Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quá trình anh xâm nhập ấn độ (1612 - 1805).
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
1003.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1719

Quá trình anh xâm nhập ấn độ (1612 - 1805).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐAỊ HOC̣ ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ SƢ PHAṂ

KHOA LỊCH SỬ

Đềtà

i:

QUÁ TRÌNH ANH XÂM NHẬP ẤN ĐỘ (1612 – 1805)

SVTH: Nguyễn Thị Huyền

Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. NguyễnVăn Sang

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -

1

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................................1

MỞ ĐẦU..................................................................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................................4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................6

3.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................6

4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................6

4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................................................................7

6. Đóng góp của đề tài ..............................................................................................................7

7. Bố cục của đề tài...................................................................................................................8

NỘI DUNG ..............................................................................................................................9

Chương 1:.................................................................................................................................9

ẤN ĐỘ TRƯỚC SỰ XÂM NHẬP CỦA THỰC DÂN ANH.....................................................9

1.1. Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhập............................................................................9

1.1.1. Tình trạng cát cứ ở Ấn Độ ..............................................................................................9

1.1.2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Ấn Độ...........................................................10

1.1.3. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ ..........................................................14

1.2. Các nhân tố tác động đến quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ ................................................17

1.2.1. Vị trí của Ấn Độ trong hoạt động thương mại thế giới....................................................17

1.2.2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ..............................................................................19

1.2.3. Cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp Anh.........................................................21

1.2.4. Nhu cầu thị trường và nguyên liệu .................................................................................23

1.2.5. Chiến tranh kế vị Áo Hoàng (1740 - 1748) và cuộc chiến tranh Bảy năm (1758 -

1763)......................................................................................................................................25

1.2.6. Sự ra đời của công ty Đông Ấn và chính sách của chính phủ Anh ..................................27

Chương 2:...............................................................................................................................29

QUÁ TRÌNH ANH XÂM NHẬP ẤN ĐỘ (1612 - 1805).........................................................29

2.1. Từ năm 1612 đến năm 1763 .............................................................................................29

2.1.1. Lập thương điếm và hệ thống pháo đài ..........................................................................29

2.1.2. Hoạt động của công ty Đông Ấn Anh ............................................................................31

2

2

2.1.3. Đàn áp các tiểu quốc chống đối .....................................................................................33

2.1.4. Tiến hành chiến tranh Anh - Pháp..................................................................................35

2.2.Từ năm 1763 đến năm 1805 ..............................................................................................38

2.2.1. Đàn áp các tiểu quốc chống đối .....................................................................................38

2.2.2. Thi hành chính sách và xây dựng bộ máy thực dân ........................................................41

2.2.3. Kí thỏa ước với các tiểu quốc để độc chiếm Ấn Độ........................................................44

Chương 3:...............................................................................................................................48

MỘT VÀI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH ANH XÂM NHẬP ẤN ĐỘ (1612 -

1805)......................................................................................................................................48

3.1.Đặc điểm của quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ ...................................................................48

3.1.1. Công ty Đông Ấn giữ vai trò độc quyền.........................................................................48

3.1.2. Thương mại trở thành mục tiêu chủ yếu.........................................................................51

3.1.3. Xâm nhập mềm dẻo, linh hoạt .......................................................................................53

3.2.Tác động của quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ ...................................................................56

3.2.1. Đối với nước Anh..........................................................................................................56

3.2.1.1. Thu nguồn lợi nhuận lớn.............................................................................................56

3.2.1.2. Tăng cường vị thế nước Anh.......................................................................................59

3.2.2. Đối với Ấn Độ...............................................................................................................61

3.2.2.1. Về chính trị - xã hội....................................................................................................61

3.2.2.2. Về kinh tế...................................................................................................................64

3.2.2.3. Về văn hóa - giáo dục .................................................................................................66

3.2.3. Tác động đối với quan hệ quốc tế ..................................................................................68

KẾT LUẬN ............................................................................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................72

Phụ lục: ..................................................................................................................................75

3

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình phát triển của nhân loại, chủ nghĩa thực dân là một “vết

nhơ” của chủ nghĩa tư bản khi chính nó đã gây ra một giai đoạn đầy bi thương

đối với nhân dân các thuộc địa trên thế giới. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, chủ

nghĩa đế quốc thực dân đã tiến hành những cuộc xâm lược tàn bạo ở các nước

châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Trong suốt mấy thế kỉ ấy, chủ nghĩa

thực dân đã biến các thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân

công rẻ mạt, thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa và hậu phương chiến lược

của chúng: “Sau những phát kiến địa lí, châu Âu tư bản đã choáng ngợp trước

những cảnh tượng mới bày ra trước mắt mình. Phương Đông xa xôi, cổ kính đầy

huyền bí và giàu có, vô cùng hấp dẫn đã lấp ló hiện ra bên kia bờ đại dương.

Biển cả mêng mông không thể ngăn cản bàn tay thèm khát của các nhà tư bản

non trẻ với tới được miền đất xa lạ ấy” [12, tr.65]. Trong hoàn cảnh đó, dưới

những con mắt thèm thuồng của các nhà tư bản, vì thế Ấn Độ đã hiện ra như một

vùng đất lí tưởng.Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâu người

ta hằng mong ước.Vì thế, Ấn Độ đứng trước sự đe dọa nghiêm trọng, là trung

tâm của sự tranh chấp giữa các đối thủ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp nhằm

độc chiếm Ấn Độ.

Trong các cường quốc phương Tây xâm nhập Ấn Độ, nước Anh vào thời

điểm bấy giờ là cường quốc hàng đầu. Với lợi thế xuất phát điểm là “công xưởng

của thế giới”, tư bản Anh đã đẩy mạnh công cuộc xâm lược, thu phục một diện

tích thuộc địa rất lớn nhằm hướng đến mục tiêu: “Mặt trời không bao giờ lặn trên

đế quốc”. Thời kì đầu, Anh cũng thông qua hoạt động buôn bán để từng bước

xâm nhập vào Ấn Độ. Sau khi dần gạt bỏ các đối thủ của mình và lợi dụng sự suy

yếu của Ấn Độ, Anh tiến hành đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập và bước

đầuxâm chiếm tiến đến độc chiếm Ấn Độ: “Miếng mồi khổng lồ, thơm ngon đầy

hương vị Á Đông dã nằm gọn trong bụng sói. Giờ đây con thú dữ bắt đầu nghĩ

đến chuyện tiêu hóa miếng mồi đó” [12, tr.72].Vì vậy, đến năm 1805, phần lớn

4

4

lãnh thổ Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm chiếm và đặt ách cai trị. Tình hình ấy đã

để lại những di chứng lâu dài cho Ấn Độ.

Với những hệ quả mà chủ nghĩa thực dân mang lại, nghiên cứu quá trình

xâm nhập của thực dân Anh đối với đất nước Ấn Độ, một mặt giúp ta hiểu sâu

sắc hơn về phương thức, thủ đoạn bành trướng của thực dân Anh ở Ấn Độ. Bước

đầu xâm nhập làm cơ sở dẫn đến những biến đổi về kinh tế, chính trị - xã hội, văn

hóa và giáo dục của Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ đã có mới quan hệ

mật thiết với nhau từ nghìn năm nay, cũng bị thực dân phương Tây xâm lược,

thống trị. Vì vậy, nghiên cứu quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ giúp

chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hai nước, cảm thông với những khó

khăn hiện nay mà hai dân tộc phải đối mặt với di chứng của thực dân để lại.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Quá trình Anh xâm

nhập Ấn Độ (1612 - 1805) làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ quá khứ đến hiện tại, Ấn Độ luôn có một vị trí quan trọng trong tiến

trình phát triển của lịch sử nhân loại. Chính vì thế, Ấn Độ là một một kho tàng bí

ẩn, là một đề tài vô cùng hấp dẫn, lí thú và đang được các nhà nghiên cứu tìm

hiểu, khám phá, trong đó có nghiên cứu lịch sử Ấn Độ buổi đầu thời cận đại.

Nghiên cứu về Ấn Độ buổi đầu thời cận đại, đặc biệt là quá trình Anh xâm nhập

Ấn Độ có các công trình nghiên cứu cơ bản sau:

- Các công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử Ấn Độ: Đầu tiên phải kể

đến tác phẩm Lịch sử Ấn Độ của Vũ Dương Ninh (chủ biên). Tác phẩm là công

trình chuyên khảo viết về lịch sử đất nước Ấn Độ từ thời khởi thủy đến thế kỉ

XX. Bên cạnh đó, nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ còn được đề cập đến trong các

công trình: Các nước Nam Á của nhà xuất bản Sự thật, Ấn Độ qua các thời đại

của Nguyễn Thừa Hỷ… Kết quả của các công trình được nêu ở trên đã trình bày

lịch sử phát triển của Ấn Độ theo hệ thống cắt lát hoặc tiến trình theo hình thức

thông sử. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu trên chưa coi

quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ là đối tượng nghiên cứu chính. Mặc dù

vậy, những sử liệu được đề cập trong các công trình là cơ sở quan trọng để đề tài

5

5

nghiên cứu về quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ một cách hoàn thiện và

hệ thống.

- Các công trình nghiên cứu về quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ:

Một trong những công trình nghiên cứu được các học giả quan tâm khi nghiên

cứu về quá trình các nước thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ là tác phẩm Ấn

Độ hôm nay và ngày mai (bản dịch tiếng Việt) của R.Panmơđớt từng là phó chủ

tịch Đảng cộng sản Anh là công trình nghiên cứu quý báu về lịch sử Ấn Độ.

Trong tác phẩm này, ông đã nghiên cứu tương đối sâu về quá trình xâm nhập của

thực dân phương Tây vào Ấn Độ và nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Tác phẩm cũng đã nhấn mạnh đến sự biến đổi của xã hội thuộc địa Ấn Độ. Tiếp

đến, công trình Bán đảo Ấn Độ (từ đầu thế kỉ XVI đến năm 1857) của Phạm Cao

Dương cũng đã nghiên cứu về “cuộc giao tiếp với Tây phương” của Ấn Độ cũng

như những biến đổi trong xã hội Ấn Độ thời kì thuộc địa. Tác phẩm Bán đảo Ấn

Độ từ 1857 đến 1947 là công trình đề cập khá sâu sắc sự biến đổi xã hội của Ấn

Đô dưới thời thuộc địa và các phong trào quốc gia Ấn Độ và sự đấu tranh giành

độc lập của nhân dân Ấn Độ cũng như sự trao trả độc lập cho Ấn Độ của thực

dân Anh. K.Marx, người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, ngay từ năm

1853 đã có những bài viết đăng trên báo “Diễn đàn hàng ngày của New York”,

nghiên cứu về Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ,.... trong các bài viết, Mác đã nêu

lên những hành động mang tính chất thực dân của công ty Đông Ấn Anh trong

giai đoạn đầu của nền thống trị thực dân.

Các công trình nghiên cứu về Ấn Độ ngày càng phong phú, góp phần bổ

sung, hoàn thiện bức tranh lịch sử Ấn Độ qua các thời kì. Tuy nhiên, những công

trình tiếp cận được các tác giả đều chưa coi quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ là

đối tượng nghiên cứu chính nên vấn đề này chưa được phản ánh đúng mức.

Trong khi đó, quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ đã để lại cho Ấn Độ nói riêng và

các nước thuộc địa nói chung những bài học sâu sắc, đồng thời những hậu quả

mà chủ nghĩa thực dân đã để lại cho các nước thuộc địa trong lịch sử và ngày

nay. Mặc dù vậy, nhưng những nguồn sử liệu trước đó là cơ sở, là tiền đề quan

trọng để đề tài kế thừa, phát triển trong quá trình nghiên cứu

6

6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ, chúng tôi hướng đến

các mục đích sau:

- Thứ nhất: Làm rõ cơ sở tác động đến sự xâm nhập của thực dân Anh vào

Ấn Độ bao gồm các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ trước

khi thực dân Anh xâm lược, các yếu tố nội tại của nước Anh và quốc tế tác động

đến Anh xâm nhập Ấn Độ.

- Thứ hai: Nghiên cứu quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm

1612 đến năm 1805.

- Thứ ba: Đánh giá đặc điểm, tác động mà quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ

đối với Ấn Độ, Anh và quan hệ quốc tế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thứ nhất: Nghiên cứu tình hình Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhập

cũng như các nhân tố tác động Anh xâm nhập Ấn Độ.

- Thứ hai: Phân tích quá trình xâm nhập Ấn Độ của thực dân Anh qua các

giai đoạn trên phương diện chính trị, kinh tế, quân sự.

- Thứ ba: Trên cơ sở phân tích quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ để đánh

giá đặc điểm, tác động của quá trình xâm nhập của thực dân Anh vào Ấn Độ.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Xét ở phương diện tổng thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình

Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm 1612 đến năm 1805. Bên cạnh đó đề tài còn nghiên

cứu tình hình Ấn Độ trước khi thực dân phương Tây xâm lược cũng như các

nhân tố tác động dẫn đến quá trình Anh xâm nhập vào Ấn Độ và đặc điểm, của

quá trình này để từ đó góp phần làm rõ đối tượng nghiên cứu chính.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm 1612

đến năm 1805. Nghiên cứu trong khoảng thời gian đó, đề tài tiếp cận quá

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!