Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình nhận thức của Đảng về đổi mới tổ chức toà án nhân dân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
10 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009
ThS. NguyÔn V¨n Khoa *
rong công cuộc đổi mới đất nước, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó
quyền con người ngày càng được tôn trọng,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công
tác cải cách tư pháp. Đổi mới tổ chức của toà
án là khâu trung tâm trong quá trình cải cách
tư pháp nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp
trong sạch vững mạnh, giữ nghiêm kỉ cương,
bảo vệ công lí và công bằng xã hội.
Bài viết sau đây trình bày khái quát quá
trình hình thành và phát triển nhận thức của
Đảng về đổi mới tổ chức toà án trong công
cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay.
1. Quá trình hình thành nhận thức của
Đảng về đổi mới tổ chức toà án
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng (12/1986) trong khi khởi xướng công
cuộc đổi mới toàn diện đã chủ trương đồng
thời tiến hành cải cách và hoàn thiện bộ máy
nhà nước, ở đó nền tư pháp là bộ phận cấu
thành. Đại hội khẳng định: “Để thiết lập cơ
chế quản lí mới, cần thực hiện một cuộc cải
cách về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà
nước theo phương hướng xây dựng và thực
hiện một cơ chế quản lí nhà nước thể hiện
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động ở các cấp”.
(1)
Đại hội VI tuy không trình bày riêng về
đổi mới tổ chức toà án nhưng vấn đề này
được thể hiện trong nội dung xây dựng pháp
luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Đại hội khẳng định: “Pháp luật phải
được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật. Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ
cương vị nào, đều phải sống và làm việc
theo pháp luật, gương mẫu trong trong việc
tôn trọng pháp luật. Không cho phép bất cứ
ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật.
Mọi vi phạm đều phải được xử lí. Bất cứ ai
phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật,
không được giữ lại để xử lí “nội bộ”. Không
làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình
pháp, quan thì xử theo “lễ”. Hiến pháp quy
định: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm
nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật”; Văn kiện Đại hội Đảng lần VI cũng đã
khẳng định: “Cấm bao che hành động phạm
pháp và người phạm pháp dưới bất cứ hình
thức nào. Phải dùng sức mạnh của pháp chế
xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư
luận quần chúng để đấu tranh chống những
hành vi phạm pháp. Các cấp uỷ đảng, từ trên
xuống dưới phải thường xuyên lãnh đạo công
tác pháp chế, tăng cường cán bộ có phẩm
chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế và
kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các cơ quan
pháp chế. Trong điều kiện Đảng cầm quyền,
mọi cán bộ, bất cứ cương vị nào, đều phải
sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu
T
* Giảng viên Khoa lí luận chính trị
Trường Đại học Luật Hà Nội