Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm mới về công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
116.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1988

Quan điểm mới về công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Công nghiệp hoá là nội dung vật chất của cuộc cách mạng trong sản xuất nói

riêng và trong kinh tế nói chung. Đó là quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản

xuất lớn. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia

mà có chiến lược công nghiệp hoá khác nhau.

Đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam trên cơ sở phân tích sâu sắc toàn diện

thực trạng đất nước sau 10 năm đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước. Đại hội cũng xác định những quan điểm cơ bản làm cơ sở định hướng cho việc

xây dựng nội dung, phương hướng, biện pháp, bước đi cho quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nước ta. Những quan điểm cơ bản đó là:

1. Quan điểm mới về công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam:

a. Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa

dạng hoá quan hệ đối ngoại:

Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực

bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh

về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản

xuất có hiệu quả.

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo quan điểm trên mới bảo đảm kết hợp tăng

trưởng kinh tế với bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của đất nước, kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm của thời đại, phù hợp với xu

hướng quốc tế hoá, khu vực hoá kinh tế, khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ,

thị trường... của thế giới và khu vực để đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại

hoá đất nước.

b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh

tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo:

Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý: cách mạng là sự nghiệp của quần

chúng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân

dân ta, đất nước ta, nhằm mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn

minh”. Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận, một giai cấp mà là

sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải

huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt: sức lao động, tiền vốn, trí tuệ,

tài năng, kinh nghiệm, kỹ thuật,... Cũng như các sự nghiệp cách mạng khác, nhân

dân là người quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!