Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình tiếp nhận và hoạt động phê bình văn học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quá trình tiếp nhận và hoạt động phê bình văn học
- Tiếp nhận văn học: là hoạt động “tiêu dùng”, thường thức, phê bình văn
học của độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau.
[Theo giáo trình LLVH – Bản chất và đặc trưng văn học – Trần Đình
Sử]
- Tiếp nhận văn học: là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ
của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ
thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan điểm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản
phẩm sau khi đọc.
[Theo thuật ngữ từ điển văn học]
Quá trình tiếp nhận văn học về đại thể cũng trải qua ba bước: Khởi đầu (khởi
điểm); diễn biến; kết thúc (hiệu quả).
1. Khởi đầu – khởi điểm:
1.1 Tầm đón nhận:
Đối với bất cứ loại tác phẩm văn học nào thì người đọc không bao giờ thụ động
mà luôn mang trong mình một tâm thế “tầm đón nhận” và tầm đón nhận của mỗi
người đều được hình thành bởi nhiều yếu tố tổng hợp thành: thực tiễn sống, giáo
dưỡng văn hóa, thế giới quan, nhân sinh quan, thái độ chính trị, khuynh hướng tình
cảm và hứng thú thẩm mỹ, nghề nghiệp, tuổi tác,… từ đó tạo nên hai phạm trù:
Tầm đón nhận cá nhân và tầm đón nhận tập thể.
1.2 Động cơ tiếp nhận:
- Muốn được hưởng thụ và bồi đắp những tình cảm thẩm mỹ: con người
muốn qua cách nhìn cao đẹp của nhà văn mở rộng và nâng cao thêm tâm hồn của
bản thân, hướng đến những cái cao đẹp hoàn thiện và biết rung động trước các
chân lý của thời đại.
- Muốn được mở mang trí tuệ: muốn qua tác phẩm văn học để hiểu biết thêm
về các quy luật của lịch sử, bản chất xã hội và các trạng thái đời sống của nhân
loại, cùng tri thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau…
- Muốn được bồi dưỡng thêm về tư tưởng, đạo đức, lý tưởng: Thông qua các
tác phẩm văn học tìm kiếm những triết lý nhân sinh đến các vấn đề đạo đức đời
thường để tìm ra một lối thoát trong cuộc sống bế tắc,…
- Muốn học hỏi kinh nghiệm: thường gắn liền với các nhà văn.
- Đọc để phân tích, nhận xét, đánh giá: mục đích chính của các nhà nghiên
cứu phê bình: cảm thụ, thưởng thức, mổ xẻ phân tích cấu trúc về hai mặt nội dung