
chính để phát triển cho lĩnh vực lưu trữ nhà nước.
6.3. Về mặt thực tiễn, luận văn đánh giá một cách khách quan thực
trạng về quản lý nguồn lực tài chính phát triển trong lĩnh vực lưu trữ nhà
nước.
6.4. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn lực tài
chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước, nhằm mục tiêu bảo quản an
toàn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội.
5
7. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: "Quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực
lưu trữ nhà nước"
Ngoài các mở đầu, kết luận, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn lực tài chính
và nguồn lực tài chính cho phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Chương 2 - Thực trạng về quản lý nguồn lực tài chính cho phát triển
lĩnh vực lưu trữ nhà nước
Chương 3 - Các giải pháp đổi mới về quản lý nguồn lực tài chính cho
phát triển lĩnh vực lưu trữ nhà nước