Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan điểm chủ trương của đảng về xây dựng con người việt nam trong thời kỳ đổi mới.
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
627.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1569

Quan điểm chủ trương của đảng về xây dựng con người việt nam trong thời kỳ đổi mới.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

LÊ THỊ HUYỀN

Quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng con

người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề bài.

Từ ngày thành lập đến nay, trong việc xác định đường lối chiến lược

cách mạng Đảng đã thường xuyên quan tâm đến xây dựng con người. Con

người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Trong thời kỳ đấu

tranh giành chính quyền, mục tiêu số một là giành độc lập cho dân tộc phải

tiến hành với mục tiêu là đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Để

thực hiện được mục tiêu đó phải dựa vào con người, con người là động lực

của cách mạng. Xây dựng con người và phát huy vai trò của người luôn

được Đảng ta quan tâm. Đảng cũng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách

đúng phát huy được vai trò của con người, đưa đến thắng lợi của cách mạng

Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

1945- 1975 và thắng lợi bước đầu của sự nghiệp đổi mới.

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ,

nhiều nước trên thế giới đang đi vào phát triển kinh tế tri thức. Trong bối

cảnh đó, Đảng chủ trương “ Đẩy mạnh CNH, HDH gắn với phát triển kinh tế

tri thức và bảo vệ tài nguyên mội trường”. Sự nghiệp CNH, HDH gắn với

phát triển nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải xây dựng và phát huy tốt vai trò

của con người. Con người và phát huy nhân tố con người thu hút sự quan

tâm, chú ý được thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn trong nước và quốc tế.

Nghị quyết đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “ phát triển, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao một trong những

nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” [ 10, tr.

106].

Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con

người Việt Nam là nhân tố định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.“ Con

người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”.

Con người thực sự nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài

nguyên, là nguồn nội lực quan trọng nhất quyết định thành công của sự

nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta.

Việc nghiên cứu, tổng kết lại quá trình xây dựng con người mới trong

công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đường lối,

chủ trương của Đảng, qua đó rút ra kinh nghiệm cũng như ý nghĩa của việc

xây dựng con người mới và đưa ra những kiến nghị cho việc xây dựng con

người mới trong những năm tiếp theo là một việc làm có ý nghĩa khoa học

và thực tiễn mang tính cấp thiết đối với sự phát triển của nước ta hiện nay.

Nghiên cứu chủ trương của Đảng về xây dựng con người mới trong

quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc

tế, chúng tôi cũng muốn góp thêm ý kiến về vấn đề xây dựng con người mới

trong những năm tháng tiếp theo. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn

nói trên, em đã lựa chọn vấn đề Quan điểm chủ trương của Đảng về xây

dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu về con người và phát huy vai

trò của con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các công

trình tiêu biểu như: Một số vấn đề về tri thức Việt Nam của PGS,TS Nguyễn

Thanh Tuấn, xuất bản ở Hà Nội năm 1998, Nghiên cứu con người và nguồn

nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phạm Minh Hạc xuất bản

năm 2001, Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia của Nguyễn Đắc

Hưng, Phan Xuân Dũng xuất bản ở Hà Nội năm 2004, Phát huy nhân tố con

người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay của TS.

Phạm Công xuất bản ở Hà Nội năm 2008, Vai trò của con người và văn hóa

phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

của Nguyễn Thành Trung đăng trong Tạp chí triết học số 7 ( 206) tháng 7

năm 2008. Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ( 2001) Phạm Minh Hạc xuất bản ở Hà Nội, Nghiên cứu con người

đối tượng và những hướng chủ yếu - Niên giám nghiên cứu số 1 do Phạm

Minh Hạc và Hồ Sỹ Qúy chủ biên, in lần thứ hai năm 2002, Trần Đức Niêm

với Phát triển con người ở Việt Nam xuất bản năm 2007. Văn hóa Việt Nam

và cách tiếp cận mới của Phan Ngọc (1994), Các giá trị truyền thống và con

người Việt Nam hiện nay của nhóm tác giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang

chủ biên ( tập 3, 1994- 1996), Văn hóa và Đổi mớ của cố thủ tướng Phạm

Văn Đồng ( 1996), Vấn đề xây dựng con người mới của Phạm Như Cường

chủ biên, Con người và phát triển con người của Hồ Sỹ Qúy xuất bản ở Hà

Nội năm 2007.

Cho đến nay đã có các công trình nghiên cứu về con người nói riêng ở

cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, lịch sử và hiện tại. Các công trình đó tập

chung chuyên sâu như: đặc điểm của con người Việt Nam, triết lý con người

Việt Nam, văn hóa và hệ giá trị của con người Việt Nam, đạo đức, lối sống,

nhân cách của con người Việt Nam, quan điểm về xây dựng mẫu hình con

người Việt Nam mới... qua đó, đã bước đầu định hình được những đặc điểm

cơ bản, mang tính truyền thống ( cả tích cực và hạn chế) của con người Việt

Nam trong lịch sử và hiện tại. Đó là thành công không nhỏ của các học giả

Việt Nam trong nghiên cứu về con người nói chung và con người Việt Nam

nói riêng. Một thực tế cho thấy các công trình đề cập đến một cách trực tiếp,

cụ thể và đầy đủ hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản

Việt Nam về xây dựng con người mới trong quá trình đổi mới, công nghiệp

hóa, hiện đại hóa thì chưa nhiều.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển các quan điểm chủ trương của

Đảng ta về xây dựng con người trong thời kỳ đổi mới.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích như vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng con người và sự vận dụng của Đảng ta.

Thứ hai: Tập trung làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng ta về xây dựng

con người mới xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về xây dựng con người.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài tác giả vận dụng các phương pháp: phương pháp

lịch sử, phương pháp logic, phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp.

5. Điểm mới của luận văn

Làm rõ quá trình hình thành và phát triển quan điểm, chủ trương của

Đảng về xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới.

6. Ý nghĩa của luận văn

Giúp cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và Luận văn góp thêm

nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu học tập Đường lối cách mạng của

Đảng và các môn khoa học xã hội.

7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết

luận. Phần nội dung có 2 chương .

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành quan điểm, chủ

trương của Đảng về xây dựng con người trong thời kỳ đổi mới.

Chương 2: Những quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con

người trong thời kỳ đổi mới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!