Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan hệ kinh tế việt nam – đài loan (1991 - 2012).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – ĐÀI LOAN
(1991 - 2012)
SVTH: Võ Thị Kim Yến
Lớp 10SLS. Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng
GVHD: PGS. TS Lưu Trang
Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm. Đại học Đà Nẵng
Đà nẵng, tháng 5 năm 2014
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................................4
6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................5
7. Bố cục của đề tài .................................................................................................5
NỘI DUNG ............................................................................................................6
Chương 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT
NAM - ĐÀI LOAN (1991 - 2012).........................................................................6
1.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh.....................................6
1.1.1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh lạnh ...........................................................6
1.1.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ...............................................8
1.1.3. Tác động của quan hệ Đài Loan - Trung Quốc.............................................10
1.2. Nhu cầu hợp tác kinh tế giữa Đài Loan và Việt Nam .................................12
1.2.1. Chính sách đối ngoại Việt Nam, Đài Loan...................................................12
1.2.2. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Đài Loan.....................16
1.3. Nhân tố lịch sử - văn hóa ..............................................................................20
1.3.1. Sự tương đồng về lịch sử, văn hóa giữa Đài Loan - Việt Nam......................20
1.3.2. Quan hệ Đài Loan - Việt Nam trước năm 1991 ............................................22
Chương 2. CÁC LĨNH VỰC QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ ĐÀI
LOAN (1991 - 2012).............................................................................................24
2.1. Đầu tư............................................................................................................24
2.1.1.Viện trợ phát triển chính thức (ODA) ...........................................................24
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...............................................................26
2.1.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)...............................................................30
2.2. Thương mại...................................................................................................31
2.2.1. Trao đổi thương mại hàng hóa .....................................................................31
2.2.2. Trao đổi thương mại dịch vụ........................................................................39
2.3. Hợp tác lao động ...........................................................................................41
2.3.1. Nhu cầu của Đài Loan và Việt Nam trong việc hợp tác lao động .................41
2.3.2. Tình hình lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp Đài Loan....44
2.3.3. Hợp tác giữa Đài Loan và Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về lao
động ......................................................................................................................45
Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ KINH TẾVIỆT NAM - ĐÀI LOAN
(1991-2012)...........................................................................................................50
3.1. Thành tựu và hạn chế ...................................................................................50
3.1.1. Thành tựu ....................................................................................................50
3.1.2. Hạn chế........................................................................................................52
3.2. Đặc điểm........................................................................................................56
3.2.1. Lợi ích kinh tế là cơ sở để duy trì và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
Việt Nam - Đài Loan .............................................................................................56
3.2.2. Quan hệ Việt Nam - Đài Loan chịu sự tác động mạnh mẽ của Trung Quốc..57
3.2.3. Quan hệ song phương theo cơ chế bán chính thức........................................61
3.2.4. Quan hệ Việt Nam - Đài Loan thể hiện tinh phi đối xứng ............................62
3.3. Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan...................................64
3.3.1. Đối với Đài Loan .........................................................................................64
3.3.2. Đối với Việt Nam ........................................................................................65
3.3.3. Đối với khu vực và quốc tế ..........................................................................66
3.4. Triển vọng .....................................................................................................67
KẾT LUẬN..........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................74
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ASEAN Associaton of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
3 ODA The Offcial Development Viện trợ phát triển chính
thức
4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
5 FPI Foreign Policy Initiative Đầu tư gián tiếp nước ngoài
6 ICDP Integrated conservation
and development projects
Quỹ phát triển
7 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại song
phương
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1: FDI của Đài Loan vào Việt Nam 1988 - 2010 28
2 Bảng 2.2: Đầu tư Đài Loan tại Việt Nam theo ngành năm 2005 29
3 Bảng 2.3: Kim ngạch mậu dịch Đài Loan - Việt Nam (1990 - 2006) 34
4 Bảng 2.4: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ Đài
Loan 1990-2006
35
5 Bảng 2.5: Số lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan 44
6 Bảng 2.6 : Số lao động nước ngoài bỏ hợp đồng lao động tại Đài
Loan
47
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào những năm 70 - 80 của thế kỷ XX Đài Loan được thế giới biết đến bởi
sự phát triển kinh tế vượt bậc và được xem là “Con rồng châu Á”.Trong khi Đài
Loan đang phát triển mạnh mẽ thì Việt Nam lại đang đương đầu với chiến tranh và
mới bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng, đổi mới đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, trong suốt thời gian này, giữa hai bên hầu như chưa có sự hợp tác
chính thức nào giữa Đài Loan và Việt Nam.
Từ sau Chiến tranh lạnhkết thúc, xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế phát triển sâu rộng.Trong đó, khu vực Đông Á cũng
đang bước vào một nhịp chuyển động mới với những động lực liên kết và hợp tác
đa phương, song phươngcủa các nước, các tổ chức trong khu vực và một số chủ thể
liên quan.Đây được xem là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các luồng thương mại và
hợp tác toàn diện trên thế giới, trong đó có hợp tác kinh tếViệt Nam - Đài Loan.
Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam ngày càng có sức hút lớn đối với
Đài Loan. Việc tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam với một thị trường của đất
nước trên 70 triệu dân (vào đầu thập niên 90) với tài nguyên khá phong phú, đa
dạng, lao động giá tương đối rẻ, lại cần cù, chịu khó; có nhu cầu về vốn, công nghệ
và kinh nghiệm quản lý; chính sách thu hút đầu tư ngày càng cởi mở thông thoáng,
chính trị - xã hội ổn định… Vì vậy, Đài Loan đã sớm nhận thấy Việt Nam là một
đối tác quan trọng, có nhiều tiềm năng để bổ sung cho sự phát triển của lãnh thổ.Dù
muộn màng nhưng đây là mối quan hệ phát triển khá mạnh mẽ và ngày càng khẳng
định là một đối tác quan trọng của nhau trong thế kỷ XXI.
Hơn nữa, Việt Nam và Đài Loan cùng nằm trong khu vực được đánh gíá là
năng động và phát triển mạnh nhất của thế giới trong nửa đầu thế kỷ XXI. Vì vậy,
những hiểu biết về quan hệ giữa hai nước trong quá khứ đến bây giờ sẽ tạo cơ hội,
điều kiện để hai nước có thể tiếp tục đặt quan hệ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
trong việc phát triển đất nước.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn vấn đề: Quan
hệkinh tế Việt Nam - Đài Loan (1991-2012) làm đề tài khoá luận.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với việc kết thúc Chiến tranh lạnh, quan hệViệt Nam - Đài Loan bắt
đầu những biến chuyển tích cực mở ra một thời kỳ hợp tác hai bên. Vì vậy, nghiên
cứu về quan hệViệt Nam - Đài Loan thời kỳ sau Chiến tranh lạnh đến nay, đặc biệt
là quan hệ trên lĩnh vực kinh tế là vấn đề có giá trị to lớn. Từ trước những năm 1990
đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về quan hệ
Việt Nam - Đài Loan ở những mức độ khác nhau trên các lĩnh vực, trong đó có cả
Việt Nam.
Tiên phong trong nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan phải đề
cập đến bài viết:Hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong bối cảnh hội nhập kinh
tế Đông Á của Ngô Xuân Bình đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Bài viết
phân tích quan hệ kinh tếViệt Nam - Đài Loan trên các khía cạnh: Thương mại, đầu
tư, hợp tác lao động, từ đó chỉ rõ những nhân tố thúc đẩy, quá trình hợp tác, ý nghĩa
trong việc thiết lập quan hệ kinh tếViệt Nam - Đài Loan. Bên cạnh đó, Phùng Thị
Huệ trong công trình: Hợp tác đầu tư Đài Loan - Việt Nam thành tựu, vấn đề và
triển vọng (Nghiên cứu Trung Quốc, Số 3, 2004) và Nguyễn Đình Liêm với Hoạt
động đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam trong bối cảnh “chính sách hướng Nam”
(Nghiên cứu Trung Quốc, Số 2) đã bước đầu nghiên cứu những hoạt động đầu tư
của Đài Loan tại Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu về quan hệ kinh tếViệt Nam- Đài Loan còn là kết quả
nghên cứu của các công trình khoa học được đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế
Quan hệ Việt Nam – ASEAN– Tai-wan như: Hoàng Văn Hiển, Võ Trần Ngọc Minh
với bài viết Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan(1992-2010); Phạm Thị
Hồng Vinh với Quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan(1986-2009); La Xuân thành
trong bài viết Nhân tố cơ bản tác động đến hợp tác kinh tế Đài Loan - Việt Nam
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Các công trình đã xem xét, đánh giá đúng quan hệ
giữa Đài Loan và Việt Nam dưới góc độ kinh tế từ những điểm nhìn khác nhau, từ
đó cung cấp những cứ liệu quan trọng về quá trình phát triển quan hệ kinh tế Việt
Nam- Đài Loan từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.
3
Các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan ngày
càng phong phú, góp phần bổ sung hoàn thiện bức tranh lịch sử quan hệ Việt Nam -
Đài Loan trong tiến trình lịch sử quan hệ quốc tế.Tuy nhiên, những công trình vẫn
chưa đề cập nhiều đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan sau Chiến tranh
lạnh đến nay. Trong khi đó, tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Đài Loan sau
Chiến tranh lạnh có những biến chuyển hết sức mạnh mẽ, là mối quan hệ phức tạp,
mang nhiều ý nghĩa quan trọng chưa được phản ánh đúng mức. Mặc dù như vậy,
những nguồn sử liệu trước đó là cơ sở, là tiền đề quan trọng để đề tài kế thừa, phát
triển trong quá trình nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quan hệ kinh tếViệt Nam -Đài Loan (1991-2012) đề tài
hướng đến các mục đích sau:
- Thứ nhất: Làm rõ các nhân tố dẫn đếnquan hệ kinh tếViệt Nam - Đài Loan
bao gồm: tình hình quốc tế, khu vực sau Chiến tranh lạnh, các nhân tố từ Đài Loan
và Việt Nam.
- Thứ hai: Nghiên cứu một cách có hệ thống tiến trình phát triển quan hệ
kinh tế Việt Nam - Đài Loan (1991-2012) trên các lĩnh vực chủ yếu: Thương mại,
đầu tư, hợp tác lao động, hợp tác viện trợ.
- Thứ ba:Đánh giá được đặc điểm, tác động, thành tựu và hạn chếtrong quan
hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan và rút ra những giải pháp, bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Đài Loan về sau.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài hướng vào các nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu các nhân tố về sự tương đồng lịch sử, văn hóa giữa
Việt Nam - Đài Loan, tình hình thế giới, khu vực sau Chiến tranh lạnh và các nhân
tố xuất phát từ Đài Loan và Việt Nam. Từ đó lý giải được những cơ sở dẫn đến
quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan sau Chiến tranh lạnh.
4
- Thứ hai: Phân tích các lĩnh vực quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Việt Nam
để làm rõ quá trình, xu hướng hợp tác kinh tế sau Chiến tranh lạnh. Đồng thời, chỉ
ra được những thách thức và thuận lợi trong từ lĩnh vực đối với mỗi bên.
- Thứ ba: Trên cơ sở phân tích quá trình hợp tác kinh tế giữa Đài Loan và
Việt Nam sau Chiến tranh lạnh đến nay, những thành tựu và hạn chế để rút ra những
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài
Loan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ kinh tế Việt Nam- Đài
Loan(1991-2012) trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, hợp tác lao động và một số
lĩnh vực khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan
(1991-2012). Nghiên cứu trong khoảng thời gian đó, đề tài tiếp nhận quan hệ kinh
tếViệt Nam - Đài Loan trên các lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, hợp tác lao động và
những tác động của quan hệ kinh tếĐài Loan, Việt Nam và thế giới từ sau Chiến
tranh lạnh đến 2012.
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Nghiên cứu của đề tài được thực hiện dựa
trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài, khóa luận kết hợp phương pháp
lịch sử, phương pháp lôgic và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sử dụng
phương pháp lịch sử và các phương pháp chuyên ngành như thống kê, phân tích -
tổng hợp, so sánh - đối chiếu, dư báo,… cho phép tác giả sưu tầm, xử lý, đánh giá
được hệ thống tư liệu phục vụ trực tiếp cho đề tài và hệ thống tư liệu thành những
vấn đề cơ bản của nội dung vấn đề. Mặt khác, phương pháp lôgic là cơ sở để tác giả
thấy được sự tương tác của các nhân tố khách quan, chủ quan; vị trí của quan hệ
kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong sự tương quan với khu vực, thế giới; đảm bảo