Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020)
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1299

Quan hệ trung quốc và mỹ trong giải quyết xung đột trên biển đông (2012 – 2020)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

QUAN HỆ TRUNG QUỐC VÀ MỸ

TRONG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRÊN

BIỂN ĐÔNG (2012 – 2020)

Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN TUÂN

Chuyên ngành: Cử nhân Sƣ phạm Lịch sử

Lớp: 17SLS

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN SANG

Đà Nẵng, 01/2021

2

LỜI CẢM ƠN CỦA TÁC GIẢ

Để hoàn thành khóa luận..

Với tình cảm chân thành, trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy

Nguyễn Văn Sang – giảng viên Khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN bởi

thầy là người định hướng đề tài, trong quá trình thực hiện thầy đã góp ý, chỉnh sửa nội

dung và hình thức khóa luận sao cho tiến tới tính hoàn thiện nhất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong và ngoài Khoa Lịch sử - trường

ĐHSP – ĐHĐN đã truyền thụ những kiến thức, kĩ năng cần thiết để con có cơ sở thực

hiện đề tài nay. Mình xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình học tập của

mình!

Xin chân thành cảm ơn các quý vị!

3

MỤC LỤC

- Lời cảm ơn của tác giả 2

- Mục lục 3

- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 6

- Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ 7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 8

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 14

6. Đóng góp của Khóa luận 14

7. Bố cục của Khóa luận 14

NỘI DUNG

Chƣơng 1: Vấn đề xung đột trên biển Đông và sự xuất hiện của vấn đề biển Đông

trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ 16

1.1. Khái quát về vấn đề xung đột trên biển Đông 16

1.1.1. Khu vực và phạm vi xung đột 16

1.1.1.1. Vị trí chiến lược của biển Đông 16

1.1.1.2. Hệ thống xung đột trên biển Đông 17

1.1.1.3. Yêu sách của các bên ở biển Đông 22

1.1.2. Lịch sử xung đột trên biển Đông 27

1.2. Nguồn gốc xuất hiện vấn đề biển Đông trong quan hệ Trung Quốc – Mỹ 29

1.2.1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc 29

4

1.2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ 38

1.2.3. Lợi ích của Trung Quốc và Mỹ trên biển Đông 42

1.2.3.1. Lợi ích của Mỹ 42

1.2.3.1. Lợi ích của Trung Quốc 45

1.2.4. Lịch sử quan hệ Trung Quốc và Mỹ 47

Chƣơng 2: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết xung đột trên biển

Đông (2012 – 2020) 51

2.1. Chính sách của Trung Quốc và Mỹ đối với vấn đề biển Đông 51

2.1.1. Trung Quốc 51

2.1.2. Mỹ 53

2.2. Quá trình giải quyết xung đột biển Đông trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ

2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 56

2.2.1.1. Những phát ngôn ngoại giao và công hàm phản đối mang tính đối kháng 56

2.2.1.2. Lôi kéo đồng minh, các đối tác, cùng các bên có lợi ích đứng về phía quan

điểm của mình trong giải quyết vấn đề xung đột. 63

2.2.2. Trên lĩnh vực quân sự 67

2.2.2.1. Thực hiện tự do hàng hải trên biển Đông 67

2.2.2.2. Tập trận quân sự trên biển Đông 69

2.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế 73

2.2.3.1. Trừng phạt các cá nhân, tổ chức góp phần gây gia tăng xung đột trên biển

Đông 73

2.2.3.2. Tăng cường hợp tác kinh tế với các nước có tranh chấp trên biển Đông 74

2.3. Tác động của quan hệ Trung Quốc và Mỹ về vấn đề biển Đông 76

2.3.1. Tác động đến thế giới 76

5

2.3.2. Tác động đến khu vực Đông Nam Á 77

2.3.3. Tác động đến quan hệ Trung – Mỹ - Việt 78

2.3.4. Tác động đến Việt Nam 81

2.4. Một số kịch bản của mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong giải quyết vấn đề

xung đột trên biển Đông. 82

KẾT LUẬN 86

Chú thích 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN: The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á)

CHND Trung Hoa: Cộng hòa Nhân Trung Hoa

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

GDP: Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

Bắc Kinh: ám chỉ chính quyền Trung Quốc

Washington: ám chỉ chính quyền Mỹ

Hà Nội: Ám chỉ chính quyền Việt Nam

Châu Á – TBD: Châu Á – Thái Bình Dương

CHDCND Triều Tiên: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

USD: United States dollar (đô la Mỹ)

7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐÕ, SƠ ĐỒ

8

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Biển Đông là một khu vưc có ví trí địa chính trí, địa quân sự, địa kinh tế quan

trọng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chính vì thế nơi đây luôn diễn ra những

hoặt động xung đột về mặt lợi ích không chỉ của các quốc gia xung quanh bờ biển

Đông mà vấn đề biển Đông vốn dĩ có tính quốc tế ngay từ lúc phát sinh. Là một quốc

gia ở phía Tây Biển Đông nên Biển Đông có một ví trí quan trọng trong an ninh quốc

phòng cũng như phát triển kinh tế đối với Việt Nam, đặc biệt là trên biển Đông vốn dĩ

có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam có những chứng cứ lịch sử khẳng

định chủ quyền đối với 2 quần đảo này

Tranh chấp Biển đông từ giữa thế kỉ XX, đặc biệt là từ đầu thập kỉ thứ 2 của thế

kỉ XX là một vấn đề diễn ra ngày càng nóng cả về mặt quân sự, ngoại giao và luật pháp

quốc tế giữa các nước có lợi ích trên biển Đông vì thế biển Đông bây giờ tiềm ẩn nhiều

nguy cơ gây mất ổn định của khu vực và thế giới. Vấn đề Biển Đông bây giờ không

còn là vấn đề song phương hay đa phương mà đã trở thành vấn đề quốc tế. Ngày càng

nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu vấn đề biển Đông.

Trong khi nhiều nước lớn trên thế giới cùng có những lợi ích gắn với Biển Đông

và muốn lợi ích của mình được thực hiện thì Trung Quốc là muốn biến Biển Đông trở

thành một vùng biển “độc chiếm” của mình. Trung Quốc từ đầu thập kỉ thứ 2 của thế kỉ

XXI ngày càng hung hăng hành động nhằm biến âm mưu đó thành hiện thực, đặc biệt

là với con bài “đường lưỡi bò” của mình đã khiến tình trạng chồng lấn về chủ quyền và

mâu thuẫn lợi ích của các quốc gia trên biển Đông ngày càng căng thẳng. Mỹ là một

quốc gia được xem là lớn mạnh toàn diện nhất thế giới hiện nay cũng có những lợi ích

của mình gắn với biển Đông chính vì thế khó có thể làm ngơ trước những hành động

của Trung Quốc trên biển Đông đồng thời như một “anh lớn” đứng về phía những đồng

minh của mình quanh biển Đông. Quan hệ Mỹ - Trung từ đầu thế kỉ XXI đang tồi tệ

hơn bao giờ hết khi mà ảnh hưởng của chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ

đang diễn ra trên toàn cầu thì vấn đề quan hệ Trung – Mỹ trong giải quyết xung đột

trên biển Đông lại làm cho tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa 2 nước ngày càng

9

tăng. Việc giải quyết xung đột trên biển Đông của 2 quốc gia này ảnh hưởng nhiều cục

diện biển Đông cũng như hành động của các quốc gia khác có lợi ích trên biển Đông,

trong đó có Việt Nam. Vì vậy, vân đề quan hệ Mỹ - Trung trong giải quyết xung đột

trên biển Đông từ 2012 đến này là một vấn đề đáng để quan tâm, nghiên cứu.

Việc nghiên cứu vấn đề quan hệ Mỹ - Trung trong giải quyết xung đột trên biển

Đông từ năm 2012 đến nay vừa góp phần làm rõ những xung đột trên biển Đông hiện

nay đồng thời góp phần vào công tác nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Trung cũng như

quan hệ quốc tế từ đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, kết quả của bài nghiên cứu hy vọng sẽ

đóng góp vào việc định hình cục diện tranh chấp Biển Đông hiện nay và tạo nên những

cơ sở để Việt Nam hoạch định chính sách ngoại giao đúng đắn trong việc bảo vệ lợi

ích, chủ quyền của mình trên Biển Đông. Cũng hy vọng bản thân sẽ có những nền tảng

quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học và dạy học sau này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu trong nƣớc

Quan hệ Mỹ - Trung và quan hệ Mỹ - Trung trong giải quyết xung đột trên Biển

Đông được rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm:

Năm 2001, trong bản thảo “Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay” – Lê

Vinh Quốc (chủ biên), tác giả đã khái quát lịch sử quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ thăng

trầm trong 3 giai đoạn: 1949 – 1971, 1971 – 1975, 1976 trở về sau. Vấn đề Đài Loan

được xem là trung tâm của quan hệ Trung – Mỹ.

Năm 2003, cuốn sách “Quan hệ quốc tế” của Học viện Chính trị quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá những nhân tố chi phối chính sách đối ngoại của

các nước lớn thời kì sau Chiến tranh lạnh. Đối với Mỹ, dù ở vị thế siêu cường thế giới

duy nhất, trước mắt Mỹ không gặp phải thách thức quân sự từ bất kỳ nước lớn nào,

nhưng Mỹ lại đang đứng trước những đe dọa an ninh mới. Quyển sách đã cung cấp

những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại qua 3 đời Tổng thống sau Chiến tranh

lạnh để đối phó với những đe dọa mới. Đối với Trung Quốc, các tác giả trình bày

những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhằm thực hiện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!