Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Qtcl_Nhóm 2_Vinamilk.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH
NGHIỆP VINAMILK ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN
NHÓM 2
GVHD: Lâm Hoàng Phương
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2023
DANH SÁCH NHÓM 2
Họ và tên MSSV Công việc
Mức độ
hoàn
thành
Trần Nguyễn Bảo Ngọc
(Nhóm trưởng)
20132205474
Tổng hợp và chỉnh sửa nội
dung
Làm pp chương 2, 3, 4
Làm nội dung chương 1, 2.3,
2,5, chương 3
16,6%
Đào Thị Hoàng Anh 2013204751
Làm nội dung chương 3
Thuyết trình
16,6%
Phan Thị Tuyền 2013201649
Làm nội dung 2.4
Thuyết trình
16,6%
Phạm Văn Hồng Sơn 2013200816
Làm nội dung 2.2
Thuyết trình
16,6%
Đặng Kim Như Ý 2013202610
Làm nội dung 2.3
Làm pp chương 1
Thuyết trình
16,6%
Trần Đình Long Vũ 20132205407
Làm nội dung 2.1
Thuyết trình
16,6%
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAMILK..............................................6
1.1. Đôi nét về Công ty Sữa Vinamilk..........................................................................6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................6
Thời kỳ bao cấp (1976 – 1986)...............................................................................6
Thời kỳ Đổi Mới (1986 – 2003).............................................................................7
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003 – Nay).......................................................................7
1.3. Văn hóa tổ chức......................................................................................................9
Tầm nhìn.................................................................................................................9
Sứ mệnh..................................................................................................................9
Giá trị cốt lõi...........................................................................................................9
Triết lý kinh doanh................................................................................................10
Sơ đồ tổ chức........................................................................................................10
Cơ sở vật chất........................................................................................................13
1.4. Các lĩnh vực kinh doanh chính.............................................................................14
1.5. Khách hàng mục tiêu............................................................................................16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ..............................................................................................18
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô..................................................................................18
2.1.1. Yếu tố môi trường.......................................................................................18
2.1.2. Yếu tố kinh tế..............................................................................................18
2.1.3. Yếu tố chính trị, pháp lý.............................................................................20
2.1.4. Yếu tố văn hóa và xã hội.............................................................................21
2.1.5. Yếu tố công nghệ........................................................................................22
2.2. Phân tích môi trường vi mô..................................................................................24
2.2.1. Phân tích khách hàng..................................................................................24
2.2.2. Phân tích nhà cung cấp...............................................................................26
2.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh........................................................................30
2.2.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế........................32
2.3. Phân tích môi trường nội bộ.................................................................................33
2.3.1. Nguồn nhân lực...........................................................................................33
2.3.2. Khả năng tài chính......................................................................................34
2.3.3. Khả năng nghiên cứu và phát triển.............................................................36
2.3.4. Hoạt động Marketing..................................................................................37
2.3.5. Văn hóa tổ chức..........................................................................................42
2.3.6. Năng lực sản xuất........................................................................................44
2.4. Phân tích SWOT...................................................................................................46
2.4.1. Strength (Điểm mạnh).................................................................................47
2.4.2. Weak (Điểm yếu)........................................................................................50
2.4.3. Opportunities (Cơ hội)................................................................................51
2.4.4. Threat (Đe dọa)...........................................................................................53
2.5. Phân tích chuỗi giá trị...........................................................................................53
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC MÀ CÔNG TY VINAMILK ĐÃ
VÀ ĐANG TRIỂN KHAI................................................................................................56
3.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Vinamilk....................................................56
3.2. Phân tích các chiến lược kinh doanh của Vinamilk.............................................56
3.2.1. Chiến lược phát triển thị trường của Vinamilk...........................................56
3.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm..................................................................59
3.2.3. Chiến lược hội nhập....................................................................................59
3.2.4. Chiến lược đa dạng hóa...............................................................................63
3.2.5. Chiến lược thanh lý.....................................................................................67
3.2.6. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk "tập trung vào sự khác biệt"............70
3.2.7. Chiến lược tập trung vào thị trường ngách.................................................71
3.2.8. Chiến lược môi trường làm việc lý tưởng của Vinamilk............................72
3.2.9. Chiến lược kinh doanh của Vinamilk tập trung vào chất lượng sản phẩm.78
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT.....................................................79
4.1. Các dự án trọng điểm và định hướng phát triển nhiệm kỳ 2022 - 2026...............79
4.2. Nhận xét...............................................................................................................81
4.3. Đề xuất.................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................83
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAMILK
1.1. Đôi nét về Công ty Sữa Vinamilk
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và
trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh
75% thị phần sữa tại Việt Nam
Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
Tên tiếng Anh Vietnam Dairy Products Joint Stock Company
Tên viết tắt Vinamilk
Vốn điều lệ 12.006.621.930.000 đồng
Trụ sở chính 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
Điện thoại (84-8) 54 155 555
Fax (84-8) 54 161 223
Email [email protected]
Website https://www.vinamilk.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp và mã số thuế
0300588569
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thời kỳ bao cấp (1976 – 1986)
- Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty
Sữa Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam, sau khi
chính phủ quốc hữu hóa ba nhà máy sữa: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy
Foremost Dairies Vietnam S.A.R.L hoạt động từ 1965), Nhà máy Sữa Trường Thọ (tiền
thân là nhà máy Cosuvina do Hoa kiều thành lập 1972) và Nhà máy Sữa bột Dielac (đang
xây dựng dang dở thuộc Nestle)
- Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp
thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí
nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
Nhà máy bánh kẹo Lubico.
Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)
Thời kỳ Đổi Mới (1986 – 2003)
- Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên
sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa
ở Hà Nội để phát triển thị trường tại Bắc Bộ, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà
máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu
cầu thị trường Bắc Bộ.
- Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập
thành công vào thị trường Trung Bộ.
- Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc,
Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng
sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận
có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003 – Nay)
- Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã
giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM. Cũng trong năm 2003, công ty khánh
thành nhà máy sữa ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2004: Mua lại Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty
lên 1,590 tỷ đồng.
- Năm 2005:
Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình
Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa
Nghệ An vào ngày 30 tháng 6 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa
Lò, tỉnh Nghệ An.
Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh
mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
- Năm 2006:
Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
19 tháng 1 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn
Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
Mở Phòng khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006.
Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử.
Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn
nhi khoa và khám sức khỏe.
Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua lại trang trại Bò sữa
Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006 - một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng
1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua lại.
Ngày 20 tháng 8 năm 2006. Vinamilk đổi Logo thương hiệu của công ty
- Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Vinamilk bắt đầu sử dụng
khẩu hiệu "Cuộc sống tươi đẹp" cho công ty
- Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại
nuôi bò sữa tại Nghệ An, và Tuyên Quang. Đồng thời thay khẩu hiệu từ "Cuộc sống tươi
đẹp" sang "Niềm tin Việt Nam"
- Năm 2010: Thay khẩu hiệu từ "Niềm tin Việt Nam" sang "Vươn cao Việt Nam" và
sử dụng đến nay.
- Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng
vốn đầu tư là 220 triệu USD. Thành lập Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.