Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội của đảng bộ thành phố đà nẵng từ năm 1997 đến nay
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1301

Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội của đảng bộ thành phố đà nẵng từ năm 1997 đến nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CỦA ĐẢNG BỘ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vương Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Điểm

Lớp : 12SGC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS. Vương Thị Bích Thủy và chưa từng công bố trong bất kì

công trình nào khác.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 05 năm 2016

Tác giả

Trần Thị Điểm

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong

khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm và khoa

Mác-Lênin trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, đã

truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu cho em

trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành

cảm ơn TS. Vương Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, động

viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

này.

Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa

học, mặc dù có nhiều cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót,

em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy giáo, cô

giáo và các bạn!

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. UBND: Ủy ban nhân dân

2. THCS: Trung học cơ sở

3. THPT: Trung học phổ thông

4. BHYT: Bảo hiểm y tế

5. BHXH: Bảo hiểm xã hội

6. GRDP: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn

7. CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu............................................................2

4. Bố cục của đề tài..........................................................................................................3

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .....................................................................................3

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH

AN SINH XÃ HỘI CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................6

1.1. Khái quát về an sinh xã hội ......................................................................................6

1.1.1 Một số khái niệm ....................................................................................................6

1.1.1.1. Khái niệm chính sách xã hội; an sinh xã hội; chính s ách an sinh xã hội . .........6

1.1.1.2. Các bộ phận hợp thành chính sách an sinh xã hội ............................................12

1.1.2. Vai trò của chính sách an sinh xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở

nước ta ...........................................................................................................................14

1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về chính sách an sinh xã hội trong thời kỳ đổi

mới.................................................................................................................................15

1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội ..15

1.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về chính sách an sinh xã hội từ 1986 đến nay ....19

Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ 1997 ĐẾN NAY .........................................26

2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng ..........................................................................26

2.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng .....................................................................................26

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 –

2015 ...............................................................................................................................28

2.1.3. Giới thiệu về Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng ........................................................34

2.2. Vai trò của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách

an sinh xã hội.................................................................................................................36

2.2.1. Yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới ..................................36

2.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng về an sinh xã hội từ

1997 đến nay..................................................................................................................39

2.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Đà Nẵng về chính sách an

sinh xã hội......................................................................................................................43

2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong

việc thực hiện chính sách an sinh xã hội hiện nay ........................................................58

2.3.1. Những khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm đặt ra ...............................58

2.3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong

việc chỉ đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội thời gian tới ......................................60

KẾT LUẬN ..................................................................................................................65

PHỤ LỤC .....................................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

An sinh xã hội là nhu cầu của con người trong xã hội bên cạnh các nhu cầu về

đảm bảo chính trị, kinh tế… Với một phạm vi rất rộng và tác động đến đời sống hàng

ngày của mọi thành viên trong xã hội, an sinh xã hội đã trở thành “lưới an toàn” bảo vệ

cho cuộc sống của mỗi cá nhân. Vì thế, mỗi xã hội văn minh đều phấn đấu thực hiện

ngày càng tốt hơn để bảo vệ cho các thành viên của mình. Hầu hết các nước đều thực

hiện an sinh xã hội bằng cách xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp với

điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tế, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh và thừa nhận

rằng cuộc sống của con người trên trái đất dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, bất kỳ

xã hội nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống .

Những rủi ro bất hạnh, những khó khăn ngoài ý muốn đã làm cho một bộ phận dân cư

rơi vào tình cảnh “ yếu thế” trong xã hội. Để tiếp tục tồn tạ i và phát triển họ cần nhận

được sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội.

Qua 30 năm đổi mới, ở Việt Nam, phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc: sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu nhập bình quân

đầu người tăng… Sự phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và

đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực về

phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ

hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo những vấn đề xã hội phức tạp khác như: sự phân

hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp… Do đó vấn đề an sinh xã hội lại

càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong quá trình đổi mới đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ( tháng 6-1996 ) với việc đẩy mạnh toàn

diện công cuộc đổi mới, các vấn đề xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội

hóa đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và thành

phố Đà Nẵng nói riêng. Từ khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (

1997 ) đến nay, Đảng bộ Đà Nẵng đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi m ới của Đảng

phù hợp với thực tế yêu cầu phát triển của thành phố, tron g những năm từ 1997 –

2015, sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng có những chuyển biến mạnh mẽ,

đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.

2

Trong những năm qua, bên cạnh sự chăm lo của Đảng và Nhà nước đối

với chính sách an sinh xã hội cả nước, chính sách an sinh xã hội của thành phố Đà

Nẵng cũng được hình thành và phát triển. Quán triệt các chủ trương chính sách của

Đảng và Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, thời gian qua

Đảng bộ Đà Nẵng cùng chính quyền đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã quan tâm chỉ

đạo và triển khai thực hiện kịp thời, tích cực thực hiện nhiệm vụ phát riển kinh tế xã

hội địa phương. Từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Đà Nẵng, thành phố đã đạt

được nhiều thành tựu trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng

cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn còn tồn tại rất

nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề an sinh xã hội trong

việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như góp phần phát triển kinh tế

của đất nước, chúng tôi chọn vấn đề: “Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách

an sinh xã hội của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng từ 1997 đến nay” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội của

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay, đề tài góp phần làm rõ hơn vai trò

của Đảng bộ Đà Nẵng trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm

xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại. Từ đó đề xuất những giải

pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong

thời gian tới.

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

* Đối tượng

Đề tài nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện và chính sách an sinh xã hội của

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng.

* Phạm vi nghiên cứu

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội từ

1997 đến nay.

* Phương pháp nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!