Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quả mướp đắng trị đái tháo đường potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Quả mướp đắng trị đái tháo đường
Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở
nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được nấu với tôm,
hấp với thịt, xào hoặc kho với cá. Đặc biệt quả mướp đắng dùng ăn sống là phương pháp
tốt để tận dụng nguồn vitamin C khá phong phú cùng với nhiều loại acid amin cần thiết
cho cơ thể con người. Quả mướp đắng, khi còn xanh, chứa 188mg vitamin C trong 100g
phần ăn được. Nếu để chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Quả có kích thước nhỏ có
hàm lượng vitamin C còn cao hơn quả to. Bảo quản ở nhiệt độ lạnh, có thể để được 4
tuần lễ vẫn không ảnh hưởng đến hàm lượng của loại vitamin này. Quả mướp đắng non
cắt khoanh, đem phơi nắng, mất 80% vitamin C; khi nấu, quả cũng mất đi khoảng 40%
vitamin C. Nếu ăn sống sẽ giữ được lượng vitamin C.
Về mặt y học, quả mướp đắng có tên thuốc là khổ qua, chỉ được dùng lúc vỏ quả còn
xanh hoặc hơi vàng. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc có tác dụng bổ dưỡng,
thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, giảm đau, trừ độc, rất tốt cho những
trường hợp ăn khó tiêu, bụng đầy ách, làm việc quá sức, mệt mỏi, mất nước nhiều. Nhân
dân các tỉnh phía Nam rất ưa dùng quả mướp đắng để ăn sống hoặc nhồi thịt băm, đem
hấp chín với tác dụng bổ mát, chống viêm nhiệt. Mướp đắng 1-2 quả, băm nhỏ, nấu với
400 ml nước còn 100 ml nước, uống làm hai lần trong ngày để chữa ho. Dùng ngoài,
mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da để trừ rôm sảy ở trẻ
nhỏ. Nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày chữa chốc đầu.
Đặc biệt dựa vào kinh nghiệm dân gian của các nước Ấn Độ, Philipin, Braxin, các nhà
khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong
đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều
trị bệnh đái tháo đường. Do đó, họ đã ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu vào việc
đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này. Dạng dùng thông thường là lấy quả mướp đắng còn
xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau
bữa ăn với nước.
Chú ý: Nếu dưới dạng trà khổ qua thì các đợt dùng quả và trà nên cách nhau, một số nhà
khoa học cho rằng chất glucosid momodicin trong quả mướp đắng gây cảm giác “nghiện”
cho người dùng.
DS.Hữu Bảo
Mướp đắng - vị thuốc quí
Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa
(Mường)...
Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc.
Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm
stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin
và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.