Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Phần1 :Lời mở đầu
Phần 2 : Cơ sở lí luận chung
I - Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1-Khái niệm về FDI
2- Phân loại nguồn vốn FDI
3- Vai trò của nguồn vốn FDI
4- khái quát về nguồn vốn FDI tại Việt Nam
II - Thực trạng quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
1- Một số nét cơ bản trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
2- Quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
2.1- Khái quat chung về FDI của Nhật Bản tại Việt Nam
2.2-Cơ cấu thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam
2.3-Những nhân tố thúc đẩy thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
2.4-Những rào cản trong vấn đề thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
III – Các giải pháp nhằm thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
Phần 3 : Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI , kinh tế Việt Nam đã và đang
có những bước phát triển đáng kể;tham gia vào vòng quay của nền kinh tế toàn
cầu, đứng trước vận hội mới đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp hữu
hiệu để nắm bắt những cơ hội và đương đầu với những thách thức ,đưa con tàu
kinh tế Việt Nam vững vàng tiến ra biển lớn.
Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển tương đối ổn định lại có nhiều
lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang trở thành điểm
đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau đặc
biệt là hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mang lại
nhiều lợi ích cho cả phía nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư ; trên cơ sở đó hình
thành nên mối quan hệ quốc tế về kinh tế – văn hóa – chính trị.
Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn đó, để tìm hiểu vấn đề này một cách
sâu sắc và cụ thể, em chọn đề tài “Quá trình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt
nam “ bởi Nhật Bản là quốc gia có lượng vốn FDI khá lớn đầu tư vào nước ta
đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam về số
vốn thực hiện .
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo:Trần Thị Thạch Liên đã nhiệt tình
giúp đỡ em khi em thực hiện đề án này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do sự
hạn chế kinh nghiệm bản thân và thời gian tìm hiểu tương đối ngắn nên việc thực
hiện đề án không trách khỏi những sai sót; em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp cũng như việc chỉnh sửa, bổ sung của cô để bài viết của em hoàn thiện
hơn .
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I - Tổng quan về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1) Khái niệm về FDI ( FDI = Foreign Direct Investmen)
FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất
kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận
Nói cách khác : FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và cá nhân
hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO : FDI xảy ra khi một nhà đầu tư
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được 1 tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu
tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó
2) Phân loại nguồn vốn FDI theo hình thức đầu tư
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại nguồn vốn FDI như: phân loại
theo cơ cấu các ngành kinh tế , phân loại theo vùng địa lý, l•nh thổ... Tuy nhiên
phân loại theo hình thức đầu tư của nguồn là cách phân loại phổ biến nhất , bao
gồm các loại hình sau :
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh : Đây là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều
bên quy dịnh rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để
tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành
lập một pháp nhân kinh tế.
- Doanh nghiệp liên doanh : Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các
bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh
doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ vốn góp . Doanh nghiệp